Đánh giá tác động của ô nhiễm kênh Rạch Bà Rạch Dừa đến hệ sinh thái ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

    Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác đông đến các loại động thực vật, mà môi trường sống và sự phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng… đó là các loại thưc vật ven mép nước, vựa sông rạch, cây trồng nông nghiệp như lúa, rau muống, sen, súng, cói, cây rừng ngập mặn và các loài động thực vật thủy sinh, gồm vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động vật đáy và các loài thủy sản như tôm, cá, và các loại khác. Các chất thải từ dầu khí được xử lý tại công ty TNHH Sông Xanh, tuy nhiên do vốn đầu tư thấp, chủ yếu là dây chuyền công nghệ do đại học Bách Khoa TP HCM chế tạo, nên chỉ một phần chất thải dầu khí được xử lý, phần còn lại chưa có khả năng xử lý, được lưu giữ tạm thời tại những nơi không đảm bảo các yêu cầu về môi trường.

    Hình 1. Sơ Đồ Hệ Hô Hấp Người
    Hình 1. Sơ Đồ Hệ Hô Hấp Người

    Phương pháp nghiên cứu

      Qua thực tế tìm hiểu về khu vực kênh và tham khảo thông tin các báo cáo, các bài viết về ô nhiễm kênh trên báo đài, internet, mô tả hiện trạng kênh, tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm kênh, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm kênh. Tổng chi phí = (chi phí chữa bệnh trung bình ngày /người * số ngày bệnh * số người) + (tiền lương trung bình ngày/người * tổng số ngày không thể lao động do bệnh) + (tiền lương trung bình ngày/người * tổng số ngày thân nhân chăm sóc bệnh nhân).

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

      Mô tả hiện tượng trong khu vực 1. Hiện trạng ô nhiễm nước kênh

        Dòng kênh có đủ thứ màu, thường thì màu đen, nhưng những khi các công ty dệt nhuộm ở đây xả thải, người ta còn thấy nước kênh màu đỏ, màu xanh…lẫn các chất thải rắn, dầu khoáng từ quy trình sản xuất, cộng với mùi tanh của các cơ sở sản xuất thủy hải sản, các hộ nuôi heo ở đầu nguồn và cả nước thải của Thành Phố trong những năm gần đây, do hệ thống cống thoát nước ở hạ lưu bị hỏng. Nguồn tin: Sở Tài nguyên Môi trường Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải, từ các ống xả thải của công ty này ta thấy: hàm lượng chất hữu cơ (BOD5, COD), hàm lượng chất dinh dưỡng (N – NH4 ), hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng coliform đều vượt giới hạn TCVN 5945:1995 (loại B) cho phép nhiều lần. Với tác hại như thế của rác thải, nhưng qua thực tế điều tra 70 hộ, chỉ có 44 hộ có đăng kí thu gom rác mỗi ngày, số hộ còn lại trực tiếp xả rác xuống kênh, hầu hết các hộ này là những hộ sống gần bờ kênh, do ý thức các hộ này còn quá kém, đa số họ nghĩ rằng: “dòng kênh vốn lúc nào cũng lập lờ rác rưởi theo dòng nước ở hai bờ kênh, trên thượng nguồn đổ xuống, nên họ đổ thêm xuống cũng chẳng sao”,.

        Như vậy, một lưu lượng nước thải sinh hoạt khá lớn khoảng 15000m3/ ngày đêm (theo phòng quản lý đô thị UBND phường) của TP, cùng với rác thải dọc bờ kênh, chảy theo dòng nước qua các cống đổ vào kênh Rạch Bà (cùng với một khối lượng nước thải của các cơ sở sản xuất trong khu vực đã nghiên cứu trên). Vì thế khi thủy triều xuống, chỉ 1/2 số lượng nước thải được đổ ra biển, số còn lại bị ứ đọng ngày qua ngày, khiến dòng kênh càng thêm bốc mùi hôi dữ dội, có khi nắp cống nghẹt toàn bộ nước thải không thoát được, đổ tràn ra 2 bên bờ kênh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống dân cư gần đó.

        Bảng 6. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Đô Thị TPVT Khu Vực  Cầu Rạch Bà
        Bảng 6. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Đô Thị TPVT Khu Vực Cầu Rạch Bà

        Xác định tổn hại do ô nhiễm kênh gây ra 1. Đối với sức khỏe dân cư trong khu vực

          Theo khảo sát và thăm dò thì các bệnh mắc phải ở đây không phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi các bệnh trong quá khứ, chủ yếu là các bệnh có liên quan đến nguồn nước và bầu không khí ô nhiễm ở kênh trong những năm gần đây, và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Để đơn giản, trong phần nghiên cứu của đề tài, loại bỏ các trường hợp bệnh đã có và trường hợp ô nhiễm cũng có tác động nhưng không đáng kể (ví dụ: người bị viêm phổi nặng do hút thuốc cộng với ô nhiễm, nhưng ô nhiễm có tác động không đáng kể, trường hợp sẽ được loại bỏ và không được tính như một loại bệnh do ô nhiễm kênh gây ra.). Hầu hết tất cả các hộ được điều tra điều có ít nhất một người bị bệnh và chỉ uống thuốc và nghỉ ngơi trong vài ngày là khỏi bệnh, nhưng đối với những người này thì bệnh phát sinh thường xuyên, đa số họ nghỉ làm rất ít nhưng phải mua thuốc điều trị là nhiều.

          Theo nguồn tin điều tra, trước đây có rất nhiều lưới giăng và thuyền nhỏ đánh bắt cá ở lưu vực kênh, vì mỗi khi thủy triều dâng lên lượng cá ngoài biển tràn vào rất nhiều, cộng với điều kiện của lưu vực kênh lúc chưa ô nhiễm rất tốt, nên lượng cá ở đây khá dồi dào. Nghiên cứu đã sử dụng thị trường để đánh giá sử ảnh hưởng của ô nhiễm nước kênh đối với 3 trường hợp trên giá trị tổn hại tối thiểu là: 925.376.390 đồng, thực tế giá trị này còn lớn hơn rất nhiều, vì thế rất cần những nghiên cứu có tính chất như thế này vì kết quả của nó có thể làm cơ sở để tính toán những lợi ích, chi phí có liên quan trong việc giảm thiểu ô nhiễm nước.

          Bảng 11. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân Một hộ trong Năm Khoản
          Bảng 11. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân Một hộ trong Năm Khoản

          Mức độ hiểu biết về ô nhiễm của người dân

            Bên cạnh đó, khi giá trị ô nhiễm kênh gây thiệt hại được biểu hiện bằng giá cụ thể, mọi người thấy được mức độ cụ thể này sẽ có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn vệ sinh kênh rạch. Nguồn tin: Kết quả điều tra Khi được hỏi, “Ông Bà sẵn lòng chi bao nhiêu để có một môi trường tốt hơn?”, 75,7% số hô điều trả lời: “nếu môi trường được cải thiện, họ chấp nhận chi bao nhiêu cũng được”. Thực tế, đa số người dân ở khu vực kênh điều nhận biết được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tác động mạnh mẽ như thế nào, vì họ đã trực tiếp chịu ảnh hưởng từ con kênh ô nhiễm, thiệt hại về sức khỏe và giá trị tài sản của nó mang lại là không nhỏ.

            Lý giải điều này một cách chính xác là rất khó, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thể nhận thấy rằng: việc vứt rác, thải chất bẩn xuống kênh gần như là thói quen của những người sống quanh môi trường kênh rạch do trình độ nhận thức kém, bên cạnh đó thiếu một hệ thống giáo dục có hiệu quả; việc xả thải chưa qua hệ thống xử lý của các cơ sở kinh doanh vì một mục tiêu lợi nhuận trước mắt và thiếu một hệ thống quản lý chặt chẽ; v.v. Trong phần nghiên cứu này, đề tài nêu lên một số yếu tố tác động đến mức độ hiểu biết của người dân, từ cơ sở này để đưa ra các giải pháp hợp lý phù hợp với thực trạng của người dân, nhằm giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước kênh, hướng tới sự phát triển bền vững.

            Bảng 16. Tỷ Lệ Thu Nhập Những Người Được Hỏi trong Khu Vực
            Bảng 16. Tỷ Lệ Thu Nhập Những Người Được Hỏi trong Khu Vực

            Giải pháp cho việc giảm thiểu ô nhiễm kênh 1. Những giải pháp cấp bách hiện nay

              Nhận định sự ô nhiễm kênh chủ yếu do nước thải của các hoạt động công nghiệp thì việc ngăn ngừa ô nhiễm cho dòng kênh chính là phải giải quyết xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm từ các đơn vị công nghiệp xả thải ra các kênh rạch bằng cách buộc các cơ sở này phải ngưng hoạt động, chờ xây dụng hệ thống xử lý nước thải, hay di dời đến một nơi phù hợp hơn. Đẩy mạnh các hoạt động và đa dạng hóa các hình thức kỷ niệm ngày môi trường thế giới 5/6 hằng năm, tuần lễ Quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường kết hợp diễu hành, chiến dịch trồng cây xanh, ruộng vườn ao chuồng, chiến dịch làm sạch thế giới, ngày trái đất. Nguồn tin: Nguyễn Đức Khiển, 2001 Giáo dục cho cộng đồng là nâng cao nhận thức về môi trường cho quần chúng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn ngắn hạn, các hoạt động văn hóa truyền thông và các cuộc vận động quần chúng rộng rãi.

              Quỹ môi trường dùng cho nghiên cứu ban đầu sự cố môi trường, xây dựng các công trình xử ký chất thải công cộng, hổ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phổ biến tuyên truyền về ngăn ngừa ô nhiễm, phổ biến tuyên truyền về ngăn ngừa ô nhiễm ở các cơ sở công nghiệp. Ý thức sinh hoạt cộng đồng, cung cách sinh hoạt của người dân còn kém, các giải pháp kỹ thuật cần chú ý đến các điều kiện này để đề xuất các biện pháp thực hiện, cũng như biện pháp quản lý sau này, sao cho hữu hiệu, khả thi, tránh tình trạng hệ thống hoạt động không hiệu quả do bị tác động bởi các yếu tố này.

              Hình 22. Sơ Đồ Ba Mục Tiêu của Giáo Dục Môi Trường
              Hình 22. Sơ Đồ Ba Mục Tiêu của Giáo Dục Môi Trường