MỤC LỤC
- Các đặc điểm dân số xã hội học như tuổi, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, học vấn, tình trạng hôn nhân. - Tiền sử sinh sản bao gồm đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt, các yếu tố liên quan đến thai kỳ như số lần sinh, thời gian vô sinh trước đó, sẩy thai tự nhiên hay phá thai, tuổi có thai lần đầu hay sinh lần đầu.
Các vị trí ít gặp hơn như ngoài phúc mạc bao gồm phổi, màng phổi, da, sẹo mổ đẻ cũ, trực tràng, ruột thừa, ruột, bàng quang, niệu quản, tầng sinh môn [103]. Việc chẩn đoán xác định LNMTC được quyết định bằng giải phẫu bệnh lý, nhưng về mặt chẩn đoán lâm sàng thì nội soi hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng [12].
Hệ thống phân loại này (đã được sửa đổi) dựa trên bề rộng, chiều sâu các tổn thương LNMTC ở phúc mạc, buồng trứng, túi cùng sau, cùng với mức độ dính mà LNMTC gây ra ở buồng trứng và hai vòi tử cung [103]. Do giá trị tiên lượng đáp ứng điều trị của hệ thống phân độ AFS đã được sửa đổi không cao, một số hệ thống tính điểm khác phục vụ cho việc tiên lượng kết quả điều trị, đặc biệt là tỷ lệ mang thai sau điều trị như chỉ số sinh sản ở bệnh nhân LNMTC (Endometriosis Fertility Index-EFI) đã được đề xuất.
- Thuốc đối vận GnRH (Cetrorilix, Ganirelix): Các nghiên cứu lâm sàng ban đầu cho thấy thuốc này an toàn, hiệu quả trong điều trị LNMTC nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi khuyến cáo sử dụng chúng trên lâm sàng. Những dữ liệu gần đây cho thấy mật độ chất khoáng của xương cột sống mất trung bình 4,6% sau 6 tháng điều trị và sẽ được phục hồi tiến triển ở mức trung bình là 2,6% so với khi bắt đầu điều trị vào 6 tháng sau khi ngưng điều trị.
Tuy nhiên phẫu thuật nội soi (PTNS) thường được chỉ định hơn so với phẫu thuật hở vì PTNS ít gây tổn thương mô, ít phơi nhiễm với vật lạ, tầm quan sát được cải thiện, ít gây dính hơn và tỉ lệ biến chứng ít hơn. Không có sự khác nhau về thời gian phẫu thuật trung bình, lượng máu mất, thời gian hậu phẫu, biến chứng và tỉ lệ chuyển sang mổ hở giữa nhóm bóc u trong phúc mạc (n=32) với nhóm chọc hút rồi đốt mặt trong nang bằng dao điện lưỡng cực.
Hornstein và cs đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng đa trung tâm gồm 109 bệnh nhân lạc nội mạc tử cung nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp phối hợp chất đồng vận GnRH (nafarelin) sau phẫu thuật nội soi so với giả dược (thời gian điều trị 6 tháng sau phẫu thuật nội soi). Kết quả cho thấy sử dụng triptoreline mỗi 6 tuần sau phẫu thuật bảo tồn LNMTC mức độ III và IV hiệu quả hơn danazol về mặt khống chế triệu chứng, sự chấp nhận và hài lòng của bệnh nhân, duy trì tình trạng giảm estrogen và ức chế tuyến yên và tình trạng vùng chậu sau phẫu thuật [127].
Khi mục tiêu cơ bản của điều trị ngoại khoa là giảm đau và có thai không phải là mục tiêu ban đầu thì điều trị nội khoa sau phẫu thuật có thể có giá trị, đặc biệt đối với những tổn thương rộng và những tổn thương không thể cắt bỏ hoàn toàn. Người ta còn có xu hướng quan tâm đến các loại thuốc như ức chế men thơm hóa, điều chỉnh miễn dịch, kháng tạo mạch… Nhiều bài báo được xuất bản ở Mỹ cho thấy phương pháp điều trị phẫu thuật bảo tồn và điều trị nội khoa đều mang lại kết quả tích cực ngang nhau [15], [29], [125].
Trịnh Hồng Hạnh (2008), nghiên cứu hiệu quả phẫu thuật nội soi điều trị lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng có dính tạng trong ổ bụng cho thấy chỉ định điều trị LNMTC ở buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi cho nhóm bệnh có biểu hiện đau vùng chậu chiếm tỷ lệ 57,6% và nhóm bệnh có kết hợp với vô sinh là 22,7% [2]. Năm 2010, tác giả Trần Bá Phê và Nguyễn Viết Tiến tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 190 bệnh nhân LNMTC với mục tiêu khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và điều trị LNMTC đã kết luận rằng phẫu thuật nội soi được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và điều trị cỏc trường hợp vụ sinh cú LNMTC.
Nghiên cứu trên 94 bệnh nhân được chia làm 3 nhóm: (1) 34 trường hợp điều trị depot medroxyprogesterone acetate (DMPA) tiêm bắp 150mg mỗi tháng trong 6 tháng, (2) 30 trường hợp điều trị gonadotropin releasing hormone agonists (đồng vận GnRH): tiêm dưới da leuprorelin acetate 3,75mg mỗi tháng trong 6 tháng, (3) 30 trường hợp không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau phẫu thuật. Cả nhóm (1) và (2) đều giảm nồng độ estradiol trong huyết thanh đáng kể nhưng nồng độ estradiol trong huyết thanh ở nhóm sử dụng DMPA vẫn duy trì ở mức của pha noãn sớm (120 ± 9pmol/l) trong khi đó ở nhóm sử dụng đồng vận GnRH duy trì ở mức của thời kỳ mãn kinh (62 ± 9pmol/l).
Tiêu chuẩn đánh giá tái phát qua siêu âm là sự hiện diện của u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có kích thước >1cm với hình ảnh điển hình: một khối echo nghèo, đồng nhất có dạng hình tròn với những phản âm nội ở mức độ thấp, lan tỏa. Vào trocart 10mm vị trí rốn, bơm CO2, quan sát và kiểm tra toàn bộ ổ phúc mạc, gan, lách, ruột, mạc nối lớn, đặc biệt kiểm tra TC có phối hợp điều chỉnh cần nâng TC, kiểm tra PP, túi cùng Douglas, bàng quang, đường đi hai niệu quản và các mạch máu lớn.
Giai đoạn III - IV theo AFS có tỷ lệ tái phát sớm hơn các giai đoạn I và II.
Liên quan giữa giai đoạn LNMTC với thời gian phẫu thuật Sử dụng kiểm định t-test về thời gian phẫu thuật với giai đoạn bệnh cho thấy thời gian phẫu thuật trung bình giai đoạn III – IV cao hơn so với giai đoạn I - II và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p < 0,01). Sử dụng kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cường độ đau của các triệu chứng thống kinh, đau vùng chậu không theo kỳ kinh, giao hợp đau và đại tiện khó trước và sau điều trị (p < 0,01).
Mục đích chính của điều trị nội khoa sau phẫu thuật là tiêu diệt hết tất cả những tổn thương còn sót lại sau phẫu thuật đồng thời ngăn cản sự cấy ghép và phát triển những mảnh NMTC phát tán trong quá trình phẫu thuật; gây nên tình trạng vô kinh ngay sau mổ rồi sau đó duy trì tình trạng kinh ít lâu dài. Mục đích của việc điều trị nội khoa trước phẫu thuật là làm giảm bớt kích thứơc nang tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy bỏ nang, làm giảm sự tăng sinh mạch máu do đó sẽ làm giảm chảy máu cũng như mất máu trong phẫu thuật đồng thời làm giảm sự cấy ghép của các mảnh LNMTC lan tràn trong quá trình phẫu thuật [36]. Mục đích của điều trị nội khoa sau phẫu thuật là tiêu diệt hết tất cả những tổn thương còn sót lại sau phẫu thuật đồng thời ngăn cản sự cấy ghép và phát triển của những mảnh NMTC phát tán trong quá trình phẫu thuật, gây nên tình trạng vô kinh sau mổ rồi sau đó duy trì tình trạng kinh ít lâu dài.
Nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật đến triệu chứng đau trong LNMTC, các tác giả đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng: 74 bệnh nhân LNMTC giai đoạn I, II, III đã được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm I được đốt các tổn thương LNMTC, gỡ dính và cắt dây thần kinh tử cung cùng qua nội soi; nhóm II được nội soi chẩn đoán đơn thuần.
Nguyễn Văn Tuấn (2012), "Nghiên cứu kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng bằng phẫu thuật phối hợp với liệu pháp hỗ trợ chất đồng vận GnRH”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế. Trần Đình Vinh (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giỏ trị của siờu õm doppler màu trong chẩn đoỏn và theo dừi kết quả u lạc nội mạc tử cung”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế.
Kang J., Wang X., Nie M., et al (2010), Efficacy of Gonadotropin- Releasing Hormone Agonist and an Extended-Interval Dosing Regimen in the Treatment of Patients with Adenomyosis and Endometriosis, Obstetrics and Gynecology, 69, pp.73-77. Vercellini P., Fedele L., Aimi G., et al (2006), Reproductive performance, pain recurrence and disease relapse after conservative surgical treatment for endometriosis: the predictive value of the current classification system, Human Reproduction, 21(10), pp.2679-2685.
Họ và tên Tuổi Địa chỉ