Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Văn Võ huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội và định hướng phát triển đến năm 2020

MỤC LỤC

Phân loại đất nông nghiệp

- Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,. + Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm.

Tình hình sử dụng đất, sử dụng đất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hóa, người nông dân thường chịu thiệt thòi do hạn chế về kiến thức thị trường, thông tin thị trường, sức mua… Hơn nữa, các hiệu ứng tràn ra ngoài trong sản xuất nông nghiệp cũng làm cho sản xuất không hiệu quả : việc sử dụng bừa bãi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ… có tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước, không khí và đất. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.

Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp

Trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha. - Phát huy lợi thế của địa phương, tập trung xây dựng các chương trình phát triển ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam với các thương hiệu quốc gia cho các cây trồng Việt Nam hiện đang có lợi thế so sánh và thị trường có nhu cầu (cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, rau, chè..) và những mặt hàng có lợi thế tiềm năng (cây ăn quả, cây dược liệu,…).

Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trong những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất [17]. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng [7]; Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng [23]; Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng [9]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH [21]; Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH [13]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH [20]. Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH năm 1994 đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy: Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã

+ Đất nông nghiệp khác: 1,22 ha do các hộ gia đình cá nhân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất làm trang trại kết hợp vuờn ao chuồng đem lại lợi nhuận kinh tế cao ở đồng Kè Mụ, Đồng Lý, Đồng Chằm Dưới và Cửa Chùa;. Do chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả và đất bằng ven sông Đáy sang đất trồng cây hàng năm đem lại hiệu quả kinh tế cao và tận dụng triệt để quỹ đất bằng bằng chưa sử dụng trên địa bàn xã. + Tăng khác 1,15 ha, do sai sót trong quá trình kiểm kê, thống kê đất đai trước đây khác với hồ sơ địa giới hành chính, các ao xen kẹt trong khu dân cư và giỏp khu dõn cử thuộc thụn Vừ Lao và cỏc thửa ruộng nhở gần khu dõn cư.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của xó Văn Vừ năm 2015
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của xó Văn Vừ năm 2015

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất của xã

Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, cũng như vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lên không thể trồng 3 vụ lúa do mùa đông có nhiệt độ thấp, không thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, vì vậy người dân đã tận dụng trồng những cây vụ đông thích hợp với nhiệt độ thấp, có năng suất cao để tăng thêm thu nhập cho.

Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lên không thể trồng 3 vụ lúa do mùa đông có nhiệt độ thấp, không thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, vì vậy người dân đã tận dụng trồng những cây vụ đông thích hợp với nhiệt độ thấp, có năng suất cao để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Việc xem xét tính bền vững về mặt môi trường của một loại hình sử dụng đất đai là việc làm quan trọng, thông qua đó giúp chúng ta biết được mức độ đầu tư, sử dụng phương pháp canh tác phù hợp hay chưa và góp phần hạn chế những hậu quả tiêu cực đối với đất đai và môi trường mà loại hình sử dụng đất đó mang lại.

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính tiểu vùng 1
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính tiểu vùng 1

Đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất

Nhờ các hình thức canh tác hợp lý và biện pháp chăm sóc khá khoa học nên môi trường đất đai được đảm bảo khá tốt Tuy nhiên, đối với loại hình chuyên lúa 2 vụ, theo chúng tôi rất cần có sự đầu tư đúng mức về lượng chất dinh dưỡng để trả lại cho đất. Trong quá trình chăm sóc, cần tuân theo các quy trình sản xuất và hướng dẫn sử dụng các loại vật tư, phân bón để đảm bảo tính bền vững cho các loại hình sử dụng đất về mặt môi trường nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nói chung. Đây là những kiểu sử dụng đất chỉ có 1 hiệu quả xếp loại cao (C) và 2 hiệu quả còn lại là (Th) hoặc không có hiệu quả nào xếp loại cao (C).

Định hướng phát triển đất nông nghiệp đến năm 2020 1. Quan điểm khai thác sử dụng đất

Mặt khác, khai thác sử dụng đất đai nhất là đối với nông nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và các biện pháp cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hóa đất, thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp và dành quỹ đất cần thiết trồng lúa đặc sản, cây rau màu… Diện tích đất vườn tạp cần phải được cải tạo để đưa vào trồng các loại cây có giá trị hàng hóa cao. + Nhu cầu vốn đầu tư được thể hiện ở 2 lĩnh vực khác nhau là lĩnh vực xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như xây dựng, nâng cấp các trạm bơm, hệ thống kênh mương, nâng cấp các tuyến giao thông nội đồng và đầu tư vốn vào sản xuất của hộ gia đình, cá nhân cũng như vốn đầu tư của các chương trình dự án nhằm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Với các cây trồng hàng năm như lúa, ngô, khoai, đỗ tương, rau các loại….cần được cần ưu tiên đầu tư, khuyến khích áp dụng công nghệ giống, bảo quản, các biện pháp canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện tốt chính sách trợ giá giống lúa để phục vụ cho nhân dân sản xuất và đầu tư vốn vào sản xuất của hộ gia đình, cá nhân cũng như vốn đầu tư của các chương trình dự án nhằm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

Bảng 3.20: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020
Bảng 3.20: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020