MỤC LỤC
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa, điển hình là loại hình trồng cây hồ tiêu, cây cao su và cây sắn. - Đưa ra các giải pháp để phát triển của các loại hình sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa một cách hiệu quả trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;[8]. Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt chẽ, theo quy định của luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.[5].
Đối với một nước đang ở trình độ phát triển thấp, vừa thoát ra khỏi nước chậm phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam hiện nay, nếu chúng ta nắm bắt cơ hội và tận dụng được cái lợi thế mà thời đại tạo ra thì chắc chắn sẽ lựa chọn được mô hình, chiến lược phát triển nông thôn với cơ cấu kinh tế phù hợp, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc cho quốc gia. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ và công nghê sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Nôi dung nghiên cứu
Trên địa bàn huyện có các trục đường bộ quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông tỉnh lộ, huyện lộ đó là tiềm năng dồi dào tạo ra thế mạnh không những trong việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện mà còn là cầu nối cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý- hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn huyện đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 - 1995), còn khá tốt, hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, có thể sử dụng tốt cho nông nghiệp và các mục đích khác. Công tác đạo tạo nghề - giải quyết việc làm: Đẩy mạnh công tác dạy nghề, đào tạo nghề tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống; Đã mở 11 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nội dung như may công nghiệp, xây dựng, kỹ thuật nuôi gà, nuôi ông lấy mật, đan chổi đót, với 322 học viên tham gia; giải quyết việc làm cho 992 lao động, đạt 128% kế hoạch, tăng 200 lao động so với cùng kỳ năm trước, trong đó: làm việc tại tỉnh 642 lao động; ngoài tỉnh 165 lao động; xuất khẩu 115 lao động.
Cam Lộ có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phong, an ninh của tỉnh Quảng Trị, trên các trục giao thông huyết mạch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như Quốc lộ 9, tuyến đường xuyên Á nối Việt Nam - Lào - Thái Lan và các nước trong khu vực, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chớ Minh; Là cửa ngừ phớa Tõy của thành phố Đông Hà - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế còn chậm hơn so với mặt bằng chung của tỉnh, cơ cấu ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp, thương mại chiếm tỷ trọng lớn còn chậm, sức ép lao động, việc làm ngày càng lớn, đời sống của phần lớn dân cư còn khó khăn, thiếu tích lũy để.
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 ta thấy được cơ cấu sử dụng đất huyện Cam Lộ có sự khác biệt giữa các nhóm sử dụng đất chính, cụ thể như sau: Tỷ trọng nhóm đất nông nghiệp chiếm 83,19%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; tỷ trọng nhóm đất phi nông nghiệp là 14,01%; nhóm đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của huyện là 2,8%. Tuy nhiên, diện tích đất thương mại dịch vụ tập trung lớn nhất tại xã Cam Thanh (6,26 ha) vì đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện như CTY TNHH Trung Sơn, CTY TNHH Hoàng Mai, CTY TNHH Hoa Sen, CTY TNHH Kim Sơn, CTY TNHH Tâm Thơ, HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Sơn,. Trên địa bàn huyện, nhóm đất này chỉ phân bố ở 2 xã chính là Cam Thành (55,14 ha) đây là diện tích khai thác đá của các công ty như Cty CP Tân Hưng, Cty TNHH Minh Hưng, Cty CP Thiên Tân; xã Cam Tuyền (59,07 ha) khai thác đá phục vụ cho công ty CP Thiên Tân, cty Thống Nhất ngoài ra trên địa bàn xã có 5,1 ha diện tích mỏ đất phục vụ san lấp mặt bằng.
Giá trị gia tăng của các loại hình sản xuất hàng hóa từ năm 2013 - 2015 Qua bảng 4.12 ta thấy được giá trị gia tăng (VA) hay nói cách khác là phần lợi nhuận của ba loại hình sử dụng đất trồng sắn, hồ tiêu và cao su thì thấy được loại hình sử dụng đất trồng tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất trong ba loại trên là 234,70 triệu đồng/ha. Qua thực tế ta thấy được, việc phát triển cây sắn, hồ tiêu và cây cao su đã giải quyết được số đông lao động tại địa phương, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp một phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân lao động thất nghiệp tại địa phương, giảm bớt gánh nặng giải quyết việc làm cho chính quyền địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ổn định hơn. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường là rất cần thiết đối với việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nhằm xem xét sự ảnh hưởng của loại hình sản xuất đó đến đất đai và môi trường xung quanh như thế nào, từ đó tìm ra những thiếu sót trong quá trình đầu từ sản xuất và điều chỉnh sao cho phù hợp để sử dụng đất một cách bền vững và hiệu quả hơn.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư để bảo vệ môi trường. Huyện Cam Lộ là huyện thuộc trung du miền núi của tỉnh Quảng Trị, có trên 80% diện tích đất đỏ Bazan, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch nên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây cây công nghiệp lâu năm, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hướng sản xuất hàng hóa của một số loại hình sử dụng đất trên, ta thấy rằng hiệu quả đất của loại hình trồng tiêu và cao su đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với loại hình sử dụng đất trồng sắn, lợi nhuận từ việc đầu tư trồng tiêu là 234,704 triệu đồng/ha; lợi nhuận từ cây cao su là 42,712 triệu đồng/ha; từ cây sắn là 8,131 triệu đồng/ha.
Tìm ra những biện pháp về cả kinh tế, xã hội và môi trường để nền nông nghiệp huyện Cam Lộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước. Lãnh đạo huyện cần tăng cường nghiên cứu, học hỏi để rút kinh nghiệm từ các nước có nền nông nghiệp phát triển, từ các tỉnh khác có nhiều đặc điểm tương đồng, mạnh dạn áp dụng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai. Cần có thêm những nghiên cứu phân tích chi tiết hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng chính (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ) để cung cấp những thông tin chi tiết hơn cho người sản xuất trên đất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.