MỤC LỤC
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Các kịch bản phát thải được xác định dựa trên tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng dân số, mức độ đưa vào sử dụng kỹ thuật mới, mức độ sử dụng năng lượng hóa thạch của các nghành công nghiệp, những chủ đề cơ bản lớn khác như sự hội tụ gữa các vùng, khả năng xây dựng và tương tác văn hóa xã hội và khả năng làm giảm sự khác nhau về thu nhập theo vùng.
Điều đó không chỉ thể hiện sự ấm lên về nhiệt độ mà sẽ kéo theo nhiều thứ như nước biển dâng, hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh… Theo đà tăng nhiệt độ trên toàn thế giới, từ năm 1920 đến nay nhiệt độ tại Việt Nam cũng tăng lên từ 0,2 đến 10C nhưng tăng nhanh chủ yếu là từ năm 1980 đến nay. - Không khí lạnh: Hiện nay xu thế nhiệt độ tăng lên ở toàn cầu do BĐKH làm cho những đợt không khí lạnh tràn về Việt Nam có giảm đi nhưng cường độ và diễn biến của không khí lạnh khá phức tạp so với những diễn biến như trước đây theo một chu kỳ.
Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao hơn so với các rủi ro hay thiệt hại có thể. Những hoạt động đó trước đây ít được chú ý đến và ít được ưu tiên , nhưng nay tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giáo dục thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Thích ứng với biến đổi khí hậu điều quan trọng chính là sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của con người ở mỗi vùng miền khác nhau. Và nghiên cứu thích ứng ở đây chủ yếu là những hoạt động thực tiễn của nông hộ, những kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng trong điều kiện của vùng nghiên cứu.
Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn đến lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp (chỉ 2,39%), điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn là một trong những nghề có tính rủi ro cao, dễ bị tổn thương do những tác động tiêu cực của thời tiết nên sản xuất bấp bênh, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn và họ phải luôn đối mặt với những thách thức về sinh kế. Kết quả khảo sát hộ cho thấy trình độ học vấn trung bình của chủ hộ tại điểm nghiên cứu là 8,06, cụ thể nhóm hộ khá có trình độ học vấn là 11,12 cao hơn nhóm hộ trung bình 7,94 và nhóm hộ nghèo 5,11, hầu hết các chủ hộ chỉ học hết cấp 1và cấp 2 và chỉ có một số ít học hết cấp 3.Điều này chứng tỏ việc sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Cụ thể đối với các nhóm hộ khá có diện tích lớn nhất 0,65ha, tiếp đến là hộ trung bình 0,39ha và cuối cùng là hộ nghèo 0,32ha, sự chênh lệch về diện tích như vậy chủ yếu là do điều kiện kinh tế quyết định, sở dĩ nhóm hộ khá họ đã sẵn có nguồn vốn lớn nên họ mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất cùng với đó là việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo và trung bình.
Để có giải pháp toàn diện cho việc sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn xã, cần phải tìm hiểu những khó khăn mà nông hộ gặp phải cũng như những nguyện vọng của hộ trong để có thể kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2016) Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba nhóm hộ đều gặp khó khăn chung về thời tiết thất thường, vấn đề thời tiết ở miền Trung nói chung và tại địa bàn xã nói riêng thường gặp yếu tố thời tiết thất thường, các đợt bão, lũ xảy ra liên tục hằng năm làm cho nhiều gia đình trắng tay do tôm cá bị chết bởi bão, lũ. Đối với các hộ khá, việc áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, máy móc vào sản xuất là luôn cần thiết để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho tôm, cá phát triển, ngược lại với đó thì các hộ trung bình và nghèo, khi mà điều kiện về vốn của họ hạn hẹp nên chỉ có thể đầu tư được một phần để mua máy móc hoặc không cần máy móc trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiều hơn từ các cơ quan ban nghành về vốn, đất sản xuất, kỹ thuật,… để người dân có điều kiện và yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Sự tăng nhiệt độ làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm mạnh vào ban đêm, làm suy giảm đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, đặc biệt là tôm, một loài hết sức nhạy cảm, làm chúng bị chết hoặc chậm phát triển. Mặc dù thuật ngữ BĐKH vẫn còn khá mới với người dân, nhưng khi tiến hành phỏng vấn hộ về các yếu tố liên quan đến rủi ro do thiên tai người dân nhận biết rất rừ về sự gia tăng về mặt tần suất, cường độ và thay đổi thời gian xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tần suất
Năm 2014 lịch thời vụ của huyện đưa ra là cuối tháng 2, nhưng thấy tình hình dịch bệnh tặm lắng, thấy nhiệt độ thích hợp nên ngay sau tiết thanh minh người dân đã bắt đầu xuống giống, tuy nhiên thời tiết ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắc nghiệt, liên tiếp có những đợt nóng lạnh xen nhau liên tiếp, nên bệnh dịch bùng phát, gây ra những thiệt hại cho người dân tại đây. Ngoài ra, các hộ hiện nay đã áp dụng kiểu thu hoạch “đánh tỉa” , bắt những con to trước còn con nhỏ thả xuống và nuôi tiếp, đây được xem là cách thích ứng với biến đổi khí hậu, bởi nhiệt độ cao thì các đối tượng nuôi sinh trưởng, phát triển không đồng đều, nếu thu hoạch một cách đồng loạt thì giá trị thương phẩm không cao. Mưa giông là hiện tượng có tác động đến hoạt động NTTS tại xã Phú Hải, tuy mức độ tác động không thật sự sâu sắc như các hiện tượng khác, tuy nhiên đối với những hộ xác định NTTS là mũi nhọn kinh tế thì mưa giông quyết định đến nồng độ muối, độ pH và chế độ dinh dưỡng trong ao nuôi, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của các loài nuôi.
Hộ khá là những hộ có khả năng thích ứng cao, bởi nhóm hộ này ngoài việc có đầy đủ điều kiện kinh tế ra thì đây là nhóm hộ có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản nhất, khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất là rất cao. Để phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH gây ra, chính quyền và người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp thích ứng trong quá trình sản xuất như: điều chỉnh vụ nuôi, thời gian nuôi được rút ngắn, đa dạng đối tượng nuôi trong ao. Bên cạnh đó, tuy có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, nhưng người nông dân vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong sản xuất như chưa nâng cao hiệu quả sản xuất, chưa có kinh nghiệm xử lý các vấn đề dịch bệnh, những hệ quả của BĐKH và thay đổi môi trường.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân tại địa phương rất phát triển, hầu hết toàn bộ người dân đều tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, cũng chính là nguồn thu nhập chính của mỗi hộ gia đình. Giải pháp thích ứng trước mắt của người dân nuôi trồng thủy sản ở Phú Hải: tăng cường gia cố bờ ao, rút ngắn vụ nuôi và giảm mật độ để giảm thiểu sự tác động của các yếu tố như nhiệt độ tăng cao vào mùa nắng nóng. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống để phòng tránh dược những rủi ro do BĐKH gây nên trong quá trình nuôi.