Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức hoạt động đọc thơ

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chức năng, vai trò của ngôn ngữ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trẻ có thể dùng lời kể để diễn đạt chính xác những hiểu biết của mình, đặt ra câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện thái độ, tình cảm yêu ghét, thương cảm… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ đƣợc củng cố sâu hơn, tạo cho trẻ đƣợc sống trong môi trường có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó tạo ra nhiều suy nghĩ, sáng tạo mới. Đặc biệt khi tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật nhƣ: Âm nhạc, tạo hình, trẻ có thể cảm nhận đƣợc những cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống qua âm thanh, đường nét… Từ đó giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị thẩm mỹ, tâm hồn trẻ sẽ nhạy cảm hơn với cái đẹp, và khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy ở đó những hình tƣợng, nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng, từ đó trẻ biết mình nên sống thế nào.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Tác phẩm thơ trong chương trình “Chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm non” lứa tuổi 5 – 6

Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chƣa có nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…, nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận đƣợc vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Trẻ em lứa tuổi mầm non với tâm hồn ngây thơ chƣa có những trải nghiệm cá nhân, sự khác biệt về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trước mắt, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú qua các tác phẩm thơ bắt gặp trí tưởng tƣợng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận đƣợc vẻ đẹp trong các tác phẩm thơ. Câu chuyện đó đƣợc tác giả viết trong mạch cảm xúc rất chân thật để ca ngợi con người, ca ngợi tinh thần chịu thương chịu khó, bất chấp gian nan, khó nhọc và sự khắc nhiệt của thời tiết để làm ra đƣợc hạt gạo dẻo thơm, trắng ngần để gửi ra tuyền tuyến, gửi về phương xa cho người lính cụ Hồ.

Khảo sát điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua các tác phẩm thơ

- Khi chúng tôi hỏi giáo viên về việc tổ chức dạy thơ cho trẻ: “Tổ chức dạy thơ cho trẻ có tác động như thế nào tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên đƣợc điều tra đều cho rằng thơ tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả năng phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm thơ được đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi, là những bài thơ hay nhƣ là những khúc tâm tình, khúc nhạc thấm đượm tình cảm yêu thương và chúng ta có thể giáo dục tình cảm cho trẻ cả phương diện ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, phát triển nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, phát triển ngôn ngữ bao gồm những nội dung: Luyện phát âm, phát triển vốn từ, sử dụng câu đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.

Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm thơ.
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm thơ.

Sử dụng biện pháp đàm thoại 1. Khái niệm

Câu hỏi kích thích trẻ giải thích, phỏng đoán, suy đoán diễn biến và kết quả của sự vật, hiện tƣợng xung quanh (Đồ vật này được có hình dáng như thế nào?. Chúng dùng để làm gì? Chúng được làm từ chất liệu gì? Chúng có điểm gì giống nhau và khác nhau? Từ những thứ này người ta có thể làm ra được cái gì? Các con vật này có ích lợi gì cho con người? Do đâu có mưa? Vì sao cháu biết? Hiện tượng đó xảy ra như thế nào? Làm sao cháu biết được điều đó?..). Đối với những trẻ nhút nhát, cô không nên gọi trẻ trả lời đầu tiên và khi gọi cô cần tạo ra tình huống thích hợp để chúng trở nên mạnh dạn hơn, nhƣ là có thể cho trẻ ngồi tại chỗ trả lời câu hỏi; yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn và động viên, khen ngợi trẻ. Ví dụ, đề tài “ Chúng ta ăn gì, uống gì?” có thể đặt vào học kỳ hai của năm học, vì trước khi tiến hành cuộc đàm thoại, cần phải có những giờ học xem xét nhà bếp, quan sát lao động của bác cấp dƣỡng, trên những buổi đi dạo cho trẻ quan sát chợ búa, cửa hàng mua bán.

Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

Có thể cho trẻ đàm thoại về các hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng xã hội (các phương tiện giao thông, về lao động của nhân dân… VD các đề tài nhƣ: “ Ai làm việc trong trường mẫu giáo”, “các phương tiện giao thông”, vườn trẻ của chúng em”..). Cần dạy cho trẻ biết nói phù hợp với từng hoàn cảnh: Nói không to ở trong nhóm; ở phòng ngủ và những nơi công cộng nói rất nhỏ, thì thầm; nhƣng khi trả lời trên giờ học, trong buổi lễ trọng thể, trước khán giả trẻ phải nói to để tất cả mọi người đều nghe rừ. Với trẻ nhóm lớn, một mặt phải rèn nói thật diễn cảm, mặt khác phải học cả ngôn ngữ của những người xung quanh, tức là nhận xét ngôn ngữ của những người xung quanh, là nhận xét ngôn ngữ của mọi người mà trẻ nghe được (bài thơ được đọc nên vui hay buồn, hài hước hay nghiêm chỉnh…).

Biện pháp giảng giải, giải thích từ khó 1. Khái niệm

Cô giáo mầm non cần phát triển tính linh hoạt của giọng trẻ, dạy cho trẻ nói khi to, khi nhỏ, lúc chậm, lúc nhanh, lúc cao, lúc thấp, tương ứng với độ cao tương ứng với giọng nói và ngữ cảnh cần thể hiện khi đọc một bài thơ. Trong phương pháp giảng giải, cô giáo dùng lời giảng không những giúp trẻ hiểu nội dung sâu sắc, đầy đủ và hệ thống mà còn truyền những cảm xúc đúng đắn, sâu sắc của giáo viên tới trẻ, từ đó khiến trẻ có những rung cảm, xúc cảm thẩm mỹ và khát vọng vươn tới cái đẹp, cái thiện. Việc giảng giải phải chủ yếu là giải thích các từ mới, từ khó có thể đƣợc tiến hành ngay trong khi cô đọc tác phẩm cho trẻ nghe, những từ mới từ khó nếu không đƣợc giải thích cụ thể, trẻ sẽ khó có thể hiểu đƣợc tác phẩm nhƣng nếu cô không tìm đƣợc cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất, trẻ sẽ càng bị lúng túng và ảnh hưởng tới việc tiếp nhận của trẻ.

Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe Sử dụng các phương tiện trực quan là phương pháp đặc biệt quan trọng và

Nên sử dụng những đồ dùng do chính cô và trẻ kết hợp cùng làm, nhƣng đồ dùng này đƣợc làm từ những nguyên liệu sẵn có nhƣ giấy, vải, vỏ hộp…hoặc các chất liệu có sắn trong thiên nhiên vỏ cây, lá khô, vỏ sò, ốc…Tuy nhiên cũng không nên “tiết kiệm” một cách thô thiển hoặc quá đề cao các đồ dùng tự tạo để ép các cô làm đồ dùng mà không chú ý tới hình thức và. Để đáp ứng đƣợc sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn đƣợc cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả. Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tƣ liệu, phim ảnh trên internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tƣ liệu hình ảnh, nội dung, tƣ liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú.

THIẾT KẾ VÀ THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM

    Trước khi tiến hành giảng dạy giáo viên cần cùng trẻ tham gia một số hoạt động vui chơi, tạo bầu không khí thoải mái cho trẻ, cho trẻ tìm hiểu một số hoạt động có liên quan bằng cách tham gia vào một số trò chơi khám phá thế giới xung quanh nhƣ tham quan, dạo chơi…. Qua bảng tổng điểm và phân loại mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động đọc thơ của trường mẫu giáo Minh Tân mà chúng tôi thể nghiệm nhận thấy rằng số điểm phân loại của hai nhóm đối chứng và thể nghiệm có sự chênh lệnh, kết quả nhóm đối chứng thấp hơn nhóm thể nghiệm. Sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn các biện pháp sƣ phạm đã đem lại cho chúng tôi hiệu quả bất ngờ, với sự chuẩn bị về đồ dùng trực quan và hệ thống câu hỏi phù hợp cùng với việc kết hợp các biện pháp thích hợp với tâm lý trẻ đã cho chúng tôi những kết quả rất cao.

    BẢNG 3: TỔNG ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ CHO TRẺ NGHE CỦA TRƯỜNG
    BẢNG 3: TỔNG ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ CHO TRẺ NGHE CỦA TRƯỜNG