Đánh giá tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong sản phẩm thịt lợn và hiệu quả can thiệp

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự xuất hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói chung và thịt lợn nói riêng, có thể do ý thức của người chăn nuôi hoặc ý thức của người sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn tiêu thụ được các sản phẩm của mình đã lạm dụng các chất kháng sinh, hormone đưa vào thức ăn chăn nuôi. Cho tới nay, các nghiên cứu về vấn đề thực phẩm có nguồn gốc động vật còn dư lượng kháng sinh, hormone quá giới hạn cho phép trong thực phẩm và đặc biệt là các nghiên cứu giải pháp làm giảm tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói chung và trong thịt lợn nói riêng vẫn còn là khiêm tốn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 1. Đối tƣợng

    Trên thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn đã được đề cập đến trong một số tài liệu như đặc điểm thức ăn chăn nuôi trên thị trường, nhu cầu chữa bệnh trong chăn nuôi và một số yếu tố sinh học, các yếu tố trên quá rộng, trong khuôn khổ đề tài này không thể giải quyết được vì thời gian và tài chính hạn hẹp. Để có những thông điệp truyền thông phù hợp với đối tượng người chăn nuôi lợn ở phường, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tài liệu chuẩn của Khuyến Nông quốc gia về An toàn sinh học trong chăn nuôi, tài liệu về sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi lợn do nhóm nghiên cứu biên soạn dựa trên các kết quả phân tích từ điều tra ban đầu. Biến số về tồn dư kháng sinh: Dựa vào các nghiên cứu trong nước, tại khu vực Thái Nguyên cho thấy sự xuất hiện có tần xuất cao các loại kháng sinh thuộc họ tetracycline dùng trong chăn nuôi [10], [44], [46] do vậy chúng tôi xác định hàm lượng của 3 loại kháng sinh thuộc họ tetracycline.

    Sơ đồ mô hình can thiệp ở phường Ban chỉ đạo
    Sơ đồ mô hình can thiệp ở phường Ban chỉ đạo

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Một số yếu tố liên quan đến tồn dƣ kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn

    Đối với số người chăn nuôi lợn có thái độ chưa đúng về sự cần thiết phải chăn nuôi lợn an toàn sinh học; Thái độ chưa đúng trong việc hưởng ứng chăn nuôi lợn an toàn sinh học có nguy cơ gây tồn dư kháng sinh, hormone trong các sản phẩm từ lợn thịt từ 2,50 đến 75,42, với OR =. - Có mối liên quan chặt chẽ giữa thời điểm bắt đầu cho lợn ăn thức ăn có hormone với tình trạng tồn dư hormone trong gan, thận, và thịt lợn; Ở những người chăn nuôi lợn không hiểu biết hoặc hiểu sai về thời điểm bắt đầu cho lợn ăn thức ăn có hormone có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tồn dư hormone trong thịt, gan và thận lợn cao gấp 2 lần so với những người chăn nuôi lợn hiểu biết đúng (OR = 2,05; p < 0,05 ; χ2 = 12,03). - Có mối liên quan giữa sự hiểu biết về thời gian ngừng dùng hormone trước khi giết mổ với tình trạng tồn dư hormone trong thịt lợn; Ở những người không hiểu biết về thời gian ngừng dùng hormone trước khi giết mổ lợn, có nguy cơ tồn dư hormone trong thịt lợn cao gấp 3,89 lần so với những người chăn nuôi có hiểu biết về thời gian ngừng dùng hormone trước khi giết mổ (OR = 3,89, p < 0,05 ; χ2 = 46,32).

    Bảng 3.10. Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn an toàn sinh học (n = 384)
    Bảng 3.10. Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn an toàn sinh học (n = 384)

    Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng tồn dƣ kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn sau can thiệp

    - Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy kiến thức của người chăn nuôi lợn về biết chăn nuôi lợn ATSH để không có tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn; Biết tên một loại thức ăn tăng trọng có mặt trên thị trường; Biết cho kháng sinh vào thức ăn cho lợn để phòng bệnh; Biết cho kháng sinh, hormone vào thức ăn cho lợn còn tồn dư trên thịt; Biết thời điểm bắt đầu cho lợn ăn thức ăn có kháng sinh, hormone;. HQCT đối với kiến thức về biết tên một loại thức ăn tăng trọng có mặt trên thị trường 11,20%, đối với kiến thức về biết cho kháng sinh vào thức ăn cho lợn để phòng bệnh là 82,96%, đối với kiến thức về biết cho kháng sinh, hormone vào thức ăn cho lợn sẽ có tồn dư trên thịt là 159,72%; HQCT đối với kiến thức về biết thời điểm bắt đầu cho lợn ăn thức ăn có kháng sinh, hormone 460,26%; HQCT đối với kiến thức về biết thời gian ngừng dùng kháng sinh và hormone trước khi giết mổ lợn là 769,34%. - Những người chăn nuôi lợn chấp nhận các nội dung, giải pháp can thiệp cụ thể là: 100% số người cho là nội dung can thiệp phù hợp tại thời điểm sau can thiệp tăng so với tại thời điểm trước can thiệp là 3 lần; Thực hiện ngừng bổ sung kháng sinh, hormone đúng qui định 98,17%; 100% số người chăn nuôi lợn hưởng ứng chăn nuôi lợn thịt hợp vệ sinh an toàn thực phẩm; 98,10% số người chăn nuôi lợn áp dụng đúng qui trình chăn nuôi lợn thịt; Khả năng duy trì biện pháp can thiệp 98,04 % tại thời điểm sau can thiệp đều tăng hơn so với trước can thiệp.

    Bảng 3.22. Thái độ của người chăn nuôi lợn trước và sau can thiệp.
    Bảng 3.22. Thái độ của người chăn nuôi lợn trước và sau can thiệp.

    BÀN LUẬN

    Xác định tồn dƣ kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên

    Hơn nữa, nghiên cứu của tác giả Daejun chỉ tập trung trên thịt lợn, trong nghiên cứu của chúng tôi phân tích trên thận lợn và gan lợn là hai cơ quan có giai đoạn chuyển hoá của thuốc qua đây do vậy tỷ lệ số mẫu có tồn dư kháng sinh cũng như số lần vượt tiêu chuẩn cho phép cao hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hàm lượng hormone 17β-estradiol cao hơn tiêu chuẩn cho phép của FAO/WHO là 4,34 lần ở trong mẫu thận; phát hiện hàm lượng hormone 17β-estradiol cao hơn 6,03 lần ở mẫu gan, chủ yếu là mẫu gan của những con lợn được nuôi theo phương thức hộ gia đình. Như vậy, với các kết quả thu được đã cho thấy: ngoài việc nghiên cứu sự tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn thì nghiên cứu sự tồn dư kháng sinh, hormone trong gan và thận lợn – hai loại phủ tạng lợn được nhiều người tiêu dùng ưa thích đã cho thấy tính không an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và cộng đồng nhiều hơn là thịt lợn.

    Mô tả KAP liên quan đến tồn dƣ kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên

    Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thái độ của người chăn nuôi lợn cho thấy chỉ có 48,70% số người chăn nuôi lợn có thái độ đúng về sự cần thiết phải chăn nuôi lợn an toàn sinh học; 27,60% số người chăn nuôi lợn thấy được sự tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt có thể ảnh hưởng tới sưc khoẻ người tiêu dùng và chỉ có 30,98% số người thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Trên thực tế đã có nhiều các nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đã nhấn mạnh đến sự xuất hiện tồn dư, các liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone như hãng sản xuất thức ăn cho lợn lạm dụng sự bổ sung các chất vào sản phẩm chăn nuôi không tính đến sự rủi ro cho sức khoẻ con người [24], [51], tuy nhiên sự tồn dư có liên quan đến kiến thức thái độ, thực hành của người chăn nuôi. Đối với phương thức nuôi công nghiệp chúng tôi thấy ở tỷ lệ tồn dư hormone cũng thấp hơn so với nuôi trong nông hộ, điều này chúng tôi cho rằng trong chăn nuôi nông hộ người chăn nuôi lợn tận dụng thức ăn có sẵn như gạo, ngô, khoai sắn rau lang… là chủ yếu, nhưng có một số hộ bổ sung thêm thức ăn đậm đặc cho lợn như Con Cò, Newhope, Higro…và một số chế phẩm sinh học khác có bán sẵn trên thị trường, vì vậy lượng hormone tồn dư cao hơn nuôi trong trang trại.

    Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dƣ kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên

    - Truyền thông giáo dục về sử dụng an toàn kháng sinh, hormone như: cách dùng, thời gian bổ sung, thời gian ngừng cho lợn ăn các loại thức ăn có chứa kháng sinh, hormone trước khi giết mổ theo qui định với khoảng thời gian hợp lý đủ để các chất tồn dư đào thải ra ngoài cơ thể con vật, không gây tồn dư kháng sinh, hormone trên thịt, và các sản phẩm từ lợn thịt. Khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009) [11] chúng tôi thấy kiến thức đúng là 27,05%, thái độ, thực hành đúng của người chăn nuôi lợn 25,23% về vấn đề vệ sinh môi trường và phòng chống bệnh nấm da, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có lẽ đây là vấn đề thực hành về giảm tồn dư chất gây hại trên thịt lợn đối với sức khoẻ của con người, hơn nữa người chăn nuôi lợn được lựa chọn ở các phường trong khu vực thành phố nên có phần nào hiểu biết tốt và thực hành tốt với những người chăn nuôi lợn ở khu vực nông thôn ở vùng huyện của tỉnh Thái Nguyên, do vậy chúng tôi phát hiện thấy tỷ lệ cao hơn. Tóm lại: nghiên cứu về thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp, là một nghiên cứu đại diện cho vấn đề giải quyết vấn đề ô nhiễm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cụ thể là thịt lợn và một số sản phẩm từ lợn thịt do người chăn nuôi lợn cung cấp.

    KHUYẾN NGHỊ