Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu

MỤC LỤC

Về kênh phân phối của liên minh châu âu

Tuy nhiên, hệ thống này là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ thống các của hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập… trong số đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia. Kiểu liên kết này trong hệ thốngkênh phân phối EU đã tạo nên những chuỗi mắt xích chặt chẽ được gắn với nhau bằng các hợp đồng kinh tế, mà việc tiếp cận và trở thành một trong các mắt xích đó không dễ dàng với các nhà xuất khẩu Việt Nam vốn chỉ quen làm ăn chộp giật và theo từng hợp đồng riêng biệt.

Chính sách ngoại thương của Liên Minh Châu Âu

Bên cạnh đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hóa được sao chép lậu và đánh cắp bản quyền.

Chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản của EU Các công cụ chính sách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp được

Ngoài ra mức vốn ứng trước còn phụ thuộc vào việc hàng hóa bán đi đâu và vào hoàn cảnh cụ thể.Các mức vốn ứng trước là thống nhất cho toàn bộ cộng đồng và lấy từ ngân sách nông nghiệp. Tuy mức giá chung cao hơn mức giá thế giới, nhưng nhập khẩu lại có xu hhướng giá sút vì tác động của các mức thuế quan lin hoạt, còn XK được khuyến khích bởi cơ chế ứng trước vốn nên có xu hướng tăng lên.

Thị trường nông sản EU

Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là một thị trường xuất khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúng ta có khai thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chung hay không là tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất, và hai là, phải đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu đặc biệt là các quy định về chất lượng, VSATTP và môi trường. Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, một khi đã đạt được những đòi hỏi về chất lượng, VSATTP và môi trường cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với hàng nhập khẩu, việc mở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam có thể thực hiện được.

Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang EU

Để đáp ứng được quy định trên, sản phẩm thịt của Việt Nam phải tuân thủ rất nhiều chỉ thị của Hôi đồng ủy ban Châu Âu, và các chỉ thị thường xuyên được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luôn biến đổi. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với thực phẩm chế biến của ta xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, vì hiện tại mới chỉ có một khối lượng rất nhỏ mặt hàng này thâm nhập được vào thị trường EU. Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn.

Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU

Sức khỏe và an toàn

Phương pháp tiếp cận mới được ban hành như 1 kế hoạch cho việc phát triển thị trường trong E.U, hàng trăm vấn đề xác định cho việc hoà hợp hoá các quy định và luật lệ, tuy nhiên cũng có hàng ngàn các chỉ thị của E.U được bãi bỏ do phương pháp tiếp cận cũ về tiến trình hoà hợp hoá chi tiết được chấm dứt. Một “sản phẩm an toàn” được định nghĩa là một sản phẩm không có - đặc biệt ở khía cạnh thiết kế, cấu thành, hoạt động, chức năng, bao bì, các điều kiện lắp ráp, bảo trì hoặc thải hồi, cá hướng dẫn sử lý và sử dụng, hoặc các đặc tính khác của sản phẩm – bất cứ một rủi ro trực tiếp hay gián tiếp không thể chấp nhận cho an toàn và sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng trên các sản phẩm khác hoặc phụ tùng của nó. Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) có hiệu lực từ tháng 1/1996 xác định rằng “các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh của các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn có thể có sẽ được thiết kế, áp dụng, thực hiện và kiễm tra lại trên cơ sở của hệ thống HACCP.

Quản lý chất lượng Sê-ri ISO 9000

 Các tiêu chuẩn ISO 9000 nhấn mạnh nhiều vào ngăn chặn sự không tuân thủ hơn là kiểm tra đối với các đặc điểm kỹ thuật.  Trách nhiệm, quản hạn và mối tương quan của nhân sự được định nghĩa và được ghi chép bằng văn bản;.  Kiểm soát tiến trình từ mua nguyên vật liệu cho đến đóng gói, bốc dỡ, giao hàng, dịch vụ và sử lý khiếu nại;.

Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU

Cơ cấu thị trường và hàng nông sản Việt Nam vào EU

    Quy mô tiêu dùng của EU đang ở mức 8.000 tỉ Euro, trong đó giao dịch thương mại chiếm đến 90% giữa các nước EU (70% giao dịch trong nước, 20% giao dịch giữa các nước trong khu vực), 10% nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu á Thái Bình Dương và Caribea mới chỉ chiếm 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tỉ Euro). - Tăng thị phần chè Việt Nam trên các nước EU bằng cách tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị của người dùng chè ở các nước EU, nghiên cứu và áp dụng khoa học và quy trình công nghệ chè tiên tiến từ khâu trồng trọt, thu hái, ủ sao, đóng gói, mẫu m•, bao bì, bảo quản, vận chuyển. - Tích cực triển khai chương trình xúc tiến thương mại, sử dụng có hiệu quả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm và hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để mở rộng thị trường đ• có và tìm kiếm thị trường mới, nhất là thị trường có tỷ trọng xuất khẩu lớn.

    Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU

      Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường này đạt trên 577 triệu USD, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước, trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và nhất là các sản phẩm gỗ có kim ngạch tăng hơn hẳn so với những năm trước. Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU, các doanh nghiệp phải quan tâm đến một số luật thương mại quốc tế có liên quan như các hiệp định WTO, các hiệp định khu vực và song phương trong đó có các hiệp định ký với các nước ASEAN, các luật về thâm nhập thị trường do EU ban hành, và của từng nước thành viên, các quy định về thị trường và sản phẩm do đối tác yêu cầu. Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

      Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sảnViệt Nam vào thị trường EU

      Về phía Nhà nước

        Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể. Để khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái vừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, bên cạnh việc “trông giỏ” để “bỏ thóc” nhằm định vị lại cây trồng chủ lực và đáp ứng cho được những yêu cầu kỹ thuật đặt ra của mỗi quốc gia nhập khẩu nông sản, Việt Nam cầm tham khảo bộ AseanGAP (quy trình GAP chính thức của các nước thành việc Asean, vừa công bố tháng 11/2006) và các yêu cầu của bộ EuroGAP để nhanh chóng xây dựng bộ quy trình VietGAP.

        Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất 1. Đầu tư xây dựng thương hiệu

          Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hoà nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhêin tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hoá nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hoá Việt Nam trờn thị trường là vấn đề cốt lừi trong chiến lược phỏt triển nụng nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam, trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất.