Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

MỤC LỤC

Vấn đề chất lượng tín dụng

    Thu nhập của dân cư tăng thì có hai khả năng: thứ nhất là tiết kiệm tăng thì ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động vốn; thứ hai là chi tiêu dùng trong dân cư tăng, nhu cầu về các sản phẩm trong xã hội tăng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng, các chủ thể tham gia trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, ngân hàng sẽ có khả năng mở rộng tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng cũng sẽ được nâng lên. * Năng lực của khách hàng: Một khách hàng có năng lực tài chính yếu kém, trình độ quản lý thấp, khả năng phân tích đánh giá và dự báo những biến động của môi trường kinh doanh thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên không cao, sử dụng các nguồn lực không hiệu quả, công nghệ kỹ thuật cũ kĩ, lạc hậu…thì hiệu quả sản xuất kinh doanh chắc chắn không thể cao, khả năng cạnh tranh thấp, không lường trước được.

    Giới thiệu khái quát về chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

    Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

    Việc thành lập chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển; đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Kết quả kinh doanh năm 2007 đã khẳng định sự đoàn kết nhất trí trong tập thể giữa ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, đánh dấu sự trưởng thành của chi nhánh so với các chi nhánh trong cùng hệ thống và các ngân hàng khác trên địa bàn.

    Cơ cấu tổ chức và quản lý của chi nhánh ngân hàng

    Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau: Phòng kế hoạch nguồn vốn; phòng thẩm định và quản lý tín dụng; tổ điện toán. Khối quản lý nội bộ: Phòng tài chính kế toán; phòng tổ chức hành chính; tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ.

    Khái quát hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

    Có được kết quả này một phần là do trong năm vừa qua Hội sở chính đã phát động phong trào đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại các chi nhánh, mặt khác chi nhánh đã tự chủ động đẩy mạnh cho vay phục vụ xuất nhập khẩu đối với các khách hàng truyền thống như Trung tâm xuất nhập khẩu và dịch vụ vật tư kỹ thuật (dưu nợ cho vay xuất nhập khẩu của khách hàng này đã tăng từ 28.435 triệu đồng năm 2006 lên 98.320 triệu đồng năm 2007). Trong những năm 2004, 2005 tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ dưới 40% là do chi nhánh mới được thành lập, chưa có nhiều uy tín, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh thấp, đội ngũ nhân viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá khách hàng và khó có thể lường trước được những biến động có thể xảy ra trong tương lai, rủi ro cho ngân hàng sẽ là rất lớn nếu ngân hàng duy trì tỷ lệ dự nợ tín dụng trung và dài hạn cao.

    Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

    Về mặt định tính

    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên có đủ khả năng và điều kiện phân loại nợ theo phương pháp định tính theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng. Mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động được vài năm nhưng chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển, luôn đổi mới không ngừng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường, nâng cao uy tín và khả năng tài chính, đây chính là những thành công mà chi nhánh Đông Đô đã đạt được trong vài năm trở lại đây.

    Về mặt định lượng

    Năm 2005 do chi nhánh Đông Đô mới đi vào hoạt động nên chủ yếu là tập trung vào cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng, cho vay trung dài hạn ít nên tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh, trong năm có nhiều khoản nợ đến hạn thu hồi, ngân hàng có thể tiếp tục sử dụng khoản nợ đã thu hồi được để tiếp tục đầu tư thu lợi nhuận. Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng tương đối cao trên 80% qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả của công tác thẩm định tài sản đảm bảo của chi nhánh ngày càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm, chất lượng tín dụng cao.

    Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh Đông Đô

    Những kết quả đạt được

    Việc ngân hàng tăng nhanh nguồn vốn huy động qua các năm đặc biệt là nguồn vốn dài hạn chứng tỏ ngân hàng có uy tín và vị thế trên thị trường, khả năng thu hút khách hàng lớn, mạng lưới hoạt động mở rộng, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa NHĐT&PTVN còn tiến hành phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đảm bảo việc phân loại chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro hơn đối với hoạt động tín dụng ngân hàng vì việc phân loại nợ dựa vào cả chỉ tiêu định tính và định lượng.

    Những tồn tại về chất lượng tín dụng và nguyên nhân của nó

    Thẩm định đúng về khách hàng thôi thì chưa đủ, sau khi giải ngân cán bộ tín dụng còn phải theo dừi mục đớch sử dụng vốn vay, theo dừi quỏ trỡnh hoạt động của khỏch hàng nếu thấy có chiều hướng không tốt thì cần đưa ra giải pháp, tư vấn cho khách hàng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách hàng có hiệu quả để tạo được nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Năng lực của người đi vay yếu kém thể hiện ở trình độ quản lý, khả năng phân tích phán đoán của đội ngũ các nhà quản trị trong tổ chức không tốt; thể hiện ở các nguồn lực hiện có của người đi vay không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cả về tài chính, công nghệ, nhân sự…, thể hiện ở sự yếu kém trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có trong đơn vị… Như vậy ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu không đánh giá đúng được khách hàng của mình cả về tư cách đạo đức lẫn trình độ, năng lực kinh doanh.

    Định hướng hoạt động của chi nhánh Đông Đô trong thời gian tới

    - Dư nợ theo ngành nghề tại chi nhánh tương đối đa dạng, tuy nhiên trong thời gian tới chi nhánh cần mở rộng công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư cho vay một số lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn mang lại hiệu quả cao là ngành viễn thông, dầu khí. - Đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án cho vay trung và dài hạn, tập trung hoàn tất các hồ sơ tài sản và định giá các tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay để tăng tỷ lệ tín dụng có tài sản đảm bảo theo đúng kế hoạch.

    Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Đông Đô

    Ngoài những nguồn thông tin kể trên, ngân hàng còn có thể thu thập thông tin qua việc trực tiếp xuống kiểm tra tại đơn vị, nơi khách hàng làm việc, qua những ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ giao dịch, qua các chủ nợ của khách hàng, qua đối tác, bạn hàng của khách hàng, qua các công ty kiểm toán, qua báo đài, tạp chí chuyên ngành, qua mạng Internet hay qua thông tin ngân hàng lưu trữ về khách hàng nếu khách hàng đã từng quan hệ với ngân hàng. Bao gồm: Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp; xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý để đảm bảo rằng ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong những trường hợp người vay không có khả năng thanh toán nợ; đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay, đánh giá những yếu tố làm tăng hay giảm nhu cầu tín dụng của người vay; đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngân hàng, phù hợp với các tiêu chuẩn được cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không.

    Một số kiến nghị

    Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

    Đối với những khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng, có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Chính phủ cần phải có biện pháp buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán và thực hiện kiểm toán bắt buộc hằng năm, có như vậy thì các NHTM mới có thẻ yên tâm về tình hình tài chính mà khách hàng cung cấp.

    Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

    Ủy ban nhân dân và Sở địa chính các tỉnh, thành phố sớm xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân để họ có thể vay và thế chấp nhà đất cho các NHTM được thuận lợi. Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin cho các NHTM một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đảm bảo cho các ngân hàng có thông tin đáng tin cậy để quyết định cho vay và thu nợ chính xác.