MỤC LỤC
Thực tế chứng minh, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn tín dụng ngày càng lớn, nhất là tận dụng, khai thác vốn tại chỗ, phát huy tốt nội lực dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới với chức năng, nhiệm vụ là một ngân hàng thương mại nhà nước kinh doanh đa năng, là một tổ chức vừa đi vay vừa cho vay, đã góp phần thúc đẩy sự luân chuyển nguồn tiền tệ trong xã hội, đồng thời đáp ứng nhanh, hiệu quả nhu cầu vốn của mọi tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ.
TÍN DỤNG – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.
Mặt khác do cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính vì thế tín dụng góp phần ổn định thị trường giá cả trong nước. Sự phát triển của tín dụng không những trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
Mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng,… vì vậy có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Là việc cho vay mà Tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Tổ chức tín dụng. Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.
Với phương châm luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với mọi tầng lớp dân cư, mọi ngành nghề, đặc biệt là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngân hàng không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, quan tâm đến bộ mặt của chi nhánh và cải tiến công nghệ để tạo sức thu hút đối với khách hàng và trở thành một người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ nông dân trong huyện góp phần đưa nền kinh tế phát triển toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hợp cùng sự biến động giá cả hàng hóa, vàng và USD đã làm cho một lượng lớn khách hàng rút tiền gửi tại ngân hàng ra đầu tư vào việc khác; đồng thời khách hàng vay tiền không trả nợ đến hạn khá nhiều đã kéo thu nhập của chi nhánh xuống mức 50.920 triệu đồng, giảm 19.329 triệu đồng, hay -27,51% so với năm trước.
Với tâm lý muốn có nhiều lợi nhuận từ nguồn tiền nhàn rỗi, khách hàng thường lựa chọn hình thức gửi tiền nào lãi suất cao hơn, nhận được nhiều tiền lãi hơn do vậy hình thức tiền gửi có kỳ hạn là sự lựa chọn đúng đắn, vì khi gửi tiền không những được hưởng mức lãi suất cao, khách hàng còn được nhận thêm nhiều hình thức khuyến mãi khác như: tặng phẩm, được dự thưởng, cộng thêm lãi suất, v.v… đó là nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh đa số là tiền gửi có kỳ hạn. Công tác huy động vốn luôn gắn với các hoạt động của ngân hàng, nhất là gắn chặt với công tác tín dụng, các dịch vụ ngân hàng, do đó việc đa dạng hóa các thể thức huy động, tìm hiểu những mong muốn của khách hàng về các thể thức huy động vốn của ngân hàng để đề nghị cấp trên ban hành và tiến hành thực hiện là việc làm cần thiết đối với chi nhánh trong tình hình như hiện nay, kinh tế nhiều biến động, cạnh tranh tín dụng ngày càng gay gắt.
Có thể lý giải điều này như sau: đại đa số khách hàng của chi nhánh có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí như: phân bón, thuốc sâu, cây giống, con giống, nguyên liệu “đầu vào”, v.v… nói chung là chi phí để sản xuất kinh doanh nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,…), tiểu thủ công nghiệp (chằm nón, đan lát thảm lục bình, làm bồ, rổ, rá,..), đặc điểm của quy trình sản xuất này là chu kỳ ngắn (thường trong vòng một năm) từ đó người dân thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng (theo vụ mùa hay theo chu kỳ sản xuất). Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng dư nợ cũng đặt ra nhiều thách thức cho chi nhánh, đó là trình độ quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với cán bộ tín dụng cần phải nổ lực nhiều hơn để nắm bắt kịp thời tình hỡnh phỏt triển kinh tế, xó hội của địa phương, nắm rừ tỡnh hỡnh vay vốn và trả nợ của khách hàng trên địa bàn… được như thế mới có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, do khi tín dụng tăng trưởng càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng cao.
Để có thể hoạt động tốt và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi các NHTM phải thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình; đề ra các biện pháp khắc phục những nhược điểm; đưa ra phương hướng hoạt động linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh bên trong lẫn bên ngoài. Ba năm trở lại đây, dù kinh tế nhiều biến động và lãi suất huy động có sự chênh lệch giữa các ngân hàng nhưng với uy tín nhiều năm cùng với các chính sách điều chỉnh lãi suất kịp thời nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên nhiều, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cũng tăng dần.
Có thể đơn giản hóa thủ tục cho vay bằng cách thiết lập mẫu thẩm định sẵn về: chi phí và doanh thu cho từng loại cây trồng, vật nuôi theo giá cả thị trường, giá trị tài sản đảm bảo theo từng loại tài sản, v.v… để khách hàng khỏi phải lập dự án xin vay vốn, vừa giảm được khối lượng công việc, vừa tiết kiệm được thời gian cho cán bộ tín dụng. + Đa phần khách hàng nông dân có trình độ dân trí không cao nên cán bộ tín dụng cần giải thớch một cỏch đơn giản nhưng phải cụ thể, rừ ràng và chớnh xỏc về cỏc điều khoản trong hợp đồng, những quy định và thay đổi trong chính sách tín dụng, nhất là lãi suất cho khách hàng hiểu nhằm tránh gây mâu thuẫn, xung đột về sau do sự hạn chế hiểu biết của khách hàng.
- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi nhánh cần đưa nhanh sản phẩm tiếp thị vào cuộc sống, bằng cách nâng cao vai trò của cán bộ đảm trách hoặc tổ marketing để không ngừng giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới và những vấn đề có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng. - Khách hàng đến giao dịch với chi nhánh huyện ngày càng đông, trong khi cán bộ tín dụng của chi nhánh huyện ít, do đó mỗi cán bộ phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải đợi rất lâu gây ra sự khó chịu.