MỤC LỤC
Có lẽ tỷ lệ nhiễm giun còn liên quan đến vấn đề môi trường nước và quản lý phân tại khu vực đồng bằng, vùng chiêm trũng này chưa được tốt hơn địa bàn nghiên cứu của chúng tôi và tác giả nghiên cứu trong cộng đồng chung chứ không chỉ riêng tại các trường mầm non. Mặc dù địa bàn trường Hoàng Văn Thụ thu dung chủ yếu là con em cán bộ công chức của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm các loại giun có thấp hơn đáng kể so với trường Hóa thượng (thuộc khu vực nông thôn ngoại thành), thậm chí không gặp trường hợp nào nhiễm giun móc, nhưng tỷ lệ nhiễm giun tại đây vẫn cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và cộng sự tại một số trường mầm non thuộc thành phố Hà Nội [3]. Một số tác giả nước ngoài như Awachi nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em mẫu giáo là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1% [33] và Olsen A, nghiên cứu ở trẻ em tại cộng đồng ở Kenya thấy nhiễm giun chung cũng chỉ chiếm 16%.
Trẻ càng lớn tuổi hơn nguy cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do khi ở nhà gia đình đã không thể giám sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ mắc ở trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Việc giáo dục cho trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn về cách tự vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nhiễm giun là rất cần thiết và có thể thuận lợi hơn khi thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường kết hợp với các bậc phụ huynh. Có lẽ số trẻ em dân tộc thiểu số trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít (32 trẻ), hơn nữa đa số là con em của cán bộ công chức đang công tác tại các địa bàn nghiên cứu, khá tương đồng về mặt kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ em, nên sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun trẻ em là không có ý nghĩa thống kê.
Có lẽ do yếu tố môi trường, tính chất canh tác và vấn đề quản lý, sử dụng phân bắc… vì tại các địa bàn đó tỷ lệ nhiễm giun móc cao, trong khi đó trong kết quả của chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp nhiễm giun móc và chỉ gặp ở nhóm trẻ từ 37 - 60 tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cường độ nhiễm giun ở cả 2 trường mầm non khu vực nghiên cứu đều thấp hơn một số tác giả nghiên cứu ở vùng đồng bằng, theo Lê Thị Tuyết [29] cường độ nhiễm giun đũa là 13.179, giun tóc: 798 và giun móc là 561. So sánh hiệu quả điều trị bằng một liều duy nhất 400mg Albendazol với hiệu quả điều trị bằng Helmintox của Phạm Trung Kiên [15] thì chúng tôi thấy tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng tương đương nhau, hơn nữa trong quá trình điều trị chọn lọc không có trẻ nào biểu hiện dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc, mặt khác Albendazol là một loại thuốc tẩy giun có khoảng an toàn cao, vì vậy có lẽ nên dùng Albendazol tẩy giun hàng loạt cho trẻ em tại cộng đồng là an toàn, hiệu quả và thích hợp nhất.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên cũng cho rằng có sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất với sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc phóng uế ra xung quanh nhà. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun tại khu vực nghiên cứu. Không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi ngoài là khâu trung gian lây nhiễm chính của trứng giun theo cơ chế phân miệng đặc biệt là ở trẻ em do chưa có ý thức và thói quen trong vệ sinh ăn uống nhất là những trẻ em ở khu vực nông thôn hoặc trẻ sống trong gia đình dễ bị ô nhiễm bởi trứng giun.
- Về vấn đề kiến thức chăm sóc và phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ em của các bà mẹ: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% trẻ em là con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun truyền qua đất kém và trung bình đều bị nhiễm giun, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với con của các bà mẹ có kiến thức về bệnh giun truyền qua đất khá và tốt (58,6%), sự khác biệt về tỷ lệ này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mặc dù ban ngày chủ yếu trẻ sống tại nhà trẻ được chăm sóc bởi các cô giáo nhưng quá nửa thời gian còn lại là trẻ sống, sinh hoạt trong môi trường gia đình, nên vai trò của người mẹ trong phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em là hết sức quan trọng. Việc tập huấn, truyền thông giáo dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun truyền qua đất nói chung cho các bà mẹ và giáo viên mầm non là một trong những biện pháp cần thiết mà ngành y tế cần quan tâm.