MỤC LỤC
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG KIÊM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
ĐỀ XUẤT NHẰM GểP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT
+ Tổ chức đào tạo, hội thảo hướng dẫn Ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng an toàn, bền vững. Tác giả hy vọng, những đề xuất và kiến nghị trong đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp Ngân hàng TMCP Quân đội từng bước nâng cao chất lượng công tác kiêm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại đơn vị, giúp phát triển cho vay tiêu dùng một cách an toàn hiệu quả, bền vững, duy trì tăng trưởng lợi nhuận ổn định.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài đã được lựa chọn để nghiên cứu với mong muốn đưa ra những đề xuất phù hợp nhằm kiện toàn công tác tổ chức, quy trình và cơ chế kiểm soát rủi ro, đảm bảo chất lượng công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng đáp ứng được so với tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB. Vấn đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng chưa được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, mới có một số công trình nghiên cứu nhỏ tại một số Ngân hàng ngoài MB, ví dụ “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” - Lê Thị Xuân Nguyên (2013) hoặc một số bài báo phân tích chung chủ yếu cảnh báo về nguy cơ nợ xấu tăng theo trong quá trình mở rộng hoạt động này.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
Mặc dù vậy có một bộ phận không nhỏ khách hàng cá nhân kinh doanh hoặc làm nghề tự do, nguồn thu nhập đến từ những nguồn khác không phải lương lĩnh đều đặn hàng tháng, khách hàng chỉ có thể cung cấp hóa đơn bán lẻ hoặc hợp đồng cho thuê nhà, cho thuê xe… với xác suất tự chế tạo cao, Ngân hàng không có đủ thời gian nguồn lực và chi phí để xác minh lại. Lãi suất cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng nhìn chung thấp hơn đáng kể so với các công ty tài chính và tín dụng đen trên thị trường, năng lực tài trợ lớn và uy tín giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp, giúp mở rộng năng lực chi tiêu và tăng mức độ thỏa mãn của người dân trong xã hội.
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), rủi ro tín dụng là “những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại”. - Kiểm soát mục đích sử dụng vốn: trong giai đoạn kiểm soát trước giải ngân, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn bao gồm việc thẩm định và đánh giá nhu cầu vốn dựa trên đề xuất của khách hàng so với phương án khách hàng trao đổi với Ngân hàng để xác định tính phù hợp của phương án đối với các chính sách, quy định của Ngân hàng từng thời kỳ.
Ví dụ, khách hàng vay vốn mua sắm trang thiết bị, chia làm nhiều đợt giải ngân, đơn vị kiểm tra đã phát hiện lần giải ngân đầu tiên khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích so với thông tin cung cấp và đã ghi nhận biên bản, đến lần kiểm soát tiếp theo tiếp tục phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục dích ở lần giải ngân thứ 2,3… thì được coi là tái phạm lỗi vi phạm với cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm soát rủi ro, ngoại trừ một số ít kết quả có thể được hỗ trợ bằng hệ thống công nghệ thông tin như việc tự động xếp hạng nhóm nợ theo số ngày trả chậm khế ước, tự động đưa báo cáo gốc/lãi của khách hàng đến hạn trả hoặc tự động tính số ngày khách hàng quá hạn trả nợ, phần lớn rủi ro phát hiện được phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và khẩu vị rủi ro, kiểm soát của những chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
Hội đồng Quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng, chịu trách nhiệm quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng, điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội và các quy định khác có liên quan của. Hội đồng Quản trị cũng chịu trách nhiệm hoạch định chính sách kinh doanh, quản lý kinh doanh, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển chung và kiểm tra giám sát các lĩnh vực quan trọng của Ngân hàng TMCP Quân đội. Hội đồng Quản trị có mười một thành viên, có một chủ tịch Hội đồng Quản trị và mười thành viên HĐQT. Ban Điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội. Ban Điều hành gồm mười người, trong đó có một Tổng Giám đốc tám Phó Tổng Giám đốc và 01 Giám đốc tài chính. Ban Kiểm soát gồm bốn thành viên trong đó có một trưởng Ban Kiểm soát. Các Khối phòng ban tại Hội sở chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc trong quản trị, điều hành hệ thống theo từng lĩnh vực nghiệp vụ được phân công.Khối/Phòng/Ban chia làm hai loại: Khối/Phòng/Ban thực hiện các công việc chung theo chỉ đạo của Ban Điều hành và các Khối/Phòng/Ban có chức năng quản lý trục dọc xuống các Chi nhánh. gồm các mảng tín dụng, kế toán, vận hành) và chưa chú trọng trong việc chọn mẫu kiểm tra khách hàng vay vốn tiêu dùng. Hiện nay số lượng KH cho vay tiêu dùng chiếm ~ 68% số lượng KH cá nhân vay vốn chi nhánh và có sự gia tăng nhanh và ổn định qua các tháng từ đầu năm 2013 đến nay, ~ 6%/tháng cùng với sự gia tăng về số lượng KH cá nhân trong khi số lượng KH doanh nghiệp phát triển mới tăng trưởng khá chậm, toàn hệ thống lượng KHDN tăng trưởng hàng tháng chỉ ~ 0,8%.
Trước năm 2014, việc thẩm định được tiến hành tại Chi nhánh, chuyên viên thẩm định có cơ hội đi kiểm tra thực tế khách hàng nhiều hơn để đánh giá lại chính xác các thông tin trong báo cáo đề xuất, tuy nhiên do bộ phận thẩm định và bộ phận kinh doanh có cùng địa điểm làm việc và cùng lãnh đạo nên khó thể hiện tính độc lập trong báo cáo thẩm định, ý kiến thẩm định chịu ảnh hưởng nhiều ý kiến của bộ phận kinh doanh. Luồng luân chuyển báo cáo giữa các đơn vị đã được xây dựng, theo đó kết quả kiểm tra hoạt động của Chi nhánh, trong đó có hoạt động Cho vay tiêu dùng hàng tháng sẽ được ghi nhận chung vào báo cáo trình Tổng Giám đốc theo từng thời kỳ, sau khi nhận chỉ đạo của TGĐ về các nội dung trong báo cáo, báo cáo được chuyển cho các đơn vị có liên quan cùng với các nội dung trong biên bản ký riêng giữa Chi nhánh và Khối KTKSNB, báo cáo vụ việc (nếu có) để thực hiện theo các kiến nghị trong báo cáo.
Với lượng khách hàng cá nhân, trong đó phần lớn là khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng đang gia tăng nhanh chóng, trong nhiều trường hợp chuyên viên QHKH không đáp ứng được yêu cầu của quy trình và để hợp lý hóa hồ sơ tín dụng, đã thực hiện nhiều biện pháp đối phó như ký sẵn biên bản với KH, thiết kế ảnh chụp tài sản, thậm chí phát sinh trường hợp sử dụng hình đồ họa 3D trong bản vẽ thiết kế nội thất khách hàng cung cấp đối với mục đích xây sửa nhà. MB tiến hành tách riêng bộ phận kiểm toán nội bộ so với các đơn vị còn lại (gọi là Cơ quan kiểm toán nội bộ) chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp của ban Kiểm soát Ngân hàng, tuy nhiên Khối Kiểm tra - kiểm soát nội bộ, đơn vị đầu mối thực hiện việc rà soát các mảng nghiệp vụ trong Ngân hàng vẫn chịu sự quản lý của Ban lãnh đạo Ngân hàng như những đơn vị kinh doanh, vận hành khác.
ĐỀ XUẤT NHẰM GểP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG.
Chuyên viên QHKH thường có quan hệ thân thiết và có xu hướng tin cậy đối với các KHCN vay vốn tiêu dùng, và trong nhiều trường hợp đứng ra hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ hoặc, để giữ chân khách hàng còn có thể hỗ trợ khách hàng trục lợi Ngân hàng từ việc đảo nợ, thiết kế phương án… Trong nhiều trường hợp do tin tưởng, chất lượng khách hàng và khoản vay bị cường điệu hóa so với thực tế, khách hàng vi phạm lỗi trong việc sử dụng vốn vay mà chuyên viên QHKH không nắm bắt được. Bộ phận kiểm soát nội bộ phân ra nhiều đơn vị cùng tham gia kiểm tra, thành lập nhiều đoàn kiểm tra cùng 1 lúc bao gồm đơn vị kiểm tra kiểm soát chuyên thực hiện kiểm tra theo chuyên đề và đôi khi tiến hành các cuộc kiểm tra toàn diện và bộ phận kiểm soát tuân thủ chuyên thực hiện kiểm soát tuân thủ mang tính thực địa tại Chi nhánh và kiểm soát tuân thủ từ xa (rà soát hồ sơ KHCN tại Hội Sở).
Dự thảo quy định về điều kiện khách hàng vay vốn tối thiểu, hồ sơ cần thiết, quyền và nghĩa vụ của khách hàng, công ty tài chính và trong mối quan hệ tín dụng, nhấn mạnh yêu cầu giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng (Điều 18 - Dự thảo lần 1 Thông tư Quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính). Như đã phân tích ở chương I, quan điểm của các Ngân hàng thương mại theo báo cáo điều tra của Viện chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng nhà nước Việt Nam cuối năm 2013 vẫn chưa đồng nhất về hoạt động này (bao gồm hay không bao gồm hoạt động mua bán bất động sản) dẫn đến sai lệch nhiều trong tỷ lệ cho vay tiêu dùng báo cáo lên Ngân hàng nhà nước, dẫn đến khó thống kê đúng về sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng trong xã hội.