MỤC LỤC
Kết quả nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác Truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Vinh, Nghệ An” sẽ đóng góp cơ sở khoa học cho việc kiện toàn mạng lưới cán bộ làm công tác TT về DS tại thành phố Vinh, Nghệ An ổn định và phát triển một cách bền vững, nâng cao hiệu quả trong công tác DS - KHHGĐ nói chung và công tác TT nói riêng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến chất lượng đội ngũ cán bộ công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình.
Dữ liệu thứ thu thập và tổng hợp chọn lọc một số nguồn số liệu thứ cấp gồm các đề tài, công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan, các báo cáo, niên giám thông kê của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015, báo cáo thông kê của Trung tâm DS-KHHGĐ TPV, báo cáo của chính phủ và của ngành, các bài báo trên trang cổng thông tin điện tử TPV…. Mẫu phiếu nhằm thu thập được thông tin phản ánh chất lượng đội ngũ như trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe của cán bộ công tác TT DS- KHHGĐ; đồng thời đánh giá tác động cua môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công việc và sự phấn đấu tư vươn lên của đội ngũ cán bộ công tác TT DS-KHHGĐ.
Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ công tác TT DS-KHHGĐ tại thành phố Vinh, Nghệ An.
Đối với cộng tác viên Dân số-Kế Hoạch Hóa Gia Đình thôn, bản, chất lượng cán bộ thể hiện ở chố họ có năng lực xây dựng chương trình công tác tháng, tuần về DS-KHHGĐ; phối hợp với các tổ chức trên địa bàn triển khai các hoạt động quản lý và vận động tới từng hộ gia đình.Có khả năng tuyên truyền, vận động, tư vấn về DS-KHHGĐ và cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình; có khả năng kiểm tra việc duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các hộ gia đình tại địa bàn quản lý. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn TN, Liên đoàn Lao động, Công an, Sở Giáo dục Đào tạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, v.v… tham gia tuyên truyền, vận động về DS, tạo thành sự đồng bộ trong hoạt động truyền thông trên mọi địa bàn dân cư và trong mọi thời gian, thông qua ký kết trách nhiệm phối hợp hàng năm với Trung tâm Dân số-KHHGĐ Thành phố.
Số người có trình độ đại học, trên đại học, cao đẳng, trung cấp; Tỷ lệ % số lượng người có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng va trung học chuyên nghiệp, Tỷ lệ các ngành trường tốt nghiệp…Trình độ học vấn cao sẽ tạo ra các điều kiện giúp khả năng tiếp thu và vận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công việc một cách nhanh chóng và sáng tạo ra các sản phẩm mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế, đòi hỏi cán bộ TT DS-KHHGĐ TPV là phải có khả năng thực hiện các công việc thông qua những kỹ năng cụ thể như kỹ năng quản lý (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phối hợp tổ chức chỉ đạo thực hiện, kỹ năng phân tích thông tin viết BC,…); kỹ năng đào tạo (sử dụng các phương tiện trợ giúp, xây dựng KH đào tạo, sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực,…); kỹ năng tuyên truyền vận động, tư vấn (kỹ nang thuyết trình, kỹ năng viết các thông điệp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động tư vấn,…) để làm việc đạt hiệu quả cao.
Trong đó, công tác truyền thông tiếp tục tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác dân số; các mô hình truyền thông, tư vấn, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc ít người, mang thai tuổi vị thành niên, nhất là duy trì có hiệu quả mô hình “Làng không có người sinh con thứ ba trở lên”. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết là: Đẩy mạnh công tác TT và vận động các tầng lớp nhân dân về công tác DS; Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao hiệu lực quản lý công tác DS-KHHGĐ, trong đó chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác TT ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ cơ sở học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng để làm tốt công tác tuyên truyền DS-KHHGĐ tại Thành phố Vinh, Nghệ An.
Với tính chất của một mạng lưới đội ngũ cán bộ công tác TT DS- KHHGĐ đầy đủ các tuyến, hoạt động tương đối độc lập về chuyên môn nghiệp vụ cụng tỏc TT, đang ngày càng thể hiện rừ là một hệ thống thực sự quan trọng, thực thi có hiệu quả, được đào tạo và tập huấn kỹ năng, kiến thức để sử dụng mọi biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân để họ tự chăm lo sức khỏe cho bản thân và tích cực tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An, cấp huyện có 22 Trung tâm trực thuộc, gồm 21 Trung tâm DS-KHHGĐ của 21 huyện, thành, thị và 01 Trung tâm truyền thông, tư vấn, dịch vụ DS-KHHGĐ; Năm 2013, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An tuyển dụng 480 viên chức làm việc tại UBND 480 phường, xã trên địa bàn toàn Tỉnh và trực thuộc sự quản lý của Trung tâm Dân số-KHHGĐ các huyện, thành, thị.
Để tăng cường kỷ luật kỷ cương của đội ngũ cán bộ công tác TT DS- KHHGĐ tại thành phố Vinh trong thực thi các nhiệm vụ được giao, việc ban hành các văn bản quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức trong Trung tâm đã được thực hiện tốt, cụ thể là: tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi trong công tác; ban hành các quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ viên chức; ban hành các quyết định quy định các tiêu chuẩn, giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tệ nạn sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ khi tiếp xúc với người dân của cán bộ viên chức trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, từ đó nâng cao đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ cán bộ công tác TT DS-KHHGĐ tại thành phố Vinh. Ở thành phố Vinh, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã ban hành một số văn bản quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS như Chỉ thị 08- CT/Th.U ngày 22/1/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới; Nghị quyết số 01/ NQ- HĐND về một số chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn Thành phố Vinh…Mặc dù có nhiều văn bản ban hành, chỉ đạo, nhưng trong thực tế khi cụ thể hóa để tham mưu các ngành liên quan triển khai thực hiện vẫn còn gặp khó khăn, nhất là vấn đề kinh phí cho các hoạt động TT, đào tạo, chế độ chính sách cho cán bộ và chính sách thi đua khen thưởng vẫn còn hạn chế, chưa động viên, khuyến khích được cán bộ và phong trào.
Tiếp tục huy động các nguồn lực từ xã hội, người dân đầu tư cho các hoạt động TT về DS; nâng cao hiệu quả sự tham gia của các ngành, các đơn vị, tổ chức xã hội vào chương trình dân số; Tạo môi trường thuận lợi để người dân tự chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ thông qua các mô hình: Làng Văn hoá- Sức khoẻ, phong trào toàn dân vì sức khoẻ, …; Khuyến khích cộng đồng dân cư lồng ghép các nội dung của chương trình DS vào quy ước, hương ước của làng, bản, cụm dân cư,…. Đội ngũ làm công tác TTDS-KHHGĐ TPV được đào tạo về các kiến thức cơ bản về DS -KHHGĐ, Dân số và Phát triển, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS, về công tác truyền thông vận động; các kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác DS, quản lý chương tình MTQG, lập kế hoạch, điều phối các hoạt động TT về DS/SKSS/KHHGĐ; đào tạo thí điểm các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình cho đội ngũ cán bộ TT DS-KHHGĐ TPV.
Để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền vận động, các điều kiện đảm bảo để đội ngũ cán bộ công tác TT DS-KHHGĐ tại thành phố Vinh phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao như các điều kiện về: nguồn lực (kinh phí, nhân lực), vật lực ( trang thiết bị truyền thông, cơ sở vật chất phục vụ truyền thông), chính sách, các hình thức phối hợp hoạt động truyền thông, tư vấn,…. Đề cao kỷ cương, kỷ luật lao động, quy chế làm việc của cơ quan, giữ gìn văn minh công sở; đẩy mạnh công tác tinh giản biên chế, cho thôi việc đối với các cán bộ, viên chức năng lực, trình độ yếu kém; thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém cũng như sức khỏe không bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao để tuyển dụng cán bộ, công chức mới có trình độ chuyên môn, đạo đức, tác phong và kỷ luật lao động tốt thay thế.
- UBND xã/phường thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình công tác của đội ngũ cán bộ TT tại cơ sở nhằm rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện; Đưa nội dung chính sách DS vào hương ước, quy ước ở thôn, xóm; Tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các cá nhân, đơn vị ký cam kết không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ; Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm cam kết, vi phạm chính sách dân số theo quy định của Đảng và Nhà nước. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và kết quả điều tra khảo sát về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác TT DS-KHHGĐ tại thành phố Vinh, Nghệ An hiện nay, nghiên cứu đã đề xuất 8 giải pháp có tính khả thi cao và phù hợp với thực tiễn công tác DS của thành phố Vinh, đồng thời cũng đảm bảo tính phù hợp với các giải pháp đề xuất của Viện nghiên cứu Các vấn đề xã hội và định hướng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác TT của Tổng cục DS-KHHGĐ.