MỤC LỤC
Từ đây có thể rút ra rằng: Mở rộng tín dụng tiêu dùng phản ánh khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vốn cho nền kinh tế, theo một cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời kỳ, qua đó nó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của TDTD nói riêng và của NHTM nói chung trong quá trình cạnh tranh. Mở rộng tín dụng tiêu dùng là một khí niệm cụ thể, song để thực hiện được thì đòi hỏi chúng ta phải đánh giá một cách đày đủ và chính xác về nó, đặt nó trong mối quan hệ tổng hợp với các chỉ tiêu tài chính khác, quá trình phân tích, đánh giá và mở rộng TDTD hiện đại sẽ góp phần và tạo điều kiện tìm hiểu chính xác nguyên nhân tồn tại, vướng mắc về mở rộng tín dụng tiêu dùng, từ đó giúp Ngân Hàng lựa chọn được các giải pháp thực hiện thích hợp để có thể thực hiện mở rộng tín dụng tiêu dùng trong từng thời kỳ, phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Doanh số cho vay (DSCV) là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng, được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi của doanh số cho vay tiêu dùng năm nay so với năm trước là bao nhiêu, qua đó để có sự mở rộng hay thu hẹp đầu tư vào hoạt động cho vay tiêu dùng hợp lý.
- Luật pháp: Môi trường pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động, cỏc văn bản và quy định của phỏp luật phải mang tớnh chất rừ ràng và có tính đồng bộ cao nhằm hướng các hoạt động xã hội phát triển một cách lành mạnh, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng thông suốt, phát triển vững mạnh và hạn chế những mâu thuẫn có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới lợi ích của hai bên. Ở nhiều nước, đặc biệt là nước phát triển đã có luật tín dụng tiêu dùng, tại các nước này, hoạt động tín dụng tiêu dùng rất phát triển, đầy đủ, cụ thể, kín kẽ, hợp lý khi lập pháp cũng như nghiêm minh trong hành pháp, tư pháp, giảm các quy định rườm rà không cần thiết sẽ tạo nền tảng thuận lợi cho việc phát triển tín dụng tiêu dùng.
Xác định được đối tượng khách hàng của mình là hướng tới khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, ACB chi nhánh Hà Nội đã tích cực đầu tư công nghệ, mở rộng danh mục sản phẩm để có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mọi người trong xã hội.Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card, sớm triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại như: Mobile Banking, E- Banking, SMS Banking…. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội luôn xác định một chiến lược tăng trưởng bền vững và an toàn nhưng vẫn phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ và mở rộng mạng lưới chi nhánh, do vậy quy mô tài sản và lợi nhuận luôn tăng cao trong những năm gần đây, thể hiện qua mức tăng trưởng ổn định lợi nhuận qua các năm cũng như các tỉ lệ ROE, ROA luôn ở mức cao, đồng thời ngân hàng vẫn duy trì các tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn và khả năng thanh toán cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương cho vay mà ACB chi nhánh Hà Nội và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức này thường được áp dụng với khách hàng có nhu cầu vốn vay không thường xuyên, quá trình vay vốn, trả nợ diễn ra nhiều lần trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng và khách hang vay có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ACB chi nhánh Hà Nội 2005 -2007) Cùng với sự chuyển hướng chung của cơ cấu dư nợ toàn chi nhánh, cơ cấu dư nợ TDTD cũng thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đưa tỷ lệ cho vay giữa ngắn hạn và trung dài hạn ngày càng cân đối hơn, phù hợp với cơ cấu nguồn huy động tại chi nhánh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh.
Nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển mạng lưới hoạt động và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn để phục vụ khách hàng tốt hơn, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội đã tiến hành đào tạo tại chỗ và kết hợp cử cán bộ đi đào tạo tại các khoá học về hoạt động ngân hàng, tham gia các khóa học về nghiệp vụ Ngân hàng như nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ kế toán, tín dụng, kỹ năng phục vụ khách hàng, nâng cao kiến thức pháp luật chuyên ngành ngân hàng. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn chưa cao, số lượng khách hàng đến với ngân hàng thì rất nhiều, mà hộ vay tiêu dùng thường là những món vay manh mún, nhỏ lẻ, nhưng khả năng trả nợ của họ lại không đảm bảo cao, hiện tại có nhiều khách hàng muốn vay để cải thiện cuộc sống của mình như sửa chữa nhà cửa, mua sắm hàng hoá có giá trị nhưng qua thẩm định của cán bộ tín dụng thì khả năng trả nợ của họ là thấp, họ không có tài sản để thế chấp.
Cạnh tranh tích cực để phát triển là một triết lý hiện đại đang được các ngân hàng TMCP ở Việt Nam nắm bắt và vận dụng trong chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo, ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội cũng không đứng ngoài xu thế chung đó, trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra và triệt để thực hiện các chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững, một mặt vừa nâng cao sức cạnh tranh trong thời kì hội nhập, một mặt vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tăng trưởng thông qua đa dạng hóa: Trong những năm vừa qua, hệ thống ACB nói chung và ACB chi nhánh Hà nội nói riêng đã tích cực mở rộng tầm hoạt động của mình thông qua việc thành lập một loạt các công ty con như công ty chứng khoán ACBS, công ty cho thuê tài chínhACBL, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACBA, công ty quản lý quỹ.
Trong tình hình hiện nay ngày càng có nhiều ngân hàng ra đời và phát triển nhanh chóng vì vậy đòi hỏi các sản phẩm TDTD phải ngày càng đa dạng, phong phú để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu tốt nhất đối với khách hàng, mặt khác, ngày nay, đời sống của người dân ngày càng cao, họ mong muốn được sử dụng các sản phẩm là thành những tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tê, ngân hàng không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước mà còn phải đương đầu với sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thế giới do vậy đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và linh hoạt nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành và xử lý rủi ro của ngân hàng.
Do vậy, Nhà nước cần có khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học trong khối ngành kinh tế chung để tập trung vào giáo dục cho cho hệ thống các NHTM những vấn đề cần thiết và cơ bản liên quan đến ngõn hàng, nắm rừ những quy luật ngõn hàng, biết ứng biến những luật đú một cách nhanh nhất, linh hoạt nhất trong mọi tình huống có thể xảy ra đồng thời các NHTM thường xuyên cử các đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng của mình đi học những lớp nghiệp vụ mới để họ có thể nắm bắt thông tin và ứng dụng những gì mới nhất, hiện đại nhất mà mình học được vào công việc của mình nhằm đạt được kết quả cao nhất, hoàn thành công việc xuất sắc nhất. Kiến nghị 4 Nhà nước nên tiếp tục xúc tiến các chương trình phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, các chương trình hỗ trợ nông dân và các hộ gia đình nghèo để cải thiện mức thu nhập cho nhóm người có thu nhập thấp ở Việt Nam, thu hẹp dần hố sâu ngăn cách giàu nghèo, tránh tình trạng có sự phân hóa sâu sắc giữa các tầng lớp trong xã hội, để từ đó người dân có cuộc sống tốt hơn, được tiếp xúc với với một nền kinh tế ngày càng phát triển, hiện đại nâng cao mức sống cho người dân, cải thiện đời sống vật chất tinh thần giúp người dân có nhận thức mới về một xã hội văn minh, hiện đại từ đó họ có ý thức phấn đấu vươn lên làm giàu, biết áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào công việc của mình giúp công việc của họ có kết quả cao, tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, kích thích cho phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho họ, tăng GDP cho nền kinh tế đất nước.