MỤC LỤC
- LDL (Low Density Lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng thấp là chất chủ yếu vận chuyển cholesterol và là chất sinh vữa xơ động mạch, LDL chuyên trở 70% cholesterol trong huyết tương tới các tế bào nội biên, chính tỷ lệ cholesterol tự do ở LDL là chất vận chuyển và phân phối cholesterol cho các tế bào và các tổ chức, số phận LDL sẽ được thoái hoá ở gan là chủ yếu, tuy nhiên các mô khác cũng có khả năng này, quá trình thoái hoá của LDL được thực hiện qua nhiều bước, song cuối cùng là sự giải phóng ra cholesterol tự do, sự tăng ứ đọng quá mức cholesterol tự do - là một alcol sẽ gây độc cho tế bào nội mạc, cùng với các yếu tố khác (các yếu tố đông máu, kết tập tiểu cầu, thay đổi tốc độ chảy của tuần hoàn) dẫn đến tình trạng vữa xơ động mạch mà hậu quả của nó là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Theo Nikkila (1981) và Pyorala (1987) thành phần lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuỳ thuộc phần lớn vào cân bằng chuyển hoá và chức năng thận, bệnh nhân đái tháo đường týp 1 nồng độ HDL - C thường tăng do gia tăng phân nhánh HDL2, ngược lại đái tháo đường týp 2 nồng độ HDL - C giảm do giảm phân nhánh HDL2, ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nồng độ triglyceride vẫn tăng mặc dù được kiểm soát đường máu tốt, sự gia tăng vữa xơ động mạch có thể do giảm HDL - C và tăng triglyceride, bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có hàm lượng HDL thấp đặc biệt là HDL2, tăng thoái hoá HDL là một yếu tố liên quan nghịch với hàm lượng HDL - C và ApoA1 trong huyết tương.
Trong trường hợp nồng độ glucose tăng lên, sự chuyển hoá glucose theo hướng glucose 6 - photphat và fructose 6 - phosphat bị giới hạn phần lớn glucose sẽ được chuyển thành sorbitol dưới tác động của aldose reductase mà hậu quả là làm gia tăng đáng kể nống độ NADP+, đồng thời sự chuyển sorbitol thành D - fructose sẽ tăng nồng độ NADH, do đó hậu quả của sự tăng đường huyết trên con đường Polyol sẽ là sự gia tăng tỷ lệ NADP+ / NADPH và tỷ lệ NADP / NADPH, sự gia tăng các tỷ lệ này đưa đến việc sản xuất gốc tự do và kích thích các tiền chất của dicacyl glycerol, mặt khác sự tích tụ sorbitol và fructose trong tế bào sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu nội bào, tăng cường chuyển hoá của myoinositol đưa đến giảm myoinositol do đó làm giảm hoạt tính bơm Na+/K+/ ATPase ở màng tế bào, toàn bộ các thay đổi này góp phần vào sự phỏt triển của đục thuỷ tinh thể, bệnh thần kinh, bệnh vừng mạc và bệnh thận của bệnh nhân ĐTĐ [18], [24], [12]. Nguyên nhân của biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ là do sự phát triển của quá trình vữa xơ, cơ chế hình thành mảng vữa xơ động mạch ở người bị ĐTĐ và không bị ĐTĐ như nhau, chỉ khác là ở bệnh nhân ĐTĐ vữa xơ động mạch xuất hiện sớm hơn, trước hết là nội mạc động mạch bị tổ thương đưa đến sự kết dính tiểu cầu, tiểu cầu tiết ra yếu tố phát triển (Platelet Derived Growth Factor - PDGF) tế bào nội mạc mạch máu cũng tiết ra yếu tố phát triển từ nội mạc (Endothelium Derived Growth Factor -EDGF) các đại thực bào cũng tiết ra yếu tố tương tự (Macrophage Derived Growth Factor - EDGF).
Bệnh mạch ngoại biên là hậu quả của quá trình vữa xơ động mạch kết hợp với những rối loại vi tuần hoàn, người ta quan sát thấy sự vôi hoá xảy ra ở lớp giữa của các động mạch cẳng chân, đùi, và bàn chân, chân thiếu máu, lạnh, mạch yếu hoặc mất, đau cách hồi hiếm gặp nhưng là triệu chứng đặc trưng hiệu quả tắc mạch chi dưới, loét và hoại tử chi dưới do thiếu máu [19]. Ngày nay ngoài những thuốc kinh điển như trên, thế giới còn nghiên cứu được nhiều loại dược phẩm để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, cải thiện được hàm lượng glucose trong máu, đồng thời hạn chế các rối loạn lipid và protid kèm theo, qua đó làm giảm các biến chứng mạch máu, một trong những dược phẩm đó là Benfluorex (Mediator) của hãng Sevier.
- Các đối tượng nghiên cứu đều có chung mẫu bệnh án điều trị thống nhất, theo mục tiêu nghiên cứu, và được phân vào 2 nhóm khác nhau. - Triệu chứng lâm sàng: chóng mặt, buồn nôn, ăn nhiều, tiểu nhiều, rối loạn tiêu hóa, tê bì, đau đầu, sút cân, mệt mỏi, uống nhiều, tức ngực, nhiễm trùng, khó ngủ, ngủ li bì.
- Giải thích và tuyên truyền cho nhóm bệnh nhân dùng Mediator, lý do uống Mediator, cỏch uống thuốc, theo dừi diễn biến khi uống và ghi vào bảng theo dừi hàng ngày. - Theo dừi hàng ngày glucose mỏu, mạch, nhiệt độ, tỡnh trạng tinh thần, dấu hiệu rối loạn tiêu hóa (nôn, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, đại tiện ngày nhiều lần, phân bình thường, phân nát, phân lỏng), mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, lý do phải ngừng điều trị Mediator.
- Định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C bằng phương pháp thử nghiệm điểm cuối và động học 2 điểm, dùng hoá chất chuẩn đo quang. - Bệnh nhân của cả 2 nhóm được sử dụng insulin, vitamin, các thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định thông thường.
- Cân bàn Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao, bơm kim tiêm vô khuẩn.
Nhận xét : triệu chứng gặp nhiều nhất là tiểu nhiều và mệt mỏi gặp ở (92,3%), rồi đến uống nhiều ăn nhiều, gầy sút, sau đó đến các triệu chứng, tê bì, khó ngủ, đau đầu, đau ngực, triệu chứng gặp ít nhất là rối loạn tiêu hoá. Nhận xét : các triệu chứng bốn nhiều đều xuất hiện ở 2 nhóm, ngoài ra kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau ngực, đều xuất hiện ở 2 nhóm không có sự khác biệt với p>0,05.
Nhận xét: hàm lượng cholesterol toàn phần, LDL – C sau điều trị có giảm không có sự khác biệt với p>0,05, giảm hàm lượng triglycerid, tăng HDL – C, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhận xét: sau điều trị hàm lượng các thành phần lipid máu ở nhóm dùng Mediator đều có thay đổi có lợi trong đó tăng HDL - C và giảm triglycerid, giảm tỷ số CT/ HDL - C có ý nghĩa thống kê với p <0,05, nhóm không dùng Mediator có thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ cũng tương tự như một số nghiên cứu của các tác giả khác, các triệu chứng cổ điển như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút, tuy nhiên có một số bệnh nhân đái tháo đường không có triệu chứng lâm sàng, phần lớn các trường hợp bệnh phát triển từ từ, âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng, đa số các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh được phát hiện là nhờ làm xét nghiệm máu trong khám sức khỏe định kỳ. Đôi khi phát hiện được bệnh đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân đến khám bệnh với các lý do khác, qua đó cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ đang ngày càng phát triển song sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh này còn rất hạn chế, và chưa được quan tâm đúng mức vì vậy vấn đề này cần có chiến lược tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho cộng đồng để có thể phát hiện và điều trị sớm, nhằm mục đích giảm thiểu các biến chứng của đái tháo đường, việc kiểm tra đường máu định kỳ cho những người từ 40 tuổi trở lên là việc làm thiết thực cho việc phát hiện sớm bệnh không nên đợi đến khi có các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường cổ điển mới đi khám thì sẽ muộn và đã có nhiều biến chứng rồi.
Nghiên cứu UKPDS là chứng minh nếu cứ tăng 0,1 mmol/l (4mg/dl) thì giảm được 15% nguy cơ biến chứng tim mạch [2], HDL - C bình thường hoặc tăng được xem là yếu tố bảo vệ chống vữa xơ động mạch, chống bệnh tim mạch, ngược lại giảm HDL - C làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu ngoại vi [11], các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều ghi nhận rằng hàm lượng HDL - C thường giảm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, cũng giảm khi kiểm soát đường máu không tốt [17], vì vậy kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là một mục tiêu quan trọng trong điều trị nhằm khống chế và ngăn ngừa biến chứng của bệnh này. * Tóm lại trong nghiên cứu này thay đổi hàm lượng lipid nổi bật ở nhóm điều trị bằng Mediator so với nhóm không điều trị bằng Mediator là giảm triglycerid, giảm tỷ lệ CT/HDL - C và tăng HDL - C giảm tỷ lệ CT/HDL - C có thể giải thích rằng do HDL - C tăng sau điều trị cholesterol thay đổi không có ý nghĩa dẫn tới giảm tỷ lệ CT/HDL - C, vậy 2 thông số cần quan tâm còn lại sau điều trị bằng Mediator ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có rối loạn chuyển hoá lipid là tăng HDL - C và giảm triglycerid.