MỤC LỤC
Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một mặt nào đó của vấn đề xã hội. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là nhâ ̣n ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người.
Các đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp sáng tác chủ yếu trên ba mảng đề tài lớn: Đề tài lịch sử, đề tài sinh hoạt và đề tài “cổ tích” (chữ “cổ tích” ở đây chúng tôi dùng có tính chất ước định, chỉ những truyện viết từ nguồn cảm hứng dân gian kiểu Những ngọn gió Hua Tát, Trương Chi, Giăng lưới bắt chim… Trong đó Giăng lưới bắt chim có người coi là truyện ngắn, có người coi là tiểu luận. Văn bản này hiện đã được tác giả đưa vào tập tiểu luận, nhưng nhiều khi những nhận định của tác giả cũng chưa hẳn đã chính xác, ngay cả đối với tác phẩm của chính mình); nhưng ở mảng nào cũng để lại những giá trị nhất định. Đấy là hình ảnh nông thôn cực nhọc và tiêu cực trong cái guồng quay của những cuộc tàn phá và xây dựng: hình ảnh một người phụ nữ có chồng đi chiến trường, những ông giáo về nông thôn để dạy những lớp bình dân học vụ hoặc bổ túc văn hóa, những đêm xem chiếu phim lưu động… Nguyễn Huy Thiệp cũng miêu tả người nông dân, miêu tả nông thôn trong những ngày đói triền miên vô tận trong cơn trở dạ của lịch sử, miêu tả nông thôn trong nguy cơ tan rã hay tha hóa trước cuộc xâm lấn của đời sống thành thị, với những tư tưởng hoàn toàn xa lạ….
Đó là những người cần cù, có ý thức vì tập thể, có ý thức lao động để một phía, xây dựng chủ nghĩa xã hội, một phía, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam; đó là những người nông dân sẵn sàng xả thân, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những gì thuộc riêng tư “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” để rồi “Đêm nay rừng hoang sương muối/ nằm cạnh bên nhau chờ giặc tới” mà vẫn say đắm với mảnh trăng treo đầu súng. Chương trong Con gái thủy thần toan ra tay giết người cướp của vì đói, chỉ cần tiền để đủ ăn bát phở, nhưng có lẽ không chỉ vì cái đói cụ thể trước mắt, trong khoảnh khắc ấy, mà vì nỗi hận thù với cái đói triền miên, vì lòng căm phẫn với việc bị lừa lấy đôi hoa tai đồ chơi trẻ con, và vì bao nhiêu nỗi thương thân tủi phận; Đặng Xuân Bường (Những người thợ xẻ) cưỡng hiếp Quy có lẽ chỉ một phần nào đó bởi ham muốn, mà một phần bởi lòng căm thù đối với ông Thuyết giám đốc nông trường. Có thể đó là hành trình con người đi tìm lại bản lai diện mục trong cảm hứng tôn giáo, cũng có thể là hành trình đi tìm lí tưởng, mong vượt thoát những khuôn khổ chật chội không thể nuôi dưỡng những khát vọng về sự giải phóng một năng lượng tinh thần ghê gớm… Nhưng dù giải thích theo cách nào đi nữa, đấy cũng là những hành động xuất phát từ lòng cuồng mê trong những bí triết lí, những huyền thoại bí ẩn của nông thôn.
Nông thôn ngập tràn trong vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng “những dãy nũi xanh xa xôi tít tắp kia, nơi ấy lẩn khuất trong mây trắng và sương mù, nơi không khí rất sạch và khoáng đạt, nơi mà hoa cúc dại nở vàng rực rỡ như mê như man đầy trong những thung lũng hoang vắng không có một bóng người nào” (Sống dễ lắm). UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và. Nhìn thẳng vào sự thật, viết về “cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, màu đỏ với màu đen đầy rẫy những biến động bất ngờ” (Phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải), truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phát hiện ra rất nhiều những vẻ đẹp tâm hồn con người.
“Trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều sự kiện, nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật… Hệ thống sự kiện trong cốt truyện được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền số phận các nhân vật” [20;89]. Từ điển thuật ngữ văn học của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1998 đề cập đến bi kịch: “phản ánh bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng”. Ngay cả truyện Con gái thuỷ thần cùng có bi kịch, đó là bi kịch của cuộc sống, cuộc sống thể xác cuốn Chương hướng về thành phố, nhưng ý thức lại là khát vọng tìm thấy điều huyền thoại, là cảm giác tái tê, chua xót khi chứng kiến kiếp sống mòn mỏi ở làng quê, những định kiến hủ tục nặng nề… Chương cũng dằn vặt đau đớn khi nhận ra trong con người mình ẩn chứa “một con quỷ” ích kỷ, cô đơn, bị làm nhục, hoài nghi đủ thứ, vụ lợi và đê hèn đang giết chết những khát vọng cao thượng tử tế trong thân xác phàm tục của chính mình.
Khi miêu tả khuôn mặt ông Thuyết (Những người thợ xẻ): “mặt đen mà tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng như răng chó”. Đây là một chi tiết đơn giản, chỉ qua vài chi tiết đặc tả da mặt, lông mày, răng của nhân vật mà qua đó nhân vật tự hiện lên với một ngoại hình không chỉ xấu xí mà còn đáng kinh hãi. Cách Nguyễn Huy Thiếp so sánh ví da mặt người ta như da ở bìu dái, đó là một sự độc địa, hằn học như oán ghét, còn nữa, ví răng người ta vàng như răng chó cũng thật là độc địa. Ở đây ta thấy có vẻ như người kể chuyện muốn thông qua một vài chi tiết đắt để trút bỏ phẫn uất của mình chứ có ai lại nói một người đến như thế. Chẳng hạn tả ông Nhiên trong Con gái thuỷ thần " Chân giao chỉ, ngắn củn không thẳng mà toẽ hẳn ra". Cách miêu tả này hướng người đọc nghĩ ngay đến một con người có số phận nhỏ bé, tội nghiệp, có vẻ bảo thủ, trì trệ, chậm tiến). Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được miêu tả dưới nhều hình thức, bằng nhiều thủ pháp, trong đó việc nhìn nhận nhân vật từ góc độ cái hài, thể hiện trong các chi tiết, theo chúng tôi là một đặc điểm hết sức quan trọng Những chi tiết kiểu như thế, thực sự xuất hiện không đậm đặc, không liên tục như các nhân vật được miêu tả trong sáng tác của một số nhà văn khác như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao… trước đó. Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp thật khó gặp những chân dung kiểu nếu lấy cái kim khẽ chạm nhẹ vào má quan, người ta có thể thấy hàng lít nước nhờn nhờn chảy ra, thứ nước mà ta quen gọi là mỡ; cũng không có kiểu nhân vật kiểu Oẳn Tà Roằn…, nhưng những chi tiết hiếm hoi đó luôn đủ sức để thể hiện tình thế hài hước của nhân vật, và quan trọng hơn là những quan niệm có yếu tố hài hước của người kể chuyện, của nhà văn về cuộc sống.
Việc miêu tả nhân vật bằng những chi tiết trào lộng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nói chung và những truyện viết về nông thôn nói riêng là sự xuất hiện trở lại của cảm hứng trào phúng trong văn học Việt Nam truyền thống, và đặc biệt là trong văn học Việt Nam 1930 – 1945. Nguyễn Huy Thiệp đôi khi gắn những phát ngôn tục tĩu vào miệng những nhân vật không thể phát ngôn tục tĩu, gắn những lời lẽ thanh cao vào miệng những nhân vật không thể nói những lời lẽ thanh cao, gắn những lời minh triết vào phát ngôn của những khối óc rất bình thường, gắn những lời bỗ bã cho những quan hệ tôn ti không thể sỗ sàng, bỗ bã. Hiện tượng đa thanh là sản phẩm phổ biến của hoạt động ngôn ngữ trong quy luật tác động lẫn nhau giữa các phát ngôn, còn ý thức tổ chức nghệ thuật cho một tiểu thuyết đa thanh là cả một quá trình vận động của văn học khi nghệ sĩ xác lập trở lại vai trò, vị trí của mình trong mối.