Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn tại các trường mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Một số khái niệm cơ bản

Theo Từ điển Tiếng Việt, hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định” [46, tr.452]. Theo Từ điển Giáo dục học, hoạt động là “hình thức biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh. Còn đối với từng khía cạnh của thực tiễn, hoạt động là quá trình diễn ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích nhất định trong đời sống xã hội [37, tr.191]. Hoạt động của con người luôn luôn xuất phát từ những động cơ nhất định do có sự thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, ý thức trách nhiệm.. Cả động cơ và mục đích cùng thúc đẩy con người tích cực và kiên trì khắc phục khó khăn để đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên với cùng một mục đích hoạt động như nhau có thể có những động cơ rất khác nhau. Ngoài các yếu tố mục đích và động cơ, hoạt động còn có đặc trưng là phải biết sử dụng các phương tiện nhất định mới thực hiện được như công cụ và cách sử dụng công cụ, phương tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa đựng trong ngôn ngữ, cách thức làm việc bằng trí óc và chân tay, nghĩa là hoạt động đòi hỏi phải có các kỹ năng và kỹ xảo sử dụng các phương tiện. Như vậy, hoạt động là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và. nhóm xã hội. Hoạt động có những đặc điểm:. - Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng. - Con người là chủ thể của hoạt động. - Hoạt động có sử dụng các phương tiện công cụ để tác động vào đối tượng. - Hoạt động được thực hiện trong những điều kiện lịch sử-xã hội nhất định. Hoạt động chuyên môn i) Chuyên môn. Chuyên môn là lĩnh vực kiến thức riờng của một ngành khoa học, kỹ thuật. ii) Chuyên môn sư phạm. Chuyên môn sư phạm là một ngành khoa học về lĩnh vực GD&ĐT, có nội dung, có phương pháp sư phạm riêng biệt. Đối với chuyên môn của nhà khoa học thì lĩnh vực chuyên môn của họ là tinh thông nghề nghiệp, sự hiểu biết của họ về lĩnh vực của mình. Còn chuyên môn sư phạm không những chỉ có hiểu biết và tinh thông về lĩnh vực nghề của mình mà còn phải biết truyền thụ những tri thức đó cho học sinh. iii)Hoạt động chuyên môn. Hoạt động chuyên môn là hoạt động đặc trưng cho một ngành, nghề trong xã hội. HĐCM nghiệp vụ của GV là hoạt động đặc trưng cho nghề dạy học. Do tính chất của nghề nghiệp mà HĐCM nghiệp vụ của GV có nội dung phong phú. Trước đây HĐCM nghiệp vụ của GV thường chỉ giới hạn ở giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp. Nếu quan điểm như vậy thì rất phiến diện. Ngoài giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp ra, HĐCM nghiệp vụ của GV còn bao gồm cả công việc như tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, GD học sinh ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học GD.. Các nội dung HĐCM nghiệp vụ của GV có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trong đó, giảng dạy và GD học sinh là hai nội dung HĐCM nghiệp vụ cơ bản của GV. Những nội dung khác phải phục vụ hỗ trợ để GV thực hiện tốt hoạt động giảng dạy và GD học sinh. Ở từng nội dung, HĐCM nghiệp vụ của GV lại có những yêu cầu cụ thể, dưới dạng những thao tác, hành động sư phạm nhất định. iv) Hoạt động chuyên môn ở trường MN. Tác giả Hà Sỹ Hồ cũng cho rằng “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [14 ].

Trường MN trong hệ thống GD quốc dân 1. Vị trí của trường MN

Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, cho tới nay GDMN đã tồn tại với đủ các loại quy mô, loại hình, thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm, với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và thế mạnh của từng vùng, miền, được sự quan tâm của Đảng và Chính quyền các cấp, GDMN đã thực sự tạo được niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp GD chung. Ngoài việc quản lý GV và trẻ em, quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật, trường MN còn có nhiệm vụ giúp đỡ các cơ sở GDMN khác trên địa bàn, chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong ND, CSGD trẻ em; kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia đình và cộng đồng.

Công tác quản lý HĐCM ở trường MN

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, hợp lý giữa: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng…Phải xây dựng thực đơn hàng tuần, phù hợp với từng mùa đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn, giúp trẻ ăn ngon, ăn hết tiêu chuẩn. Do đặc điểm cơ thể của trẻ từ 0-6 tuổi còn hết sức non nớt, tốc độ phát triển nhanh, trẻ rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh…nên đòi hỏi công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần luôn đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ CSGD trẻ ở trường MN.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và VH-GD của huyện Đông Sơn Đông Sơn là vùng đất được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, có

- Phối hợp với Công đoàn ngành GD có biện pháp củng cố về tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp lệnh thanh tra, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo tinh thần Nghị định 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ và “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD-ĐT của Bộ GD&ĐT. Khác với các cấp học khác (thi học sinh giỏi diễn ra theo hàng năm tương đối ổn định về nội dung, hình thức….), đối với trẻ mầm non, tùy theo các chuyên đề trọng tâm đang chỉ đạo của bậc học (ví dụ: chuyên đề GD an toàn giao thông, GD dinh dưỡng-vệ sinh an toàn thực phẩm, GD bảo vệ môi trường, Tăng cường đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào GD trẻ….) để các cấp quản lý lựa chọn chủ đề, nội dung cho các hội thi dành cho trẻ, mỗi năm một chủ đề, nội dung khác nhau, ít có sự lặp lại giữa các năm học.

Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ CBGV mầm non năm học 2009-2010
Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ CBGV mầm non năm học 2009-2010

Nguyên nhân của thực trạng 1. Nguyên nhân thành công

Xuất phát từ những cơ sở lý luận về hoạt động, hoạt động chuyên môn, quản lý, quản lý HĐCM trong trường MN, căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng, qua phân tích đánh giá về thực trạng công tác quản lý HĐCM các trường MN huyện Đụng Sơn, tỉnh Thanh Hoỏ cho thấy rừ về những nguyờn nhõn của thành cụng cũng như những nguyên nhân của hạn chế. Những kết quả đạt được và những tồn tại của công tác quản lý HĐCM ở các trường MN huyện Đông Sơn là cơ sở để nghiên cứu tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐCM ở các trường MN huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược và phát triển sự nghiệp GDMN của địa phương, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Các nguyên tắc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐCM ở các trường MN

Tăng cường quản lý việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Tăng cường tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, như: Huy động phụ huynh thay phiên nhau tham gia vào quá trình tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường MN (áp dụng đối với đơn vị có số trẻ bán trú thấp, mức tiền ăn đóng góp thấp hoặc số cô nuôi ít, không có điều kiện hợp đồng thêm..) nhằm cho phụ huynh thực tế thấy được chất lượng bữa ăn và hoạt động chăm sóc bữa ăn của trẻ ở trường, họ là những "nhân chứng sống”, "cộng tác viên” tích cực tuyên truyền đến các bậc phụ huynh khác để họ tin tưởng và cho trẻ ăn ở bán trú tại trường, tự nguyện nâng mức ăn để đảm bảo lượng calo cho trẻ và giảm cường độ lao động cho các cô nuôi; Tổ chức các hội thi liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN, đa dạng hoá các đối tượng dự thi (GV, trẻ, phụ huynh..) để thu hút cộng đồng tham gia nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.v.v. * Quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ an toàn cho trẻ. - Hiệu trưởng chú ý đến các biện pháp thực hiện phòng bệnh theo mùa và phòng tránh tai nạn cho trẻ. Thường xuyên nhắc nhở GV kiểm tra các điều kiện, phương tiện ND, CSGD trẻ và chú ý quản lý trẻ trên mọi hoạt động, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Chỉ đạo cán bộ phụ trách y tế của trường phối hợp với y tế địa phương và GV ở từng nhóm, lớp thực hiện nghiêm túc, có nề nếp việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2lần/ năm; Theo dừi cõn nặng hàng quý ở mẫu giỏo, hàng thỏng ở nhà trẻ; Thực hiện tiêm phòng cho 100% số trẻ theo quy định, ghi nhớ vào biểu đồ và sổ theo dừi sức khoẻ của trẻ. Phỏt hiện những chỏu mắc bệnh, nhanh chúng bỏo với phụ huynh điều trị theo sự chỉ dẫn của y tế. - Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong. các bậc phụ huynh. Kết hợp chặt chẽ với gia đình chăm sóc trẻ, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, trẻ khuyết tật hoà nhập.. - Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ: Đảm bảo trẻ được ngủ đúng, đủ giờ theo độ tuổi và ngủ ngon giấc; Hình thành trong toàn trường nề nếp tốt trong giờ ngủ: đi nhẹ, nói khẽ …; Tạo nơi ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; Trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho giấc ngủ của trẻ. - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc chăm sóc trẻ đúng quy định theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ;. - Chỉ đạo GV thường xuyên rèn luyện những thói quen, kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh cho trẻ: Vệ sinh thân thể; Vệ sinh quần áo; Vệ sinh ăn uống và một số thói quen vệ sinh khác như đi vệ sinh đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi.. - Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ ở tất cả các mặt: Vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ. Đảm bảo cho trường, lớp luôn sạch sẽ, GD mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh. b) Tổ chức tốt các hoạt động GD ở trường MN, đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động. Đối với trẻ mẫu giáo theo quy định là 01 lần/năm vào cuối năm học với tất cả mọi trẻ trong độ tuổi của lớp, thực tế nên thực hiện mỗi năm học 02 lần vào cuối kì 1 và cuối năm học (đánh giá cuối kì 1 nhằm giúp GV dự báo được chất lượng trẻ và có biện pháp điều chỉnh kế hoạch nhằm hướng tới mục tiêu cần đạt cuối năm; đánh giá trẻ cuối năm học nhằm làm căn cứ để xây dựng kế hoạch ND, CSGD trẻ vào năm học tiếp theo).

Quản lý việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ một cách khoa học

Mặt khác chương trình mới là chương trình khung, mang tính định hướng, kế hoạch phải đảm bảo chu trình khép kín: Từ khâu xác định mục tiêu cần đạt cho từng độ tuổi -> lựa chọn các chủ đề, phân chia theo quỹ thời gian trong năm học -> lập kế hoạch thực hiện cho từng chủ đề lớn -> lựa chọn các chủ đề nhánh để thực hiện -> đánh giá sự phát triển của trẻ ..Trong khi năng lực, trình độ của CBGV mầm non hiện nay không đồng đều, còn nhiều hạn chế - nhất là kỹ năng xây dựng kế hoạch, số lượng GV ở mỗi nhóm lớp chưa đủ theo quy định, quỹ thời gian GV dành cho nghiên cứu còn ít vì vậy việc phân định cụ thể trách nhiệm cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV trong việc lập kế hoạch ở giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. + Giai đoạn đầu khi mới triển khai chương trình, CBQL (Phó hiệu trưởng chuyên môn) căn cứ thực tế trường, lớp, trẻ ở địa phương, thảo luận trao đổi thống nhất với các tổ trưởng chuyên môn để xây dựng mục tiêu cần đạt cuối độ tuổi cho từng khối lớp; xác định các chủ đề sẽ thực hiện trong cả năm học, phân phối các chủ đề vào quỹ thời gian trong năm (khoảng 35 tuần thực học); xác định mục tiêu cần đạt cho từng chủ đề lớn.

Quản lý tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL và GVMN;

- Bồi dưỡng GV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GD, nâng cao kỹ năng sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, trang bị đầy đủ các kỹ năng như: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức các hoạt động ND, CSGD trẻ, kỹ năng quản lý lớp học, kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, phụ huynh và cộng đồng. - Để tạo điều kiện cho việc tự học, tự bồi dưỡng của GV đạt kết quả cao thì phải có kế hoạch cụ thể trong việc mua sắm tài liệu, tạp chí cần thiết, trang thiết bị dạy học, xây dựng tủ sách nhà trường ..tổ chức tham quan các trường MN chất lượng cao trong và ngoài tỉnh, trang cấp các loại phương tiện hiện đại để họ có thể tiếp cận thông tin mới về GDMN trong nước và trên thế giới.

Thường xuyên kiểm tra và tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ đối với GVMN

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình CSGD trẻ (kiểm tra thực tế giờ dạy và việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, kiểm tra hoạt động quản lý trẻ và quản lý lớp; Kiểm tra việc soạn bài trước khi đến lớp, trang trí, tạo môi trường cho trẻ hoạt động theo chủ đề, làm các loại kế hoạch cá nhân, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, việc thực hiện các chuyên đề, khả năng phối hợp, tư vấn của GV với ban giám hiệu và phụ huynh trong công tác ND, CSGD trẻ ..). Trong một năm học, tối thiểu mỗi GV trong trường phải được kiểm tra (toàn diện và từng mặt) ít nhất là 3-4 lần. Mỗi tháng phải được CBQL dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách 1-2 lần. Mỗi ngày phải được CBQL thăm lớp, kiểm tra việc thực hiện theo chế độ sinh hoạt ngày ít nhất 01 lần. - Phương pháp kiểm tra:. + Phỏng vấn, tọa đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra của các thành phần có liên quan. + Trực tiếp kiểm tra việc tổ chức các hoạt động của trẻ theo thời gian biểu trong một ngày: đón trẻ, trò chuyện, vệ sinh, tổ chức giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ và hoạt động ngoài trời. Hoặc có thể làm các trắc nghiệm nhỏ trên trẻ bằng cách hỏi trẻ một số kỹ năng, bài tập ngắn, đồng thời kiểm tra được xem GV có thực các nội dung GD hay hay cắt xén chương trình. Trờn cơ sở xem xột và phõn tớch những cụng việc trờn, phải nờu rừ những ưu, khuyết điểm trong nội dung, phương pháp CSGD trẻ của GV để họ phát huy được những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng CSGD. - Cải tiến các hình thức kiểm tra:. + Kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra toàn diện. + Kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, hình thành ở CBGV ý thức làm việc không vì kiểm tra mà làm việc mà phải vì sự phát triển của đứa trẻ và lợi ích chung của toàn trường. + Ngoài hai hình thức kiểm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng CBQL phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên GV để nắm tình hình bổ sung kịp thời các vấn đề mà GV còn vướng mắc đặc biệt là công tác quản lý chuyên môn. - Sau kiểm tra phải tổng kết rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng đúng mức những GV làm tốt, đồng thời tìm ra những nguyên nhân của các thiếu sót, giúp GV khắc phục, sửa chữa. - Lưu giữ hồ sơ làm căn cứ để xếp loại GVMN. b) Tổ chức tốt đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV cuối kỳ, cuối năm học.

Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động chuyên môn ở trường MN

- Quản lý tốt việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, làm cho đội ngũ GV nhận thức rừ vai trũ, tỏc dụng của thiết bị, đồ dựng dạy học trong đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GD, từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác tối đa công dụng của đồ dùng, đồ chơi vào tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ theo các chủ đề giáo dục, mang lại chất lượng và hiệu quả trong thực hiện chương trình GDMN. + Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GD theo các nội dung chương trình của GDMN, đóng góp cả trí và lực cho GDMN, tổ chức những chuyên đề, hội thảo cho các nhà giáo, những người tâm huyết với GD, các bậc phụ huynh có ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá và hiến kế để ngành GD có sự chỉnh lý cho phù hợp, mời những chuyên gia, những người có kinh nghiệm về GDMN tham gia các hoạt động GD với nhà trường.

Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐCM ở các trường MN huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ trong các nhà trường MN, CBQL phải biết linh hoạt vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp quản lý cho phù hợp với tình hình kinh tế ở mỗi địa phương của mỗi nhà trường. Trên cơ sở những kiến thức đã được học, vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn chúng tôi hy vọng rằng những giải pháp được đưa ra trên đây có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng ND, CSGD trẻ trong các trường MN huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải  pháp đề xuất.  ( ĐVT: %)
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất. ( ĐVT: %)