MỤC LỤC
Nguồn: Trạm khí tượng thủy vàên Cao Lãnh- Đồng Tháp, 2005 Chế độ thủy văn của tỉnh chịu tác động bởi 3 yếu tố: Lũ, mưa nội đồng và thủy triều Biển Đụng hỡnh thành 2 mựa rừ rệt: Mựa lũ trựng với mựa mưa và mựa kiệt trùng với mùa khô. Đỉnh triều vào mùa kiệt vùng phía Bắc thường thấp hơn mặt ruộng từ 0,8 - 1,5m, phía Nam đỉnh triều dao động cao thấp so với mặt ruộng nhưng thời gian dao động đỉnh triều ngắn nên mức độ khai thác nguồn nước tự chảy có giới hạn.
Được phân bố dọc theo ven sông (sông Tiền, sông Hậu), cồn hoặc cù lao dạng trầm tích theo dòng chảy, cótrữ lượng trên 700 triệu khối được khai thác sử dụng trong công nghiệp xây dựng gồm cát san lấp mặt bằng và cát xây dựng đã và đang khai thác có hiệu quả, khối lượng khai thác hàng năm khoảng 5 - 6 triệu m3. - Sét gạch ngói: Có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh vời trữ lượng lớn, đã và đang được khai thác sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói). - Sét Kaolin: Có nguồn trầm tích sông, được phân bố rộng khắp ở các huyện phía Bắc sông Tiền. Kaolin Đồng Tháp có những đặc điểm sau:. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp sành sứ, gốm sứ mỹ nghệ. Trừ lượng sét Kaolin rất lớn và hiện nay nhu cầu khai thác chưa đáng keồ. - Than bùn: Có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười ở hai dạng: dạng vĩa và dạng dòng sông cổ thuộc bưng biền, đầm lầy. Than bùn ở Đồng Tháp có nhiệt lượng cháy từ 4.100 - 5.700 kcal/kg, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, trích ly chất kích thích tăng trưởng, tăng năng suất cây trồng. Đến nay, nguồn nguyên liệu này chưa đủ điều kiện để khai thác sử dụng. Tài nguyên nước là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Có 3 nguồn nước chính. Nước mưa là nguồn nước có chất lượng tốt cần cho ăn uống và sinh hoạt ở của người dân mà nhất là vùng nông thôn của tỉnh, nhất là những vùng thiếu nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, vì lượng mưa chỉ tập trung trong 6 tháng mùa mưa nên việc lưu trữ và sử dụng nước trong mùa khô là vấn đề hết sức khó khăn đối với các vùng nông thôn nghèo. Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn, tuy nhiên cục bộ theo thời gian vùng trũng sâu thuộc trung tâm Đồng Tháp Mười vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa còn bị ảnh hưởng nước phèn. Ngoài ra, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng phía Bắc Tỉnh là sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự, đưa nước ra và rút nước cho đồng ruộng từ sông Tiền và sông Hậu. Phía Bắc tỉnh có rạch Ba Răng, Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, sông Cao Lãnh, Cần Lố,…. phía Nam tỉnh có sông Cái Tàu Hạ và sông Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc, rạch Lấp Vò, Lai Vung,… Trong tỉnh còn có hệ thống sông rạch tự nhiên làm nhiệm vụ hệ thống kênh, rạch phát triển khá hoàn chỉnh, phục vụ cho giao thông đường thủy, đưa nước và rút nước cho đồng ruộng. Thời gian từ 1976 đến nay, do hệ thống thủy lợi đã vươn sâu vào Đồng Tháp Mười làm cho phèn bị pha loãng, nước lũ rữa trôi phèn, nên phạm vi phèn hiện nay bị thu hẹp đáng kể, chỉ còn nhiều ở khu vực Tràm Chim, Cà Dâm thuộc huyện Tam Nông và Hưng Thạch thuộc huuyện Tháp Mười. Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vĩa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, trong đó có nhiều tầng bị nhiễm mặn hoặc phèn từ lúc. Khu vực phía Nam kênh Ngyễn Văn Tiếp A và phía Nam sông Tiền, nguồn nước ngầm rất dồi dào. Nhìn chung, nguồn nước ngầm ở đây mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ cho sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. Nước ngầm thật sự đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội trong lưu vực, đặc biệt là dùng để cấp nước sinh hoạt nông thôn, dùng trong nông nghiệp và trong sản xuất công nghiệp. Việc khai thác nước ngầm dùng cho sinh hoạt ở các vùng nông thôn hoặc ở các cụm dân cư của xã đều ở quy mô nhỏ. Đối với một số vùng như đvùng Đồng Tháp Mười thì nguồn nước ngầm bị hạn chế và bị nhiễm Asen rất cao. Vì thế, người dân ở khu vực này rất cần nguồn nước mặt và nếu chất lượng nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì sẽ có tác động xấu đến cuộc sống của người dân. Do nhu cầu sử dụng nước rất cao trong sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp, và đặc biệt là không có quy định và chính sách hợp lý trong việc quản lý sử dụng tài nguyên nước nên việc gây ra tình trạng lãng phí nguồn nước ngầm. Hiện tượng sụt áp đã xảy ra, độ chênh lệch giữa mực nước ngầm trong mùa mưa vào khoảng 20 m đã chứng minh cho thấy trữ lượng nguồn nước ngầm ngày càng sụt giảm đáng kể. Việc khai thác nước ngầm hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần phải quan tâm trong công tác quản lý: a) Việc xử lý vách đường ống khoan để hạn chế ô nhiễm tầng nước; b) Ô nhiễm nguồn nước ngầm từ nước thải công nghiệp hoặc rỉ từ bãi rác; c) Quản lý và đánh thuế hợp lý trong việc sử dụng tài nguyên nước để hạn chế việc sử dụng lãng phí nguồn nước ngầm vốn đã hiếm.
3797 hộ kinh doanh cá thể tạo ra lợi thế trực tiếp cũng như gián tiếp trong khâu lưu thông phân phối hàng hóa, dịch vụ, đồng thời chợ đầu mối trung tâm cung cấp vật tư hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng với tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2000 đạt trên 3 tỷ đồng. Hiện trên toàn tỉnh có trên 856 đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 86 công ty và doanh nghiệp tư nhân và 770 hộ sản xuất cá thể với ngành nghề chủ yếu: chế biến lương thực, chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, thuốc tân dược, cơ khí sửa chữa.
Về công nghiệp: tuy có phát triển nhưng còn chậm, còn chiếm tỷ trọng thấp, công nghiệp phần lớn là nhỏ, cơ sở kỹ thuật kém, thiết bị công nghệ lạc hậu,sản phẩm còn ở dạng thô, chất lượng kém, thiếu sức cạnh tranh. Ngoài ra, còn có một số ngành nghề truyền thống như: đan lát, rèn, đóng xuồng ghe, làm bún,….
Ngành Dõn số - Gia đỡnh vàứ Trẻ em đó cú nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện cỏc chương trỡnh truyền thụng dõn số, kế hoạch húa gia đỡnh vàứ cỏc chương trình quốc gia khác, đặc biệt là kế hoạch giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lờn ở cỏc đối tượng vàứ địa bàn cú nguy cơ sinh cao. Tóm lại, trong 6 tháng đầu năm 2005, các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn, góp phần cùng với Tỉnh thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng cao; các hoạt động vàên húa, xó hội cú bước phỏt triển mới; quốc phũng, an ninh được tăng cường vàứ giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định; cải cách hành chính đạt kết quả tích cực, dân chủ phát huy ngày càng sâu rộng, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, tình hình giáo dục tiếp tục được chấn chỉnh, chất lượng giáo dục nhìn chung có tiến bộ, nhưng có mặt còn bất cập, nhất là cấp tiểu học, công tác phổ cập còn nhiều khó khăn, việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhiều nơi chưa bảo đảm cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Chương trình y tế quốc gia cùng với hệ thống phòng dịch, y tế tư nhân và mạng lưới hệ thống các cửa hàng dược phẩm bán thuốc chữa bệnh phát triển rộng khắp, đã góp phần làm tốt chức năng chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh kịp thời và hạn chế có hiệu quả các loại dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh truyền nhieóm nguy hieồm.
Đồng Tháp có nhiều vĩa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, trong đó có nhiều tầng bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn từ lúc mới tạo thành nên khu vực phía Bắc Kênh Nguyễn Vàên Tiếp A, nước ngầm ở tầng sâu 100-300m, còn riêng địa bàn huyện Tân Hồng, nước ngầm ở tầng nông 50- 100m có thể sử dụng được cho sinh hoạt. Trong những năm gần đây, đất chuyên dùng có xu hướng tăng lên, chủ yếu là đất dành cho phỏt triển giao thụng vàứ xõy dựng, điều này thể hiện xu hướng chuyển biến tích cực góp phần hoàn thiện dần hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, thu gom chất thải rắn đồng thời cũng tạo tiền đề cho phỏt triển cụng nghiệp vàứ dịch vụ.
Với hơn 13.483 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm xen lẫn trong các khu dân cư với các ngành nghề phong phú, đa dạng và hiện có khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất dạng này chưa có đầu tư hệ thống xử lý khí thải, nước thải là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vụ thưa kiện về ô nhiễm môi trường, do các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn, nước thải, mùi hôi. Mặc du,ứ đõy là mụ hỡnh cú hiệu quả, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, nhưng chất thải do nuôi vịt làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt, nhất là vào mùa nước kiệt và trong những năm qua dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra, do vậy hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa ô nhiễm nguồn nước mặt và lây lan dịch bệnh cần phải sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Tuy nhiên, để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm theo đúng thời gian qui định của Thủ tướng Chính phủ và nếu có kinh phí kịp thời thì rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cùng với nhân dân địa phương để tiến hành các giai đoạn thực hiện việc xây dựng và lắp đặt, vận hành công trình xử lý ô nhiễm. Vấn đề mất đất canh tác nông nghiệp dù được điều chỉnh như thế nào đi nữa nhưng cuối cùng đều dẫn đến kết quả là một bộ phận nông dân không còn đất sản xuất, phải chuyển sang lĩnh vực khác mà chủ yếu là công nhân nông nghiệp hoặc nhiều nghề tự do khác trước khi có một số nào đó có thể được vào làm trong các xí nghiệp công nghiệp.
Kết quả phân tích về chất lượng nước mặt ở một số nơi trong tỉnh (phụ lục) cho thấy nước mặt ở một số sông chính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, chỉ số ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học (BOD5, COD), vi sinh luôn cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định về chất lượng nước mặt trong cả mùa mưa và mùa khô. Tóm lại, nước mặt ở các lưu vực sông chảy qua tỉnh Đồng Tháp trong mùa lũ có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm phân, số mẫu phân tích được đều vượt tiêu chuẩn quy định trong TCVN 5942 - 1995 (loại A), áp dụng đánh giá đối với nước mặt dùng làm nước cấp sinh hoạt nhưng phải qua xử lý theo quy định.
Mặc dù đã có chỉ thị 200/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc giải tỏa và nghiêm cấm xây dựng các nhà vệ sinh trên sông rạch đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thay đổi tập quán thải phân và nước tiểu trực tiếp xuống nguồn nước mặt, nhưng do thói quen sử dụng, điều kiện tự nhiên sông nước và chưa tìm ra được một mô hình cầu tiêu hợp vệ sinh thích hợp nên việc sử dụng cầu tiêu ao cá trên sông vẫn còn là một giải pháp phổ biến của người dân nông thôn ở Đồng Tháp, điều này đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm các nguồn nước và gây mất vệ sinh nghiêm trọng trong việc sử dụng các nguồn nước mặt để ăn uống và sinh hoạt. Thành phần nước thải sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào loại hình sản xuất và dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm,… Trong nước thải sản xuất, ngoài các loại cặn lơ lững còn có nhiều loại tạp chất hóa học khác nhau như các chất hữu cơ, các loại chất độc, các chất gây mùi,…Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở sản xuất như cơ sở sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất phân bón, trại cưa, giết mổ gia súc,…nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất này đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng không tiến hành xử lý mà thải trực tiếp xuống dòng sông gây ra tình trạng thiếu hụt oxy nghiêm trọng trong nguồn nước.
Vì vậy, đầu tư xây dựng thủy lợi là yếu tố quyết định để phát triển ngành công nghiệp theo chiều sâu và thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Sau khi hệ thống thủy lợi nội đồng của Đồng Tháp được xây dựng hoàn chỉnh, nâng dòng chảy phù sa từ sông Tiền vào vùng rốn Tháp Mười (3 huyện: Tháp Mười, Tam Nông và Tân Hồng) khoảng 800-1.000m3/giây, giúp xả phèn, cải tạo màu mỡ cho đất, chủ động sản xuất 2 vụ lúa ăn chắc, đưa sản lượng lương thực của Đồng Tháp năm 2003 dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, Đồng Tháp gặp không ít sự phản đối từ các tỉnh hạ nguồn, ít nhiều tác động đến dòng chảy của lũ, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất, nuôi trồng thủy sản, ngăn mặn, giữ ngọt.. Huy động nhiều nguồn vốn để thi công hoàn chỉnh các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý như: hệ thống kênh trục , kênh cấp 1, 2, 3, hệ thống bờ bao, công trình tưới tiêu, thủy lợi nội đồng, bờ bao bảo vệ thị xã, thị trấn, khu dân cư,…phân bổ trên 6 vùng dự án thủy lợi chính của tỉnh, theo hướng kết hợp thủy lợi với giao thông và phục vụ đắc lực cho nuôi trồng thuỷ sản, tạo sự chủ động tưới tiêu cho trên 180 ngàn ha đất trồng cây hàng năm gieo trồng 2 - 3 vụ trong năm, kiểm soát lũ tháng 8 bảo vệ ăn chắc vụ hè thu, kiểm soát lũ cả năm cho 30 ngàn ha vườn cây ăn trái và các địa bàn nhân giống cây. a) Qui hoạch khu dân cư, hạn chế ô nhiễm chất thải do sinh hoạt. Do đặc điểm tự nhiên của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng là chịu ảnh hưởng trực tiếp dòng triều sông Mêkông gây lũ lụt vào 6 tháng mùa mưa. Bên cạnh đó, do đặc điểm phân bố dân cư phân. bố không đồng giữa các thị xã, huyện trong tỉnh gây khó khăn cho việc thu gom chất thải dẫn đến tình trạng “cho tất cả chất thải xuống sông” làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Do đó việc quy hoạch khu dân cư là cần thiết, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao, nhà cửa được xây dựng mới vững chắc, các nhu cầu sinh hoạt ăn ở, đi lại, học hành, y tế, văn hóa được thuận lợi hơn. Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hộ dân sử dụng điện, hộ dân được xóa nhà ở tạm bợ tăng lên. Có thể nói đây là một cuộc thay đổi lớn về tập quán, lối sống đã quen thuộc từ lâu đời của người dân trong vùng lũ. Việc qui hoạch, xây dựng các cụm tuyến dân cư kết hợp với hệ thống giao thông, thủy lợi; kết hợp với trung tâm xã, trung tâm đô thị thành hệ thống liên hoàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả của những công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn, xây dựng hình thành và phát triển các khu chức năng đô thị mới, các thị tứ mới và giảm tình trạng ô nhễm môi trường bằng cách:. Tiến hành xử lý nước thải cục bộ trước khi xả ra sông bao gồm:. - Xử lý nước thải tại các hộ gia đình. - Xử lý nước thải tại các cụm dân cư. - Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng cho các khu dân cư dọc theo hai bờ soâng. - Tiến hành thu gom chất thải tại các khu dân cư và hộ gia đình. b) Chất thải từ các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Aùp dụng các quy trình sản xuất sạch hơn, xử lý cuối đường ống vào trong quy trình sản xuất để hạn chế chất thải thải ra môi trường. c) Hạn chế ô nhiễm dầu mỡ do hoạt động giao thông đường thủy. Các nguồn ô nhiễm dầu chính là do các hoạt động của tàu thuyền, phương tiện chuyên chở xăng dầu, các trạm xăng dầu dọc theo các bờ sông,. Cần phải có các quy định bắt buộc các chủ tàu không được xã các loại dầu cặn từ tàu xuống sông. Các tàu chở dầu phải đảm bảo an toán tối đa để hạn chế các tai nạn tràn dầu ra soâng. d) Kiểm soát ô nhiễm môi trường do lũ lụt.
Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-2004) mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Việc nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện không chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định mà còn phải bảo đảm các yếu tố chiếm ít diện tích, dễ lắp. đặt, vận hành và bảo dưỡng, không gây ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện còn phải có giá thành lắp đặt thiết bị công nghệ và sản phẩm xử lý phải phù hợp, cho năng suất cao và hoạt động ổn định. Do đó, ta có thể dùng công nghệ sinh học để xử lý nước thải bệnh viện qua các giai đoạn như sau: Ở giai đoạn thứ nhất dùng phương pháp vi sinh hiếu khí trong điều kiện hoàn toàn nhân tạo để loại bỏ các tạp chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Các vi sinh hiếu khí được gây nuôi và phát triển tạo thành màng trên bề mặt giá thể có trong các bồn sinh học đa bậc sẽ lên men hiếu khí. Các chất hữu cơ được cấp ôxy liên tục nên nhanh chóng bị phân hủy, loại bỏ khỏi nước thải. Giai đoạn hai dùng hóa chất clorin để khử trùng nước đã xử lý, diệt hết các vi trùng, vi khuẩn có hại, bảo đảm nước thải đạt tiêu chuẩn loại II quy định trước khi cho nước thải đã xử lý chảy vào đường thoát nước công cộng. Trong quá trình xử lý, hệ thống tạo một lượng bùn do chất rắn lắng đọng và xác vi sinh vật. Bùn được gom vào bể gom bùn để tách nước, phần nước chảy về bể gom nước để xử lý lại, phần bùn được xe hút hầm cầu chuyên chở đến nơi quy định và làm nguyên liệu để chế biến phân hữu cơ. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học, không gây ô nhiễm thứ cấp do thực hiện trong hệ kín, bảo đảm môi trường sạch xung quanh khu vực xử lý. Trong khu vực đô thị hoặc các khu vực đông dân cư trong tỉnh có đặc điểm là dân cư tập trung đông, lượng rác phát sinh nhiều, do đó hình thành nhiều mô hình tổ thu gom rác tại các khu phố, cụm dân cư, cơ quan,trường học,… nhằm giải quyết tốt việc thu gom rác tại địa bàn. Xây dựng qui trình tổ chức thu gom, vận chuyển rác phù hợp với từng đối tượng thải rác, từng loại rác như: rác ở các hộ dân, rác chợ, cơ sở sản xuất, cơ. quan, trường học, công viên, đường phố,… để đảm bảo nâng dần tỷ lệ rác được thu gom. rác được thu gom và chở đến các bãi chôn lấp hợp vệ sinh trong khu vực. Vấn đề rác thải nói chung và rác ở nông thôn nói riêng đang là vấn đề đáng được quan tâm nhiều của các cấp chính quyền cũng như các nhà quản lý môi trường. Việc xử lý rác là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ môi trường cũng như về mặt cảnh quan, thẩm mỹ, các chất thải lôi cuốn ruồi, chuột, gián,… và mỗi khi phân tán gây ô nhiễm mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh. Việc xử lý rác phụ thuộc nhiều vào thành phần và tính chất loại rác thải. Thành phần và tính chất rác thải nông thôn chủ yếu là rác thải từ các hộ gia đình, phần lớn là rác thải hữu cơ dễ bị phân hũy nên ta có thể áp dụng một số biện pháp như sau:. a) Ủ rác làm phân bón: đây là phương pháp áp dụng sự phân hóa có kiểm soát các loại rác hữu cơ nhờ sự hiện diện của vi sinh vật để biến thành sản phẩm có chứa chất dinh dưỡng cho đất. Đối với hộ gia đình riêng lẽ tại nông thôn sau khi thu gom rác, loại bỏ các loại rác thải khó phân hủy ta đưa vào ủ với quy trình như sau:. - Nện chặt nền cho khỏi thấm nước, có thể lót 1 tấm nilon dưới đáy nền - Xây hồ ủ rác bằng gạch có hồ chứa nước phân. - Rắc một lớp mỏng các vật liệu giúp rác mau phân hủy như phân chuồng, tro beáp,…. - Tưới nước cho ướt đều, tạo độ ẩm thích hợp cho quá trình phân hủy. - Đổ rác vào lần lượt vào nền đất và nén chặt, đến khi đống rác cao khoảng. 1,5 m thì phủ lên trên một lớp cỏ khô và trét mặt đống ủ bằng đất khoảng 15 cm, phủ tấm nilon để che nắng mưa. Đối với các loài rác chứa nhiều chất hữu cơ như cỏ, lá tươi,… thì sau 1 tháng rưỡi có thể sử dụng được phân bón, các loại rác khó phân hủy hơn thì sau 3 tháng mới sử dụng để bón phân được. Đối với các hộ gia đình sống trong vùng bị ngập trắng vào các tháng mùa nước nổi có thể chứa đựng rác tạm thời trong các bao nilon lớn cho rác vào bao và cột kín lại sau mỗi lần thải rác. Sau khi nước rút, ta có thể tiến hành ủ rác như trên. Ngoài ra, ta có thể dùng ghe, thuyền đến từng hộ dân sống trong vùng ngập lũ để chở rác đến các bãi chôn lấp gần đó. b) Thiết lập bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Việc thiết lập bãi chôn lấp hợp vệ sinh sẽ thuận tiện đối với những vùng tập trung đông dân cư như các cụm tuyến dân cư, thị xã (Cao Lãnh, Sa Đéc), thị trấn,. … Rác thải được đổ đống lên bãi đất trống cách xa khu dân cư và rác bị phân hủy dần theo thời gian. Phương pháp đổ rác thành bãi không đảm bảo về mặt môi trường vì trong quá trình phân hủy tạo ra mùi hôi, là nơi để các loài côn trùng gậm nhấm kiếm ăn, sản sinh ổ bệnh, do đó cần phải thiết lập bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo yêu cầu sau:. - Chọn nơi đổ rác có nền đất chặt, bằng phẳng, ít thấm nước. - Rác sau mỗi ngày đổ sẽ được nén chặt và phủ trên mặt một lớp đất dày 15 cm theo bờ nghiên và 60 cm trên bề mặt. - Cần phải tiến hành tổ chức quản lý bãi rác một cách chặt chẽ và thường xuyên - tổ chức việc thu gom, vận chuyển rác, đóng mở bãi rác một cách thích hợp. c) Đốt rác là một phương pháp truyền thống thường được áp dụng tại một các vùng nông thôn, các hộ gia đình sau khi thu gom rác ra sau hè 2 hoặc 3 người sẽ tiến hành thiêu đốt rác.