Giải pháp phát triển bền vững tiêu thụ cá da trơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC

Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “ Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”. Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người; mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triển này. Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng: là không gian sinh tồn của con người (cả số lượng và chất lượng ); là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người.

- Đánh giá toàn diện về phát triển con người (tuổi thọ, kiến thức và mức sống) - Thể hiện sự bần cùng của cuộc sống con người (tuổi thọ thấp, thiếu giáo dục cơ sở và đời sống nghèo nàn).

Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đặc biệt loài cá da trơn rất phàm ăn, tốc độ sinh trưởng rất nhanh, có sức đề kháng bệnh cao, ngưỡng ôxy thấp nên có thể nuôi với mật độ rất dầy để tạo năng suất cực cao trong một thời gian ngắn mà không phải bất kỳ loài cá nào cũng có thể thực hiện được. Đồng thời công nghệ nuôi không đảm bảo còn tác động xấu tới sinh thái môi trường, nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm, cá được nuôi không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc, thêm vào đó là việc xả nước thải từ vùng nuôi ra môi trường không qua xử lý có nguy cơ và gây ô nhiễm nguồn nước của cả hệ thống sông Cửu Long. Với xu hướng phát triển nhanh mạnh của các ngành kinh tế như hiện nay thì trong một tương lai không xa, nếu công tác giám sát xả thải và quản lý các tác động đến môi trường không được quan tâm đúng mức thì tình trạng ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi và lúc đó tác động ngược lại của nó đến sản xuất và đời sống của người dân sẽ gây ra những thiệt hại mà chúng ta khó có thể lường trước được.

Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở đánh giá hiện trạng, các yếu tố tác động, dự báo thị trường để đưa ra mục tiêu, định hướng, nội dung cần triển khai, các giải pháp khắc phục.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi trồng cá tra, cá ba sa nói riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thuận lợi và cũng là điểm mạnh của nước ta mà không phải nước nào trên thế giới cũng có được.

Điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước lại nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapo, Malayxia, Philippin, Inđônêxia..) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ.

Nhìn chung, vùng Đông bằng sông Cửu Long có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra, cá ba sa.

Tình hình nuôi trồng cá da trơn và tác động của nó tới kinh tế xã hội và môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Tình hình nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, giá cá tra biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nuôi, thêm vào đó là việc người dân ồ ạt nuôi cá tra, cá ba đã dẫn tới thừa nguyên liệu không tiêu thụ được đồng thời chi phí nuôi, lãi suất ngân hàng cao làm nhiều hộ nuôi bị lỗ, phá sản. Nhưng những niềm vui này không khỏa lấp một thực tế đáng buồn là thiếu nguyên liệu cá trầm trọng do “Cơn khủng hoảng thừa” năm 2008 đã khiến nhiều nông dân nuôi cá phải phá sản, những hộ nuôi còn trụ được thì đồng loạt “treo ao”, “bỏ hầm” hoặc cho. Qua khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang thì ngoài 30% diện tích ao bỏ trống, trong số diện tích thả nuôi hiện nay, chỉ một số ít hộ nông dân ký được hợp đồng với doanh nghiệp mới dám đổ vốn vào nuôi, còn lại đa phần là nông dân cho thuê ao với giá từ 50 - 100 triệu đồng/héc ta, hoặc hợp tác với đối tác thuê ao và làm thuê trên chính ao nuôi của mình để hưởng tỷ lệ theo thỏa thuận.

Điển hình như công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá (Đồng Tháp) đã tự chủ hầu như toàn bộ nguồn nguyên liệu với sản lượng tự nuôi 30 ngàn tấn/năm; hay như công ty Gò Đàng (Tiền Giang) đã tự chủ được 40% nguồn nguyên liệu và đang nỗ lực tăng dần tỉ lệ đó.

Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội – môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay

    Nếu trước đây, việc nuôi trồng cá da trơn chủ yếu là diễn ra trên sông Tiền và sông Hậu với nguồn nước luôn luôn biến đổi thì việc ô nhiễm nguồn nước là rất ít và cũng rất khó thống kê được; song những năm gần đây cá tra, cá ba sa đã tiến sâu vào nội địa với việc chuyển từ các lồng bè trên sông Tiền và sông Hậu sang các ao nhỏ hơn, dòng nước không lưu chuyển liên tục và chủ yếu do người nuôi tự thay trong quá trình nuôi. Tác động của các chất thải nuôi trồng thủy sản tập trung từ nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần độc hại chứa trong bùn thải như H2S, NH3. Trong những năm gần đây, do quá trình nuôi trồng thủy sản phát triển ngoài quy hoạch một cách ồ ạt, chưa kiểm soát được đã làm cho cán cân nuôi trồng - chế biến - thị trường tiêu thụ bị mất cân đối, gây tác động đến xã hội khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người dân nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    Theo Giáo sư Lâm Minh Triết, Viện trưởng Viện Nước và Công nghệ môi trường, các nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản khiến môi trường nước bị biến đổi: “Môi trường nước ở vùng ngọt hóa hiện đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ; còn vùng mặn, hàm lượng sắt trong nước tăng cao, ảnh hưởng ngược lại đến việc nuôi thủy sản. Thế nên, kết quả quan trắc chất lượng nước làng bè của các ngành chức năng cho thấy, môi trường nước ở một số làng bè thường bị ô nhiễm vào mùa khô khi nước cạn kiệt (tháng 2 , 3 và 4), về nồng độ các chất hữu cơ, amonia và vi sinh vật (nhất là nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp so với tiêu chuẩn môi trường cho phép). Chất lượng nước ao nuôi thuộc dạng ô nhiễm nhẹ nhưng với một lượng nước rất lớn được xả vào dòng sông trong một thời gian dài, làm khả năng tự làm sạch của dòng sông trong thời gian tới sẽ bị suy giảm và dần dần bị ô nhiễm,gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng (hiện tượng cá tra chết hàng loạt vào đầu tháng 1-2007 và năm 2008 tại Châu Phú) vừa qua đã cho thấy tình hình trở nên phức tạp.

    Bảng 2.4: Giá trị sản xuất cá ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu Long  giai đoạn 1997-2005 theo giá hiện hành      (ĐV:Triệu đ)
    Bảng 2.4: Giá trị sản xuất cá ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1997-2005 theo giá hiện hành (ĐV:Triệu đ)

    Tình hình chế biến cá da trơn và tác động của nó tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay

    Tình hình chế biến cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

    Kết quả khảo sát cho thấy rằng, đa số các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản ở đây không có xử lý nước thải, mà thải trực tiếp ra kênh rạch, trong đó, đa số ở các huyện, thị xã, thành phố chỉ có khoảng 18 -32% hộ xử lý nước thải ao nuôi. Còn bùn thải từ các ao nuôi thải ra sông rạch chiếm tỷ lệ rất cao, gây ô nhiễm nguồn nước mặt Châu Phú có 33%, Chợ Mới 25%, Long Xuyên 40% số hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản thải bùn trực tiếp vào kênh, rạch. Nguy hịa hơn, việc ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản cũng khiến người dân phải đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất.

    Có thể nói việc phát triển quá nóng nuôi trồng Thủy sản nói chung và nuôi trồng cá da trơn nói riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng cho môi trường nước cũng như môi trường sống của những người dân tại khu vực này.