MỤC LỤC
Năm 1965 và 1966, Hội đồng viễn thông quốc gia (FCC) đã ra hai quy định đầu tiên cho hệ thống truyền hình Cáp, yêu cầu các kênh truyền hình Cáp phải chiếu quảng cáo cho truyền hình quảng bá, không được sử dụng chương trình đã phát sóng trên truyền hình quảng bá, không được phát những phim được làm trong 10 năm và những sự kiện thể thao diễn ra trong 5 năm gần đó… Tất cả những quy định này đặt ra nhằm triệt tiêu mọi sự cạnh tranh của truyền hình Cáp với truyền hình quảng bá. Đầu năm 1992, FCC yêu cầu truyền hình Cáp phải giảm chi phí lắp đặt, các loại truyền hình vệ tinh, MMDS phải chú ý phát sóng đến các vùng núi, tăng lượng chương trình phát sóng trên truyền hình vệ tinh nhất những kênh truyền hình cơ bản (không phải trả tiền) để người dân có thể xem được nhiều kênh chỉ với một chảo thu tín hiệu đơn giản….
Nhưng với những chính sách hợp lý, hướng tới công nghệ hiện đại, truyền hình Cáp và vệ tinh được khẳng định vị trí của mình. Các hãng truyền hình quốc gia cũng sử dụng công nghệ mới để phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng và uy tín của mình ở Châu Âu và trên toàn thế giới.
Song song với việc nhập khẩu các chương trình truyền hình nước ngoài, Trung Quốc tuyên bố sẽ tích cực cải thiện chất lượng chương trình truyền hình trong nước để xuất khẩu chương trình của minh sang thị trường nước ngoài, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu truyền hình. Để hạn chế sự du nhập quá mức của văn hoá Châu Âu và Mỹ, Trung Quốc đưa ra một hạn ngạch nhập khẩu, theo đó tổng thời lượng phát sóng của các chương trình truyền hình nước ngoài (đã được dịch và. biên tập lại, phát trên các kênh trong nước) không được vượt quá 15%.
Từ năm 2000 đến nay Đài THVN mới chính thức sử dụng phương thức truyền hình cáp để kinh doanh truyền hình trên địa bàn Hà Nội và vài tỉnh lân cận, đồng thời liên doanh với một đơn vị du lịch kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2004 Đài đưa thêm phương thức mới vào kinh doanh truyền hình trả tiền, đó là truyền hình vệ tinh (DTH) mà chỉ có Đài THVN là đơn vị duy nhất được làm vì truyền hình vệ tinh là phủ sóng toàn quốc, thậm trí cả quốc tế và đây là vấn đề quốc gia.
- Đối với việc mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Dự toán mua sắm, sửa chữa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm, xây dựng, sửa chữa phải thực hiện đấu thầu); Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ, thông báo giá về xây. Đối với hoạt động trao đổi quảng cáo để lấy bản quyền chương trình hoặc kinh phí sản xuất chương trình, đơn vị chủ trì phải cung cấp gửi Ban tài chính Kế toán các tài liệu sau: Bảng kê tổng hợp kèm hoá đơn tài chính của nhà tài trợ, hoá đơn của đơn vị (bản sao có đóng dấu sao y bản chính); biên bản bàn giao chương trình cho đơn vị sử dụng; hợp đồng với nhà tài trợ, đối tác trao đổi bản quyền và các bên liên quan.
Bản thân Comcast cũng có những nguồn thu khác từ lãi cổ phần của các hãng sản xuất chương trình truyền hình nổi tiếng như Discovery Channel, Learning Channel…. Hãng Cox đứng thứ 3 trên thị trường truyền hình trả tiền của Mỹ, cũng như Comcast, Cox mua lại hai trung tâm truyền hình Cáp cỡ trung ở Mỹ và một kênh mua bán (shopping channel). Điều đặc biệt ở hãng này là 11% cổ phần của Cox do Microsoft nắm giữ (đây cũng là khoản đầu tư sang lĩnh vực khác lớn nhất của Microsoft), do đó Cox có lợi thế hơn về các dịch vụ viễn thông đi kèm (Internet).
Tuy nhiên, các hãng này vẫn phải chịu một số ràng buộc của Nhà nước như sử dụng vệ tinh, đường truyền và những kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ cho mục tiêu quân sự, quốc phòng…. Từ chỗ là gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, Truyền hình Trung Quốc ngày nay đã trở thành một tập đoàn truyền thông có quy mô và tiềm lực rất lớn. Trung Quốc cũng cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực phát thanh và truyền hình nhưng phải tuân thủ theo kế hoạch phát triển tổng thể của ngành Truyền hình.
Đài Truyền hình quốc gia Cu ba mặc dù còn rất nhiều khó khăn về kinh phí, nhưng họ cũng đã áp dụng cơ chế hạch toán giá thành, thực hiện hợp đồng sản xuất với các đơn vị sản xuất chương trình trong và ngoài đài. Cơ chế doanh nghiệp giúp cho ngành truyền hình, nhất là truyền hình trả tiền hoạt động có hiệu quả hơn, tăng sức cạnh tranh, cải thiện nội dung, đem lại cho người xem những chương trình hấp dẫn hơn, phong phú hơn.
Mỗi hãng truyền hình Cáp để được phép hoạt động ở một vùng lãnh thổ (một bang hoặc thành phố ở Mỹ) phải ký một hợp đồng với chính quyền ở địa phương đó, thoả thuận trách nhiệm và quyền lợi của cả hai bên. Hãng truyền hình Cáp được phép hoạt động trong phạm vi lãnh thổ đó và được độc lập điều hành việc kinh doanh của mình. Đổi lại, hãng truyền hình Cáp phải bổ sung các kênh truyền hình của địa phương đó, các kênh truyền hình tuyên truyền cho địa phương… Một hợp đồng này thường kéo dài trong 10 đến 12 năm.
Vì vậy trong 10 đến 12 năm đó tại vùng lãnh thổ xảy ra hiện tượng độc quyền hoặc cùng độc quyền của hai hãng truyền hình Cáp. Độc quyền dọc có nghĩa là một hãng truyền hình Cáp được quyền gần như độc quyền phân phối một hoặc nhiều kênh chương trình nổi tiếng. Các hãng truyền hình Cáp lớn của Mỹ đều có những kênh chương trình truyền hình “ruột” của mình, vì vậy lợi nhuận của họ càng tăng với nguồn thu từ việc phân phối lại cho các hãng truyền hình Cáp khác.
Ví dụ như tập đoàn Comcast nhắc đến ở phần trên chủ yếu làm công việc phân phối chương trình, nhưng tập đoàn cũng nắm cổ phần của rất nhiều hãng sản xuất chương trình nổi tiếng nên họ có rất nhiều lợi thế khi được phép phân phối nhiều chương trình nổi tiếng này với chi phí rẻ hơn và tiện lợi hơn cho công tác hỗ trợ khách hàng. Time Warner với lợi thế lâu năm của mình gần như độc quyền phân phối hai kênh phim truyện nổi tiếng HBO và Cinemax, hãng này còn là cha đẻ của kênh tin tức CNN.
Từ dịch vụ PPV, truyền hình trả tiền thế giới tiến hành phát triển dịch vụ Video theo yêu cầu (Video on Demand) cho phép khách hàng chọn chương trình và đặt giờ chiếu cho chương trình. Trong hai loại truyền hình trả tiền, truyền hình Cáp có đặc điểm kỹ thuật phù hợp để cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đi kèm ngoài những kênh truyền hình giải trí. Chỉ với một đường Cáp, các hộ gia đình có thể sử dụng cả ba dịch vụ: truyền hình, điện thoại và Internet tốc độ cao.
Các hãng truyền hình Cáp và các công ty viễn thông có gắn bó chặt chẽ với nhau và cũng là những đối thủ cạnh tranh của nhau. Người xem truyền hình có thể tìm hiểu kỹ về tính năng của sản phẩm từ đó đặt mua sản phẩm bằng cách gọi điện đến tổng đài hoặc đặt mua trực tiếp chỉ thông qua điều khiển tivi (do tính chất hai chiều của đường Cáp). Các kênh truyền hình quảng bá cũng có mặt trong gói chương trình cơ bản của truyền hình trả tiền, đặc biệt là những kênh truyền hình quảng bá của riêng từng vùng, địa phương.
Hoạt động quảng cáo trên truyền hình trả tiền ở các nước trên thế giới khá phát triển, đặc biệt là khi truyền hình trả tiền đã định hướng cho các sản phẩm, dịch vụ các nhóm khách hàng của mình qua hệ thống kênh truyền hình chỉ phát một thể loại chương trình như kênh phim, kênh thể thao, kênh chương trình phiêu lưu mạo hiểm, kênh ca nhạc…. Những nguồn thu đa dạng này không những tăng lợi nhuận đáng kể cho những hãng truyền hình Cáp, mà còn giúp khách hàng- những người xem truyền hình có nhiều lựa chọn phù hợp với cá nhân hơn và phần nào giảm được chi phí thuê bao thông qua hoạt động quảng cáo.