MỤC LỤC
Việc tăng thêm VCĐ trong từng doanh nghiệp nói riêng, trong toàn bộ nền kinh tế nói chung sẽ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như của ngành đó, góp phần cải thiện điều kiện lao động, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp để có được những căn cứ xác đáng nhằm đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá. Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ đã phân tích ở trên, còn có các nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp như: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước qua mỗi thời kỳ, hiện tượng lợi dụng những sơ hở trong chế độ quản lý tài chính của Nhà nước làm thất thoát vốn lớn qua nhượng bán TSCĐ, rao vốn.
* Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất VCĐ do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. * Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài các biện pháp trên cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn VCĐ đối với các doanh nghiệp nhằm ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa cơ quan Nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả. Để thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế của đất nước nói chung và của tỉnh Tp Hà Nội nói riêng; với khả năng tài chính và điều kiện hiện có, Doanh nghiệp tư nhân TMDV Nhà Sạch cùng với các thành viên khác góp vốn đăng ký thành lập Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Nhà Sạch.
Qua bảng phân tích trên cho một nhận chung nhất là công ty TNHH TM&DVTH Nhà Sạch đang trên đà phát triển, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng, mọi chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng lên một cách vững trãi cho thấy tình hình tài sản của Công ty phát triển tương đối ổn định tăng đều trong các năm.
Ngoài nguyên nhân do sự gia tăng của doanh thu thuần thì còn do công ty đã khắc phục tốt hạn chế trong chi phí, làm chi phí bán hàng giảm hẳn. Cơ cấu tài sản cố định tăng chứng tỏ Công ty chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Như vậy, TSCĐ của Công ty được đảm bảo vững chắc bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tránh cho công ty rất nhiều trong rủi ro về tài chính.
Tuy nhiên, do chú trọng đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất, năm nào tỷ trọng về chi phí XDCB dở dang cũng đều chiếm một lượng khá lớn khiến cho hiệu quả sử dụng vốn CĐ của công ty còn quá thấp. Nguyên nhân do phần lớn cơ sở vật chất đang trong giai đoạn hoàn thiện chưa đưa vào sử dụng nên chưa tạo ra hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu TSCĐ của Công ty trong năm 2010 đã có nhiều thay đổi so với năm 2009 cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất sản phẩm công nghiệp, xây dựng các khu đô thị, nhà máy thuỷ điện thì tỷ trọng máy móc thiết bị và tỷ trọng của các loại tài sản khác đều giảm xuống ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên phương tiện vận tải truyền dẫn lại có sự sụt giảm đáng kể trong cơ cấu TSCĐ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của những hoạt động vốn là thế mạnh của công ty như cung cấp điện nước và đường dây truyền tải điện. Tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong năm là 1.076,9 triệu đồng, trong đó PTVT&TD chiếm tỷ trọng cao nhất 86,7% do trong năm công ty đã mua lại PTVT&TD là TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ của Công ty.
Tuy nhiên với tỷ trọng chiếm từ 9% đến hơn 16% trong tổng tài sản mỗi năm thì lẽ ra TSCĐ HH đã cho một hiệu quả sử dụng TSCĐ rất cao, nhưng vì những năm gần đây Công ty đang chú trọng vào đầu phát triển cơ sở vật chất, các công trình xây dựng cơ bản còn dở dang chiếm một tỷ lệ lớn từ trên 10% Tổng TS năm 2008 đến gần 44% tổng TS năm 2010 nên hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung là thấp. Sự tăng này có thể là do sự tăng của hoạt động đầu tư tài sản cố định cụ thể là Công ty đã đầu tư mua mới thêm nhiều TSCĐHH và đặc biệt là chi phí xây dựng cơ bản dở dang hay do sự tăng của lợi nhuận để lại Công ty nhưng tỷ lệ tăng do lợi nhuận giữ lại là rất nhỏ.
Hàm lượng vốn cố định: nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này thấp. Theo chỉ tiêu này thì để có 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Đây là một điều đáng lo ngại vì trên thực tế chỉ tiêu này càng cao càng nguy hiểm cho tình hình tài chính của Công ty, mà càng thấp thì càng có lợi.
Do vậy Công ty phải hết sức thận trọng và phải có những giải pháp thiết thực để làm giảm chỉ tiêu này xuống mức thấp nhất có thể. Hiệu quả sử dụng vốn: Theo chỉ tiêu này thì cứ 1 đồng vốn cố định tham giá vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lưọi nhuận.
- Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho TS của Công ty trong năm. Đây là một hạn chế vì trong nhưng năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nhiều so với những năm cuối.
Để thực hiện được những mục tiêu trên cần phải có những giải pháp và hành động cụ thể, trong phạm vi nghiên cứu của mình, em chỉ có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Thương mại & dịch vụ tổng hợp Nhà Sạch. Dựa trên những ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH Thương mại& dịch vụ tổng hợp Nhà Sạch trong thời gian qua trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, kết hợp với điều kiện thực tế của công ty, em xin đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong thời gian tới. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh ở mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4% /năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2009 đến 31/12/2011.
Đồng thời, Công ty lập quỹ tài chính, tổ chức trao các giải thưởng; cải cách chế độ tiền lương, chế độ cung cấp và tiếp cận thông tin, tạo mọi điều kiện vật chất, môi trường làm việc, các hoạt động chuyên môn và đời sống sinh hoạt cho đội ngũ trí thức, chuyên gia để họ yên tâm cống hiến tài năng trí tuệ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tính toán và cân đối lại nhu cầu thiết bị, máy móc, đặc biệt là các thiết bị cơ giới phục vụ vận chuyển nguyên liệu như các loại xe cỡ lớn vào thời điểm trong năm của các công trình từ đó điều động cho hợp lý giữa các công trường, các đơn vị trực thuộc đảm bảo phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Trên đây là đề xuất về một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty TNHH TM&DVTH Nhà Sạch. Những ý kiến đề xuất trên đều dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty. Trong các giải pháp trên thì đầu tư đổi mới TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ là giải pháp Công ty cần làm ngay trước mắt.
Mong rằng trong thời gian tới Công ty sẽ hoàn thiện hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của mình, góp phần tích cực vào sự phát triển không ngừng của Công ty. Đối với Bộ ban ngành và các cơ quan chủ quản cần có những chính sách phù hợp cho doanh nghiệp như đối với Ngân hàng, cơ quan thuế nên giảm bớt các thủ tục hành chính, có hướng dẫn cụ thể chi tiết cho doanh nghiệp tránh để doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần.