Chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIỚI THIỆU

  • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu tổng quát
    • PHẠM VI NGHIÊN CỨU
      • LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
        • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp thu thập số liệu
          • GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG
            • ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH
              • PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường bên ngoài
                • ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1. Hiệu quả
                  • GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1. Giải pháp về mạng lưới
                    • KIẾN NGHỊ

                      Các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang nổ lực hết sức để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay khi mà các tập đoàn tài chính Ngân hàng nước ngoài đã và đang không ngừng vào Việt Nam như: HSBC, Citigroup, ANZ,…Chính điều này đã dẫn đến nguy cơ thu hẹp thị trường đối với các NHTM Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Hoạch định chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang” để Ngân hàng đầu tư tín dụng có hiệu quả hơn trong tương lai, cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Trong luận văn “Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty xuất nhập khẩu An Giang giai đoạn năm 2004- 2010” của Phạm Thị Nguyên Phương (2004) đã sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê bằng bảng, biều, tham khảo ý kiến của chuyên gia, và phương pháp then chốt là phân tích SWOT để tìm những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp, những cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp.

                      Các yếu tố phân tích bao gồm: Yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật và chính sách của Nhà nước, môi trường văn hóa xã hội, công nghệ, dân số, tự nhiên, quốc tế, các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, thị trường thay thế. + Chiến lược liên doanh: Là liên doanh khi hai hay nhiều Ngân hàng hợp lực để thực hiện một vấn đề mà một Ngân hàng riêng lẻ không làm được hoàn toàn không đụng chạm đến quyền sở hữu Ngân hàng của hai bên, có nhiều hình thức để tiến hành liên doanh như liên doanh quốc tế để vượt qua rào cản chính trị và văn hoá để có thể hợp pháp cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với mục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, MHB được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

                      Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang được thành lập theo quyết định số 18/QĐ–NHN–HĐQT của Hội đồng quản trị MHB ban hành ngày 27 tháng 05 năm 1999 và đi vào hoạt động tháng 09 năm 1999, với cơ sở vật chất thiếu thốn và đội ngũ nhân viên đa phần còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm. - Tập trung vào công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay cần thẩm định kỹ dự án phương án, các chỉ tiêu tài chính, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, phân tích chặt chẽ các nguồn thông tin và khả năng trả nợ, không quá chú trọng đến tài sản mà thẩm định qua loa các yếu tố khác để phải xử lý tài sản rất chậm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Chi nhánh. - An Giang là một trong mười tỉnh dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – CPI 2007 (Chỉ số PCI là kết quả đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế các tỉnh dựa trên mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 08/11/2007 cùng với các tỉnh: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh.

                      Ngân hàng có môi trường nội bộ khá tốt với những điểm mạnh quan trọng như: uy tín, tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng tín dụng tốt, ban lãnh đạo có kinh nghiệm,…Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, Ngân hàng cần chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động Marketing. - Phối hợp cùng đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước kiểm tra theo quyết định số 109/QĐ- NHNN-ANG1 ngày 15/10/2007 của Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang về việc thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc các Chi nhánh cấp II MHB tỉnh An Giang chuyển thành Phòng Giao dịch theo quyết định số 888/2005/QĐ- NHNN ngày 16/06/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiến độ thực hiện các kiến nghị sau kết luận Thanh tra của Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh An Giang năm 2005. Trên cơ sở tận dụng điểm mạnh sẵn có như uy tín, chất lượng tín dụng tốt, …kết hợp với các yếu tố thuận lợi bên ngoài như tốc độ kinh tế phát triển ổn định, sự gia tăng về dân số cũng như trình độ người dân được cải thiện, sẽ là cơ hội cho Ngân hàng gia tăng cung cấp các sản phẩm dịch vụ trên thị trường hiện tại.

                      Nhằm khắc phục những điểm yếu về sự đa dạng và chất lượng sản phẩm dịch vụ đồng thời phát huy thế mạnh về uy tín, chất lượng tín dụng để khai thác cơ hội, Ngân hàng sẽ tập trung trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. Nên trong thời gian tới MHB Chi nhánh An Giang nên theo đuổi kết hợp 3 chiến lược phát triển thị trường thâm nhập thị trường và tăng cường các hoạt động Marketing để tăng thêm thị phần và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. + Chất lượng dịch vụ tốt: phục vụ nhanh chóng, giảm thiểu các chứng từ, tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng (Ngân hàng thực hiện hầu hết các công việc như chứng thực giấy tờ, hoàn tất biểu mẫu cho khách hàng), tạo cảm giác an toàn khi khách hàng đến giao dịch, tạo tâm lý thoải mái và tiện lợi cho khách hàng, chuyên môn vững chắc trong toàn đội ngũ nhân viên (tư vấn chọn sản phẩm phù hợp nhất, có lợi nhất cho khách hàng).

                      Qua phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của MHB cũng như phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, môi trường bên trong em nhận thấy Ngân hàng có những điểm mạnh như: có uy tín đối với ngành Ngân hàng trong nước và đối với người dân, Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên với những điểm yếu về thị phần thấp, dịch vụ Ngân hàng còn hạn chế và mạng lưới hẹp, MHB Chi nhánh An Giang muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều cơ hội và thách thức thì Ngân hàng cần xem xét áp dụng các chiến lược phát triển thị trường, thâm nhập thị trường và chiến lược tăng cường các hoạt động Marketing. Muốn thực hiện tốt các chiến lược đó, Ngân hàng cần áp dụng các giải pháp về mạng lưới, sản phẩm, giải pháp marketing và giải pháp về nguồn nhân lực thật hiệu quả để tranh thủ những cơ hội mở rộng thị phần tín dụng trên cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng.

                      - Chính phủ cần thành lập cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm (Credit Agency) tương tự như S&P, Moody’s càng sớm càng tốt… Cơ quan này sẽ nghiên cứu và có các đánh giá độc lập về sự lành mạnh tài chính của các doanh nghiệp và Ngân hàng, công khai các thông tin này nhằm giúp các giao dịch thương mại và tài chính trở nên minh bạch hơn.

                      Hình 1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
                      Hình 1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện