Thực trạng quản lý dự án tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả

MỤC LỤC

Thực trạng QLDA tại BQLDA chè-quả .1 Quản lý theo chu kỳ dự án

- Về mô hình QLDA thì các dự án trong công nghiệp, dịch vụ, các dự án sử dụng vốn tư nhân có thể áp dụng mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA, chìa khóa trao tay, quản lý theo chức năng thì các dự án nông nghiệp lại thường áp dụng mô hình sử dụng BQLDA trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia QLDA mà chỉ là đơn vị đại diện cho nhà nước tiếp nhận dự án ODA hoặc phê duyệt dự án còn đơn vị trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án lại là BQLDA. Ngoài ra để đảm bảo nguồn vốn của dự án được sử dụng có hiệu quả thì việc thay đổi và cải tổ chính sách và thể chế là cần thiết, một số vấn đề cần phải được thỏa thuận trước khi thực hiện dự án để tạo điều kiện cho Viện Chè và Viện Nghiên cứu rau quả độc lập tài chính, có vốn để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, thành lập tổ chức phát triển cây ăn quả.

Bảng 1.1: Dự tính chi phí QLDA Đơn vị: triệu đồng
Bảng 1.1: Dự tính chi phí QLDA Đơn vị: triệu đồng

BQLDA trung ương

Đánh giá chung

Tuy nhiên, theo kiến nghị của BQLDA chè-quả, thời gian thực hiện cuả dự án đã được gia hạn đến ngày 31/12/2007 chủ yếu là để có thêm thời gian phục vụ cho công tác thanh quyết toán tất cả các tài khoản tạm ứng và các tài khoản tạm ứng cấp 2 cho cả hợp phần tín dụng và phi tín dụng; hoàn thành tất cả các hoạt động mua sắm và trao thầu hợp đồng, thực hiện tuân thủ kiến nghị của kiểm toán nêu trong báo cáo kiểm toán năm 2006 và các năm trước đó; trình đơn xin rút vốn cuối cùng và đảm bảo việc chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án. - Trong tiểu hợp phần đào tạo-chuyển giao công nghệ, hầu hết các cán bộ của các BQLDA đều được tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng chuyên môn tuy vậy các khóa khọc được thiết kế thành nhiều đợt với thời gian cho mỗi đợt ngắn(2-6 tuần) – cách tổ chức này tuy phù hợp với các buổi tập huấn kỹ thuật trực tiếp cho nông dân nhưng lại không hiệu quả với các lớp học về kỹ năng quản lý-vận hành-kế toán, đặc biệt là khi các cán bộ tỉnh được tập huấn tại Hà Nội do tốn kém về chi phí đi lại, ăn ở.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả

    + Một số chỉ tiêu khác như: 1/ 50% khoai tây giống lưu hành trên thị trường được dán nhãn mác theo đúng chất lượng của từng cấp giống; 2/ thực hiện kiểm dịch thực vật tại nơi xuất khẩu, sửa đổi các quy trình, quy định kỹ thuật để phù hợp với việc kiểm tra một cửa, một lần, một điểm dừng tại các cửa khẩu; 3/ xây dựng vùng phi dịch hại đối với cây khoai tây (vùng biển và vùng núi); 4/ các hoạt động khuyến nông về sử dụng khoai tây giống xác nhận được tăng cường: cung cấp trang thiết bị khuyến nông khoai tây cho 8 tỉnh trọng điểm, tập huấn cho hầu hết cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và huyện về kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm, phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân, xây dựng các băng video phục vụ cho chương trình tập huấn cho nông dân, xây dựng các chương trình marketing về các sản phẩm từ khoai tây. (*) Yêu cầu đặt ra với BQL trong thời gian tới. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLDA: Do hiện nay, việc QLDA hầu như không áp dụng công nghệ thông tin. Điều này rất hạn chế trong việc xử lý thông tin cũng như không phù hợp với thói quen làm việc của nhà tài trợ do đó đã làm giảm tiến độ thực hiện dự án khi thông tin không được xử lý kịp thời. Như vậy cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống này sẽ liên kết giữa các cơ quan quản lý của địa phương với mạng máy tính ở các cơ quan điều phối quản lý cấp trung ương như Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, văn phòng Chính phủ,.. với các BQLDA và với nhà tài trợ. - Lập kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2 của dự án trên cơ sở “triết lý lập kế hoạch” đã được sửa đổi của GTZ theo đó nhấn mạnh hơn đến ý kiến của các địa phương cũng như các đơn vị thực hiện dự án để có thể phát huy tính tự chủ và trách nhiệm của các đơn vị này. - Thống nhất phương pháp điều tra, giám sát, đánh giá dự án và thể hiện thành các tiêu chí cụ thể trong các tài liệu dự án như “kế hoạch hoạt động hàng năm”. - Thúc đẩy sự phối hợp giữa các đơn vị như các cơ quan khuyến nông tỉnh với các viện nghiên cứu và các hộ nông dân; giữa cục trồng trọt với cục kiểm dịch thục vật. - Nhanh chóng giải quyết nốt những yêu cầu bù giá của các nhà thầu sau một thời gian lạm phát với tốc độ cao. Đây là vấn đề khó khăn bởi phải có ý kiến của nhiều bộ ban ngành khác cũng như liên quan đến việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và việc điều chỉnh này sẽ khó được đồng ý bởi nhà tài trợ là GTZ chứ không phải ADB như dự án trước. - Nâng cao khả năng quản lý tài chính cho các cán bộ dự án. Một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy giải ngân các dự án ODA hiện nay là tăng cường năng lực quản lý tài chính cho các nhân viên phụ trách tài chính của BQLDA trung ương cũng như của các BQLDA tỉnh để vừa có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán-tài chính của Bộ Tài Chính vừa tuân thủ các yêu cầu của tổ chức tài trợ. Đây là một. Sinh viên: Nguyễn Khánh Nam Lớp: Đầu tư 47A. nhu cầu cấp bách hiện nay vì hầu hết cán bộ tài chính kế toán của dự án hoặc là kiêm nhiệm hoặc là mới tham gia dự án và chưa có đủ kinh nghiệm. Nguyên nhân là do các cán bộ cốt cán, có năng lực của các đơn vị thường coi dự án là những công việc mang tính chất có thời hạn. Do đó khi hết dự án rất khó có thể bố trí công việc như trước khi vào dự án. - Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển nên cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh, thúc đẩy thương mại được tăng thêm tạo đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra dự án cũng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ như chiến lược nâng cao thể trạng của người Việt Nam hay chiến lược chuyển dịch cơ cấu cây nông nghiệp. - BQL đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm từ quá trình quản lý dự án phát triển chè và cây ăn quả do đó các yêu cầu của nhà tài trợ và nhà nước được tuân thủ thống nhất giữa các đơn vị thực hiện dự án ngay từ đầu như các tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, chứng từ.. - So với dự án phát triển chè và cây ăn quả, dự án phát triển sản xuất khoai tây có sự hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ GTZ thông qua các chuyên gia được cử từ bên Đức sang. Đây là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành và đã tham gia nhiều dự án nông nghiệp ở các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, giai đoạn 2 còn có sự phối hợp của một số đơn vị mới bên cạnh các đơn vị đã tham gia dự án từ đầu như: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý với sự tham gia của nhiều cơ quan như Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia, Công ty Cổ phần giống Cây trồng Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ, Viện Sinh học Nông nghiệp, Trung tâm giống Nam Định, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình và Hải. Phòng, Trung tâm Chuyển giao Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, Công ty Hoa Nam, Hùng Hà và UTAD. - Giai đoạn 1 được thực hiện tốt đã tạo ra một bước phát triển vững chắc cho ngành sản xuất khoai tây Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Nhiều hợp tác xã đã đạt năng suất 40-45 tấn/ha nhờ sử dụng giống sạch bệnh sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, nhân nhanh và các kỹ thuật khác do đó dự án có được sự tin tưởng, đồng thuận với các nông hộ. Ngoài ra, giai đoạn 1 đã xây dựng được cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu như:. a) Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho việc nhân giống áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh; b) Cải thiện bước đầu các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật và những khía cạnh cơ bản cho khung pháp lý của việc đánh giá cũng như đăng ký các loại khoai tây; c) Các nhiên cứu liên quan đến chiến lược nâng cao năng suất và khả năng sinh lời của sản xuất khoai tây ở Việt Nam; d) Hình thành hệ thống nhân giống khoai tây sạch bệnh; e) Tăng cường hệ thống xác nhận chất lượng giống, f) Thúc đẩy qua trình công nhận giống mới; g) Tăng cường công tác kiểm dịch thực vật đối với khoai tây nhập khẩu; h) Tăng cường công tác khuyến nông về khoai tây.