Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại để hạn chế rủi ro và nắm bắt cơ hội đầu tư

MỤC LỤC

Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

- Yêu cầu của ngân hàng đối với việc thẩm định tài chính là thời gian và chi phí thẩm định thấp, đánh giá được chính xác hiệu quả tài chính của dự án từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn về việc cho vay hoặc không, cho vay với thời hạn bao nhiêu, lãi suất, phương thức giải ngân…, hạn chế tối đa được rủi ro nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư với những dự án tốt. Thời gian tối ưu là khoảng thời gian đủ lớn để cán bộ thẩm định có được báo cáo thẩm định chất lượng, tin cậy mà qua đó họ có thể phân tích, đánh giá được mức hiệu quả, rủi ro tiềm ẩn, ưu nhược điểm của dự án và đưa ra được phán quyết cuối cùng về quyết định cho vay cũng như các tư vấn bổ sung cho khách hàng đồng thời đó cũng là khoảng thời gian hợp lý để không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án của khách hàng. Mục tiêu hàng đầu của công tác thẩm định là tạo ra một bảo cáo thẩm định có chất lượng, nó thể hiện ở độ tin cậy ở các kết luận về hiệu quả, quy mô và các rủi ro tiềm ẩn có thể xẩy ra và đánh giá được tác động của các tình huống đó đối với dòng thu nhập của ngân hàng, đồng thời nó phải đảm bảo tính kịp thời, tính khả thi.

Công tác thẩm định tài chính dự án có tính chất phức tạp, hàm chữa nhiều vấn đề khác nhau trong mọi lĩnh vực đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện sâu sắc những vấn đề cần thẩm định bao gồm: những hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư, những hiểu biết về sự phát triển chung của ngành và nền kinh tế và đặc biệt là những quy định, quy chế liên quan đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng. Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư ngày càng lớn phức tạp và đa dạng do đó việc tính toán các chỉ số tài chính và dự báo khả năng biến động của dự án trở nên rất khó khăn và phức tạp để khắc phục được điều đó cán bộ thẩm định đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các hệ thống máy tính điện tử cà các phần mềm chuyen dụng. Tóm lại, chất lượng của báo cáo thẩm định chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, các ngân hàng cần có sự đánh giá đúng mức và tầm quan trọng của việc thẩm định trong từng dự án từ đó để đưa ra các biện pháp hỗ trợ tối đa nhất để nâng cao chất lượng của nó vì chính nó là nhân tố tác động trực tiếp đến sự an toàn và hiệu quả của chính ngân hàng.

Giới thiệu khái quá về Ngân hàng Liên Doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội ( NHLD Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội)

Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận và phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi nhánh và các địa bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt. Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạt động theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, trong 7 năm qua Chi nhánh Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, phân đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, là một đơn vị vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự trưởng thành và phát triển chung, nâng cao uy tính và nâng cao tính cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt trong thời kỳ mở và hội nhập kinh tế. Ngày 27/03/2001, Chính phủ của hai nước đã quyết định thành lập lại Ngân hàng Liên Doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội theo quy chế doanh nghiệp của hai nước.

Song song với việc sắp xếp lại tổ chức, Ngân hàng Liên Doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội đã xây dựng những văn bản pháp quy, quy định chức năng nghiệp vụ của các phòng ban. Mô hình tổ chức này đã giúp cho ban giám đốc tập trung sự chỉ đạo, nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh sát với nền kinh tế thị trường. Mặc dù hoạt động kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng từ thị trường trong nước cũng như quốc tế nhưng hoạt động của ngân hàng vẫn tăng trưởng mạnh thể hiện là doanh thu hàng năm tăng trưởng khá cao.

Ban Giám Đốc

Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Liên Doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội

- Sau khi lập xong tờ trình, CBTD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo trưởng phòng; Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung đã nêu trong tờ trình; Bổ sung thêm những thông tin về khách hàng và dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay…. Việc thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm thẩm định của cán bộ thẩm định, mà trình độ thẩm định cuả cán bộ khác nhau thì có cái nhìn khác nhau nhưng về cơ bản các cán bộ thẩm định dự án của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đều thực hiện đầy đủ nhất theo yêu cầu. Với một số chi phí chứa đựng nhiều biến động như giải phóng mặt bằng, lãi vay… cần có dung sai hợp lý để xác định chi phí dự phòng cho dự án.Với những dự án không qua cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chi phí có thể chưa phù hợp đòi hỏi cán bộ phải thẩm định kỹ càng, tư vấn cho khách hàng xây dựng chi phí hợp lý.

Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án về mặt tài chính Trước tiên, trên cơ sở các kết luận của quá trình thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật như: công suất thiết kế, công suất thực tế, định mức tiêu hao… Cán bộ tín dụng thẩm định tính hợp lý của các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự kiến của dự án căn cứ vào hiểu biết thị trường đầu vào và đầu ra của dự án, xu hướng biến động của tỷ giá lạm phát. Chi phí bảo hiểm 2% giá trị than tàu và bảo hiêmt thuyền viên 20 triệu đồng/người/năm, Chi phí sửa chữa nhỏ: 0,5% doanh thu, chi phí sửa chữa lớn thay thế hàng năm:1% doanh thu, chi phí cảng biển: 1.000 đồng/tấn, chi phí sinh hoạt thuyền viên: 67,2 triệu đồng/năm và nhân công trực tiếp hang năm là: 546 triệu đồng/năm; chi phí quản lý chung được tính bằng 2% doanh thu, theo đánh giá của các bộ thẩm định các khoản chi phí là tương đối hợp lý. Qua báo cáo thẩm định của Ngân hàng Liên Doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội cho ta thấy về cơ bản cán bộ tín dụng đã đánh giá được đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết và tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng nhằm đáp ứng được các mục tiêu đề ra của Ngân hàng trong việc quyết định cho vay.

Biểu đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định dự án tại LVB Chi nhánh Hà Nội
Biểu đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định dự án tại LVB Chi nhánh Hà Nội

Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho Với sự quan tâm đúng đắn của ban lãnh đạo và nỗ lực của đội ngũ cán bộ

Việt Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể: Chi phí thấp, thời gian thẩm định từng bước được rút ngắn, báo cáo thẩm định có tính khao học và tất cả các kết quả phân tích đều được lượng háo. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà chất lượng thẩm định tài chính Tài chính dự án tại Ngân hàng Liên Doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội vẫn còn chữa đựng những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Tuy nhiên trong thời gian qua và trong thời kỳ cạnh mới ngân hàng đã thực sự chú trọng và có những biện pháp thiết thực nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, trong đó có tín dụng trung - dài hạn.

Mặc dù chưa có sự tính toán cụ thể đối với chi phí thẩm định dự án nhưng với sự tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của NHLD Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội và đặc biệt là lợi nhuận từ tiền lãi cho vay theo dự án trong những năm vừa qua cũng phần nào đó thể hiện được chi phí thẩm định dư án không cao. Các cán bộ tín dụng đã có sự cố gắng trong việc giảm chi phí thẩm định dự án xuống thông qua việc bố trí công tác thẩm định dự án một cách hợp lý như kết hợp đi thẩm định nhiều dự án có địa điểm gần nhau, nên đã giảm được chi phí đi lại, hơn nữa việc chuẩn bị tốt cho mỗi lần đi thẩm định của cán bộ tín dụng cũng hạn chế được chi phí do phải đi lại nhiều lần. Về chi phí mua thông tin: Thông tin trong quá trình thẩm định TCDA tại Ngân hàng hầu như rất ít (ngoài thông tin tra cứu từ mạng thông tin của Ngân hàng Nhà nước CIC).