MỤC LỤC
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định một số nhân tố chính ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của các hộ nông dân. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn và góp phần đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm - Hà Nội.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988). - Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin,…) - Điều kiện tự nhiên - Môi trường pháp lý - Chính sách của chính phủ, hệ thống khuyến nông. Yếu tố bên ngoài. Hệ thống canh tác tiến bộ và bền vững. Yếu tố bên trong. Đối với hộ nông dân các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp bao gồm:. + Nguồn lực gồm i) Số và chất lượng nguồn nhân lực (Trình độ văn hóa, giới tính, lứa tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm và tay nghề của nông dân); ii) Tài nguyên đất đai (Đất thổ cư, vị trí,…). Đây là các yếu tố quan trọng để hộ có thể mở rộng sản xuất. + Nguồn lực tài chính và công nghệ; iii) Hình thức tổ chức sản xuất (quy mô lớn hay nhỏ); iv) Khả năng marketing và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; v) Khả năng về vốn đầu tư.
(iv) cung cấp lương thực và nguyên liệu thô giá rẻ cho ngành công nghiệp. Đối với một số nông sản, gần đây Chính phủ Việt Nam đã tăng thuế suất để bảo hộ sản xuất trong nước. Đối với mặt hàng đường, để đảm bảo mục tiêu trong chương trình đường quốc gia là tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và quan trọng hơn là bảo hộ ngành đường trong nước, thuế nhập khẩu đã tăng từ 45% năm 1999 lên 52% năm 2004. Trừ máy nông nghiệp, mức thuế đánh vào vật tư nông nghiệp nhập khẩu đều bằng 0%. Chính sách này nhằm hỗ trợ cho người nông dân. b) Chính sách đất đai. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những bước đi cơ bản trong việc cung cấp quyền sử dụng đất cho nông hộ. Trước đây, dưới hệ thống quản lý của hợp tác xã, đất được hợp tác xã phân bổ cho các nông hộ. Hầu hết các vật tư do hợp tác xã cung cấp và nông hộ nộp sản phẩm theo định mức cho hợp tác xã. Cùng với sự thay đổi của chính sách theo hướng thị trường, Luật đất đai năm 1993 được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến động lực người dân. Luật này cho phép quyền sử dụng cá nhân đối với đất trồng trọt từ 10 đến 15 năm. Luật này cũng cho phép các nông hộ. tự quyết định trồng loại cây gì và lượng sản phẩm dư ngoài định mức được phép bán trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn có những nhược điểm như: cấm chuyển nhượng đất đã tạo ra hạn chế trong việc tập trung đất cho những người sử dụng đất hiệu quả và hạn chế thời gian sử dụng đất làm giảm động cơ khuyến khích nông hộ đầu tư vào đất đai. Luật đất đai năm 2003 là một bước tiếp theo trong việc tạo ra quyền sử dụng đất tự do hơn đối với nông dân. Thời gian sử dụng đất đã tăng lên 20 năm đối với cây hàng năm, và 50 năm đối với cây lâu năm. Chính sách này cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm “trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê và thế chấp”. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực. hiện các quy định khác nữa để đẩy nhanh tiến độ phân bổ quyền sử dụng đất. Khoảng 7,8 triệu nông hộ trong tổng số 9,6 triệu đã được quyền sử dụng đất. Các nông hộ đã nhận được khoảng 86% đất nông nghiệp đã được phân bổ, phần còn lại được cho các doanh nghiệp và các xã. c) Tín dụng nông thôn và các dịch vụ tài chính. Khâu đột phá trong việc áp dụng TBKT là đưa nhiều giống cây trồng, giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như: quy trình bón phân hợp lý, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM), quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi và áp dụng công nghệ sau thu hoạch [17]. Kết quả đó được thể hiện như sau:. a) Trong trồng trọt - Với công nghệ trồng rau không cần đất chúng ta có thể tăng năng suất rau gấp 1,5 lần, rút ngắn thời gian sinh trưởng để có thể đạt 11- 12 vụ/năm và có thể trồng quanh năm, kể cả trái vụ.
Với sự phát triển về dân số và lao động nhanh như hiện nay, đòi hỏi huyện cần quan tâm giải quyết các vấn đề có tính kinh tế xã hội như : nhà ở, tạo việc làm để tăng thu nhập cho người dân, ô nhiễm môi trường, vấn đề nước sạch cho sinh hoạt và phát triển ngành công nghiệp dịch vụ. Tính đến năm 2006 đã hoàn thành toàn bộ đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn với tổng số vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng, xây dựng kế hoạch tiếp nhận bán điện trực tiếp đến hộ nông dân của toàn ngành điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt và sản xuất của người dân.
* Thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu ở các báo cáo kinh tế-xã hội của địa phương qua các năm, truy cập thông tin trên internet, tạp chí, khảo sát các chương trình dự án đã và đang triển khai trên địa bàn và thông qua phỏng vấn cấu trúc, quan sát trực tiếp, phỏng vấn cán bộ ở địa phương để phục vụ cho quá trình nghiên cứu nhằm khái quát tình hình chung cũng như đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng TBKT ở địa bàn nghiên cứu. * Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra nông hộ nhằm phân tích, đánh giá tình hình thực hiện áp dụng TBKT ở nông hộ: có 90 hộ thuộc hai nhóm hộ áp dụng và không áp dụng TBKT được phỏng vấn, các hộ này được chọn ngẫu nhiên trong mỗi nhóm để điều tra về các nguồn lực của nông hộ, các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT dựa trên nhận thức của họ.
Trong những năm qua, UBND xã trích nguồn kinh phí trên 1 tỷ đồng, thường xuyên tổ chức 10 lớp học IPM và khoảng 30 buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, sử dụng thức ăn gia súc, sử dụng thuốc BVTV, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hầm khí sinh học Biagas cho các hộ nông dân trồng rau và chăn nuôi trong xã tham dự. Nhà mày sữa Vinamilk cho xây dựng Xí nghiệp sữa trên địa bàn huyện Gia Lâm, dự án Việt-Bỉ đầu tư mạnh cho xã trên các mặt như: xây dựng trạm thu gom, cấp tăng trữ lạnh, cấp kinh phí tập huấn chăn nuôi bò sữa, in ấn tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ tinh bò giống.
Có thể nói, đạt được kết quả như thế là thể hiện sự hiểu biết, trình độ thâm canh của người dân ngày càng được nâng lên, tiếp thu những TBKT mới tốt hơn, đồng thời người dân đã biết lựa chọn sử dụng giống cây trồng tốt, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, làm cho năng suất thu được đạt hiệu quả cao. Trong những năm trở lại đây có thể nói chăn nuôi bò sữa trong các hộ chăn nuôi đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển hơn nữa, mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho người chăn nuôi thì các địa phương cần tiến hành thống kê, đánh giá, chọn lọc lại đàn bò sữa, kiên quyết loại thải những con giống kém chất lượng, quy hoạch thành từng vùng chăn nuôi bò sữa (vừa thuận lợi cho việc tổ chức các dịch vụ thú y, thức ăn, trao đổi giống, vừa là nơi để nông dân học hỏi kinh nghiệm và hình thành những tổ hợp tác).
Bên cạnh đó, những người có trình độ văn hoá thấp, tuổi cao tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất, quy mô của những hộ này thường nhỏ, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, họ không mạnh dạn trong sản xuất vì thế thu nhập của họ thường thấp nhưng ổn định. Nhóm nhân tố xã hội được người dân phản hồi bao gồm 8 nhân tố, căn cứ vào giá trị WAI cho thấy ở cả hai nhóm hộ đều cho rằng nhân tố “an toàn lương thực”; “thị trường tiêu thụ” và “nông hộ thành công” là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến người dân trong việc áp dụng kỹ thuật mới.
Nhận thức của người nông dân còn thấp nhất là trong việc chuyển đổi ruộng đất, qua thực tế cho thấy hiện nay nhiều hộ gia đình có ruộng nằm trong khu vùng sản xuất rau an toàn nhưng lại không có nhu cầu trồng rau, thậm chí có hộ bỏ đất không nhưng vẫn không chịu chuyển đổi ruộng, hoặc có chuyển đổi nhưng đòi giá quá cao làm cho những hộ liền kề có nhu cầu sản xuất không thể chấp nhận được, đo đó đã làm ảnh hưởng đến việc bố trí cây trồng và áp dụng các TBKT vào sản xuất nông nghiệp. - Lý do thứ hai: Trồng rau an toàn cũng thường xuyên phải được luân canh các chủng loại rau, không thể trồng mãi một loại rau trên cùng một diện tích, nhất là các loại rau ăn lá ngắn ngày, nếu trồng liên tục rau sẽ bị chết sót, vì thế người nông dân thường phải thay đổi cây trồng, nhưng trong nhà lưới khi trồng một số loại cây cần phải làm giàn thường hay bị vướng do nhà lưới thấp, một số loại cây ăn quả trồng trong nhà lưới cho năng suất thấp vì vậy người nông dân thấy không phù hợp đề nghị dỡ bỏ.
Thực hiện phương hướng phát triển ở trên bằng việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, phát triển nhanh mạng lưới giao thông nông thôn, đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa… Hiện đại hóa công nghệ sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung áp dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp sản phẩm sạch, công nghệ cao trong sản xuất giống, bảo quản chế biến nông sản như: trồng cây nhà lưới, nhà kính, thủy canh, che phủ nilon, áp dụng IPM, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu vi sinh. Cần thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc lập các quỹ phát triển cơ sở hạ tầng để gắn trực tiếp quyền lợi của dân vào những công trình chung, quỹ đào tạo nguồn nhân lực..; Phối hợp với thành phố và Trung ương, phát triển đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng, trước hết cần ưu tiên cho các khu vực có dự án phát triển, nhằm thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án thuận lợi;.