Giải pháp phát triển thị trường xây dựng tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam

MỤC LỤC

Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn

Việc phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sử dụng phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp, phụ thuộc vào trình độ công nghệ hiện tại của doanh nghiệp. Một sản phẩm mới đưa ra, chắc chắn sẽ đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự đầu tư cao. Sản phẩm có thể được đưa ra thị trường mới hoặc thị trường hiện tại với việc chia sẻ kênh phân phối, tiếp thị hoặc thương hiệu.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xõy dựng, thỡ việc thừa mãn thị hiếu của người sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. • Cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều loại sản phẩm với phẩm cấp chất lượng khác nhau. Đây là hướng quan trọng để tạo sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý

Cần phát triển mạng lưới bán hàng, cả chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc phân bổ mạng lưới cần tính đến hiệu quả chung của toàn hệ thống tức là đảm bảo nâng cao năng lực tiêu thụ của từng điểm cũng như của cả hệ thống, tức là các điểm hỗ trợ nhau cùng phát triển, nếu hình ảnh của điểm này tốt sẽ tạo thuận lợi cho điểm kia phát triển, tránh trường hợp loại trừ hoặc tiêu diệt nhau, bảo đảm sự vận động hợp lí của sản phẩm, giảm chi phí. Nên chọn những nơi có vị trí thuận lợi, như tại các điểm đầu mối giao thông, nơi tập trung dân cư để lập trung tâm giao dịch, chi nhánh của doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường.

Đối với ngành xây dựng, phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý là việc đưa các công trình hoặc sản phẩm của doanh nghiệp sang những địa bàn mới, phân bố rộng trên khắp các vùng miền trong cả nước. Sản phẩm của ngành xây dựng có đặc điểm là các công trình nhà cửa được xây dựng tại chỗ, và phân bố nhiều nơi trên lãnh thổ, nên việc phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý là rất hợp lí. Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng, khi phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý, doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn nguyên vật liệu tại chỗ.

Phát triển thị trường theo tiêu thức khách hàng

    Có thể nói khách hàng rất đa dạng, có thể phân ra khách hàng theo lứa tuổi, theo giới tính, theo thu nhập, theo sở thích… mỗi nhóm có những đặc trưng riêng, phản ánh quá trình mua sắm của chính họ. Trong đú người tiờu thụ cuối cựng mua sản phẩm để thừa món nhu cầu của chính bản thân, còn người tiêu thụ trung gian là bất kỳ người mua nào giữa các nhà sản xuất và người tiêu thụ cuối cùng. Đối với các doanh nghiệp, khách hàng truyền thống giữ vai trò vô cùng quan trọng, có vị trí trong sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.Khách hàng truyền thống là những khách hàng lâu năm của doanh nghiệp, có mối quan hệ lâu dài, thường xuyên, liên tục đối với doanh nghiệp.Xét về mặt hiệu quả, việc giữ được khách làquan trọng và khó khăn.

    Doanh số tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào hai nhóm: khách hàng mới quen và khách hàng truyền thống, trong đó chi phí để lôi cuốn những khách hàng mới cao hơn giữ những khách hàng cũ, nhưng không thể vì thế mà không có các biện pháp để lôi kéo, thu hút khách hàng mới. Tăng cường khách hàng về chất lượng thông qua tăng sức mua sản phẩm của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng, khối lượng sản phẩm mỗi lần mua, tăng giá trị của mỗi hợp đồng… Đặc biệt chú ý tăng cường khách hàng mua với khối lượng lớn, khách hàng tiềm năng, ổn định thường xuyên và những khách hàng có mối quan hệ truyền thống với doanh nghiệp. Phát triển thị trường của doanh nghiệp trên góc độ khách hàng là phát triển khách hàng cả về số lượng, chất lượng, phạm vi không gian, thời gian, địa điểm, cả khách hàng bán buôn va fkhachs hàng bán lẻ, người tiêu dùng trung gian, khách hàng mới và khách hàng truyền thống.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triền thị trường

    Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 1. Môi trường kinh tế

      Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoàn thiện hơn. Đe dọa của những thay đổi không dự báo được về khí hậu đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản xuất, dịch vụ của họ có tính mùa vụ xem xét một cách cẩn thận. Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sẽ là một đe dọa; Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm sự phát triển; Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp tính đến.

      Đối với ngành xây dựng, các công cụ quản lí của nhà nước bao gồm một số yếu tố sau: Bộ máy quản lí của Nhà nước đối với ngành xây dựng từ cấp trung ương đến địa phương; Các chiến lược và kế hoạch định hướng với ngành xây dựng; Các quy hoạch theo vùng lãnh thổ; Các luật lệ có liên quan đến ngành xây dựng như: luật xây dựng, luật công ty, luật bảo vệ môi trường, luật thuế, luật phá sản…. Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỉ lệ sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình. Nhà cung cấp được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp… Từ đó ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa dẫn đến sự ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường.

      Yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 1. Yếu tố con người

        Trong một ngành dù là ngành tập trung, hay là ngành phân tán đều bao gồm nhiều doanh nghiệp. • Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng mà hình thái vật chất của nó phụ thuộc chủ yếu về đối tượng lao động. Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng thực tế bao gồm toàn bộ đối tượng lao động đang trực tiếp nằm trong quá trình sản xuất, đang được dự trữ cho sản xuất và một phần tiền tệ đang nằm trong lưu thông.

        Tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là sức mạnh tiềm ẩn của doanh nghiệp, nó được đo bằng sự tin cậy, sự hài lòng, sự biết đến…. Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Chính là chất lượng sản phẩm mà khỏch hàng cảm nhận được, giỏ trị thừa món mà khách hàng có được, sự hoàn thiện về sản phẩm, phương thức bán hàng của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có uy tín là doanh nghiệp giành được lòng tin của khách hàng. Mức độ nổi tiếng của hàng hóa: Điều này tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp càng nổi tiếng thì sẽ có lợi thế trong cạnh tranh, có sức mạnh cạnh tranh.

        Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp: Khi một doanh nghiệp có uy tín, và mối quan hệ rộng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, doanh nghiệp nên cố gắng giữ uy tín. Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều hợp đồng hơn từ các doanh nghiệp khác. Cán bộ quản lí có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường, đối với sự đúng đắn của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

        Với những cán bộ có thể tổ chức hợp lí, quản lí giám sát một cách khoa học và chặt chẽ sẽ tạo cơ sở để giảm tối thiểu chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Người làm công tác trong cơ chế thị trường hiện nay cần linh hoạt, có đầu óc nhạy bén đối với thị trường thì mới có thể đương đầu với sự bất ổn của thị trường. Một công ty muốn mở rộng phát triển thị trường cần có kế hoạch cụ thể và có tính khả thi cao.

        Ở các doanh nghiệp xây dựng thì công việc của đội ngũ cán bộ quản lí còn chịu sức ép từ nhiều phía vì một mặt họ phải tổ chức tốt hoạt động của công ty mặt khác họ phải kiểm tra giám sát thi công của công nhân nhằm đảm bảo chất lượng công trình.