MỤC LỤC
Để hình thành các ýtưởng chiến lược trên cơ sở, cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu cần sử dụng ma trận cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu. Ma trận cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu là một ma trận mà một trục mô tả điểm mạnh và điểm yếu; trục kia mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì chiến lược xác định; các ô là giao điểm của các ô tương ứng mô tả các ý tưởng chiến lược nhằm tận dụng cơ hội, khai thác điểm mạnh, hạn chế nguy cơ cũng như khắc phục điểm yếu. Cơ sở để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu là ma trận thứ tự ưu tiên cơ hội, nguy cơ và bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp.
Những nhân tố được sắp xếp theo trật tự ưu tiên sẽ được đưa vào các cột và hàng của ma trận này. Việc hình thành ma trận này dựa trên thứ tự ưu tiên của các yếu tố và được sắp xếp theo hai trục. Từ những kết quả trên ta sử dụng ma trận SWOT để xác định các phương án chiến lược cho công ty trong thời gian tới.
- Khai thác các nguồn tài chính từ nội bộ công ty và nguồn liên doanh để đầu tư (W9, O3). - Tuyển dụng lao động có trình độ cao để thâm nhập thị trường nước ngoài (W3, O5). - Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường đặc biệt là tìm kiếm các nhà cung ứng để chủ động nguồn đầu vào.
- Đầu tư đổi mới công nghệ để cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài và tiết kiệm chi phí (W1, T3).
Yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả lâu dài của quá trình kinh doanh đòi hỏi trong quá trình xây dựng và lựa chọn chiến lược phải chú trọng khai thác các cơ hội kinh doanh, các khả năng nguồn lực đang và sẽ xuất hiện, hạn chế và xoá bỏ các hạn hẹp cũng như khắc phục những điểm yếu đang tồn tại và có thể xuất hiện để xác định các giải pháp chiến lược. Tớnh rừ ràng của chiến lược đũi hỏi cần phải làm rừ cỏc vấn đề then chốt như thực trạng của doanh nghiệp (xuất phát điểm của chiến lược; mạnh, yếu gì?); cái gì sẽ xảy ra trong tương lai gắn với thời kì chiến lược (cơ hội, đe dọa, mạnh và yếu gì?); cái gì sẽ xảy ra trong tương lai gắn với thời kì chiến lược (cơ hội, đe doạ, mạnh và yếu gì?); mục đích cần đạt trong thời kì chiến lược; cách thức đạt được các mụch đích đã vạch (cần sử dụng các nguồn lực, giải pháp cụ thể nào và quan hệ giữa các giải pháp ra sao?); công cụ, phương tiện để kiểm soát xem đã đạt được các mục tiêu ở mức độ nào ?…. Trong thực tế không phải bộ phận thời kì chiến lược nào doanh nghiệp cũng tận dụng được mọi cơ hội, hạn chế hoặc xoá bỏ được mọi đe doạ, cạm bẫy cũng như phát huy được mọi điểm mạnh và khắc phục mọi điểm yếu nên lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong hệ thống mục tiêu chiến lược cũng là đòi hỏi xuất phát từ yêu cầu khả thi của chiến lược.
Việc đề ra chiến lược cạnh tranh một cách phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các mục tiêu, chiến lược, nguồn lực, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, các chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và đặc điểm của nền kinh tế. Lựa chọn chiến lược marketing từ thời kỳ gắn với các nhân tố chiên lược của thời kỳ đó như các mục tiêu chiến lược tổng quát của doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh chiến lược; chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp; sự phát triển của thị trường, sự phát triển của công nghệ, các chính sách sản phẩm, các phân tích môi trường kinh doanh: cơ hội đe doạ, mạnh yếu của doanh nghiệp; các dự báo thay đổi về cạnh tranh, về chính sách của Nhà nước, …,trong đó đặc biệt lưu ý đến chiến lược marketing của các đối thủ cạnh tranh là chủ yếu. - Các giải pháp chiến lược marketing chủ yếu thường là các giải pháp gắn với các vấn đề như nghiên cứu thị trường nhằm xác định như tiềm năng thị trường; lựa chọn đối tượng mục tiêu; các giải pháp gắn với chiến lược sản phẩm nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trườngvà mở rộng cơ hội.
Phát triển thị trường; các giải pháp gắn với xây dựng và củng cố hệ thống kênh phân phối; các giải pháp làm cơ sở cho chính sách giá cả; các giải pháp gắn với lĩnh vục tuyên truyền và quảng cáo; các giải pháp đảm bảo các nguồn lực tài chính và vật chất cần thiết để thục hiện các mục tiêu chiến lược marketing ; …. Cơ sở hình thành hệ thống giải pháp chiến lược ở lĩnh vực lao động là sự am hiểu về thị trường lao động và các dự báo về thay đổi có thể xuất hiện trên thị trường lao động; các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp trong lĩnh vực quảng trị lao động; những yêu cầu mới đối với lực lượng lao động và quảng trị lực lượng lao động phù hợp với thời kì chiến lược tương lai, …. Các giải pháp chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng lao động xây dựng trên cơ sở cầu về chất lượng lao động, đội ngũ lao động hiện tại của doanh nghiệp, yêu cầu về cơ cấu lao động sễ phải tuyển dụng phù hợp với mục tiêu chiến lược cũng như dụ báo thực trạng thị trường lao động.
Muốn vậy, các giải pháp chiến lược đảm bảo tăng năng suất lao động phải được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu mới về năng suất lao động quảng trị và năng suất lao động ở các bộ phận sản xuất, các yêu cầu cụ thể về các diều kiện con người, trang thiết bị kỹ thuật cũng như hợp tác giữa các lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp. Để đảm bảo thù lao lao động có tính chất cạnh tranh trong thời kỳ chiến lược cụ thể, các giải pháp thù lao lao động phải xây dựng trên cơ sở phân tích các mục tiêu và yêu cầu về nhiệm vụ chiến lược, các dự báo về cung – cầu lao động trong thị trường, các dự báo về thù lao lao động của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn,…. - Các nhà hoạch định chiến lược nghiên cứu và phát triển cần phải dựa vào đơn vị kinh doanh chiến lược; các phân tích môi trường kinh doanh: cơ hội, đe doạ, mạnh, yếu của doanh nghiệp ; các dự báo về phát triển kỹ thuật – công nghệ trên thế giới, khu vực và trong nước; các dự báo về phát triển kỹ thuật – công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ sản phẩm, vật liệu của đối thủ cạnh tranh; ….
Hoạch định chiến lược và xây dựng các chính sách kinh doanh là hoàn toàn chưa đủ mà phải dựa trên cơ sở thiết lập các kế hoạch ngắn hạn hơn mới tạo khả năng biến các mục tiêu chiến lược thành hiện thực vì các kế hoạch này đóng vai trò quan trọng trong phân phối nguồn lực cụ thể trong từng thời gian ngắn hạn và tác nghiệp. Xét trên phương diện lý thuyết, nội dung của chương trình sản xuất hoặc các kế hoạch ngắn hạn về bản chất là tương đối giống nhau, đều bao hàm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt đưởc trong một thời kỳ cụ thể xác định cũng như các phương tiện cầc thiêt để thực hiện các mục tiêu đó. Chiến lược và kế hoạch khác nhau về nguyên tắc, phương pháp lập, độ dài thời gian, tính khái quát hay cụ thể, ở phạm vi rộng hay hẹp,… Khi xây dựng kế hoạch thường phải tính toán các chỉ tiêu định lượng, giải quyết các cân đối rất cụ thể giữa các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh và ở phạm vi toàn doanh nghiệp; độ dài thời gian kế hoạch càng ngắn bao nhiêu càng phải cân đối theo nhân tố hạn hẹp bấy nhiêu.
Tại các doanh nghiệp không thực hiện quản trị chiến lược, việc phân phối nguồn lực được thực hiện theo các kế hoạch truyền thống nên chỉ được tính toán theo các điều kiện môi truờng ổn định, không lường trước các biến động của môi trường, không nhìn trước để chủ động tấn công cướp thời cơ, hạn chế hoặc loại bỏ đe doạ của môi trường.