MỤC LỤC
Trong mô hình này thì kiểm toán nhà nước không chỉ giúp nhà nước ở khâu kiểm tra thực hiện pháp luật mà còn hỗ trợ nhà nước trong việc soạn thảo và xây dựng các sắc luật liên quan tới tài chính, ngân sách và kế toán…. Trên đây là một số ưu điểm của mô hình này nhưng đồng thời ta cũng phải nói tới những điểm chưa tốt của mô hình như ở mổ hình này thì kiểm toán nhà nước không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sự điều hành và các hoạt động của Chính phủ do đó công tác kiểm toán có thể bị chậm đi phần nào.
Đây cũng là một đặc điểm giống với mô hình Kiểm toàn Nhà nước không trực thuộc cơ quan lập pháp và hành pháp. Ví dụ điển hình cho mô hình này chính là Tòa thẩm kế Pháp, khi tham gia cơ quan kiểm toán nhà nước thì phần lớn các kiểm toán viên đều là quan tòa.
Chẳng hạn như điều lệ tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước Việt Nam quy định “ cơ cấu tổ chức giúp tổng kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ được giao gồm “. • Liên hệ chức năng: trong mối liên hệ chức năng thì quyền điều hành được chia thành nhiều khối và mỗi khối lại chia thành nhiều cấp khác nhau. ( trích từ sách “ đường vào nghề kiểm toán” của tác giả Nguyễn Thu An) Theo mô hình này thì phó chủ tịch có vị trí ngang với giám đốc các bộ phận và tất cả đều chịu sự quản lí trực tiếp của chủ tịch.
Như vậy có thể thấy cơ quan kiểm toán nhà nước chứa đựng rất nhiều mối liên hệ về tổ chức, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng, của phạm vi, của khách thể của kiểm toán, tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức bộ máy nhà nước và hàng loạt các quan hệ khác bên trong và bên ngoài hệ thống kiểm toán.
Theo như hình thức tổ chức cơ quan, kiểm toán viên có thể có được chức năng như một quan tòa nếu kiểm toán nhà nước được tổ chức theo mô hình như tòa thẩm kế của Pháp, khi đó thì kiểm toán viên có được nhiều quyền năng hơn và vị trí cao hơn nên có thể giải quyết được nhiều vấn đề ngay trong cuộc kiểm toán một cách kịp thời. Nhằm hoàn thiện hơn nữa kiểm toán nhà nước tại Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước, đáp ứng những đòi hỏi mới thì Luật kiểm toán nhà nước đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 7 ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Nhưng từ năm 2006 thì Luật kiểm toán nhà nước ra đời thì kiểm toán nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội, chức danh Tổng kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu theo đề cử của Ủy ban thường vụ quốc hội sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm kì của tổng kiểm toán nhà nước là 7 năm, có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kì.
• Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kỉ luật, kỉ cương hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc kiểm toán nhà nước. Các bộ phận trong kiểm toán nhà nước Việt Nam được thành lập và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định của Tổng kiểm toán và điều này đã được cụ thể hóa trong quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước ngày 1/3/2004. • Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Hội đồng Kiểm toán Nhà nước để tư vấn cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán.
Việc phân chia các cơ quan kiểm toán trực thuộc theo đối tượng được kiểm toán, nó dẫn tới một việc phân chia công việc không đều giữa các bộ phận kiểm toán, có thể một bộ phận phải quản lí nhiều đơn vị cấp dưới và đảm nhiệm nhiều công việc, từ đó công tác phân bổ nguồn lực rất khó, ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó ta thấy, mỗi cơ quan kiểm toán lại đảm nhiệm một đối tượng kiểm toán cụ thể, mà các đối tượng thì không thể tập trung ở một khu vực mà nó phân bố rải rác nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc kiểm toán của các kiểm toán viên trong việc đi lại. Việc phân chia cụ thể sẽ làm cho việc thực hiện của các cơ quan kiểm toán trong quá trình kiểm toán đơn giản hơn, các tổ chức được giao các nhiệm vụ chuyên môn hơn, mỗi đơn vị chỉ đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định nên sẽ làm cho chất lượng cuộc kiểm toán được nâng cao hơn.
• Về quy mô, đã tăng dần số lượng cuộc kiểm toán theo từng năm; từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành năm 2006, mỗi năm KTNN thực hiện kiểm toán từ 90 đến 130 đầu mối (Bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty… ), bình quân tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước khi có Luật Kiểm toán nhà nước, riêng lĩnh vực đầu tư XDCB có số lượng các dự án đầu tư được kiểm toán gấp 4 lần. • Về chất lượng kiểm toán, thi hành các quy định của Luật KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành các Quy trình kiểm toán trên các lĩnh vực, đồng thời đang xây dựng Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTV được duy trì có hiệu quả, với nhiều biện pháp, hình thức khác nhau xuyên suốt quy trình kiểm toán, vì vậy chất lượng. Những kiến nghị của KTNN ngày càng đa dạng, phong phú, sắc sảo và có chất lượng hơn, được Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong xem xét, phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách, giám sát ngân sách và thực hiện chính sách pháp luật; trong quản lý và xây dựng chính sách tài chính - ngân sách; các đơn vị được kiểm toán khắc phục những yếu kém, bất cập, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ngoài ra do Luật KTNN chưa quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực trong hoạt động kiểm toán, dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất và chưa đúng về trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán trong việc thu thập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán. Thêm vào đó, nhiều báo cáo kiểm toán co giá trị pháp lý chưa cao, do còn mộ số sai sót trong quá trình kiểm toán, trình độ kiểm toán viên chưa cao hoặc là do luật chưa cụ thể. Bên cạnh đó ta thấy trình độ kiểm toán viên của kiểm toán nhà nước Việt Nam vẫn còn chưa cao, so với quốc tế thì vẫn còn thấp, các bằng cấp, chứng chỉ về kiểm toán chưa có giá trị cao so với các nước trên thế giới.
Kiểm toán nhà nước đã không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi Chính phủ, đồi với các cuộc kiểm toán các Bộ, tập đoàn của nhà nước đã có sự độc lập, kết quả kiểm toán có độ tin cậy cao hơn, thông tin được công bố minh bạch hơn. Bên cạnh đó cũng không thể không kể tới những điểm yếu mà kiểm toán nhà nước còn mắc phải, ví dụ như số lượng kiểm toán vẫn còn ít, chưa đá ứng được yêu cầu hiện tại, nhiều cuộc kiểm toán vẫn có dấu hiệu của việc ăn nhận hối lộ làm cho kết quả kiểm toán bị ảnh hưởng đáng kể, có thể kể đến như việc 4 kiểm toán viên bị bắt tại Đà Nẵng khi đang nhận hối lộ. Chất lượng của kiểm toán viên chưa cao do chế độ đãi ngộ chưa hợp lí, nhân tài bị thu hút làm việc cho các công ty nước ngoài nhiều vì thế mà có thể thấy việc thu hút nhân tài cho kiểm toán nhà nước là rất khó.