Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI

BÌNH

Kế toán chi phí sản xuất tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 1. Đặc điểm chi phí sản xuất

Công ty sản xuất 2 loại sản phẩm gạch lát nền và ốp tường trên dây truyền công nghệ liên tục và đồng bộ, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, số lượng sản phẩm sản xuất lớn và được sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn do đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất. NVL công ty sử dụng trong sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều loại nên công ty tiến hành mó hoỏ từng loại để tiện theo dừi, quản lý NVL trờn mỏy tớnh vớ dụ: FA1 - Đất sét Trúc thôn (Minh Phúc), FA2- Đất sét Trúc thôn (Tâm thành), FC1- Đất sét Vệ Linh… Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu xương và mem màu, hoá chất.

Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ Tên tôi là: Nguyễn Thị Lan

NVL dùng cho sản xuất của công ty đều được mua từ bên ngoài, nhập kho rồi mới xuất dùng cho sản xuất khi có nhu cầu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất định mức tiêu hao NVL, nhu cầu thực tế bộ phận có nhu cầu NVL trong phân xưởng sản xuất lập “ Phiếu yêu cầu cấp vật tư”.

PHIẾU XUẤT KHO

Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy gồm: Ngày chứng từ, số chứng từ, đối tượng, diễn giải, tên vật tư, mã vật tư, tài khoản có, kho, số lượng trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, phần mềm máy tính sẽ tự động tính ra đơn giá giá, thành tiền của NVL xuất kho dựa trên trị giá NVL tồn kho đến lần nhập thứ N, trị giá NVL nhập kho lần thứ N và số lượng NVL tồn kho đến lần nhập thứ N và số lượng NVL nhập của lần nhập thứ N. Các chứng từ ghi sổ được lập dựa trên việc tập hợp các chứng từ cùng loại là các phiếu xuất kho, và được tập hợp riêng cho từng loại phiếu xuất kho cho sản xuất gạch ốp và gạch lát.

CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 315

SỔ CÁI Quý IV năm 2008

Với đặc thù sản xuất, gạch ốp lát được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, nằm gọn trong hệ thống nhà xưởng được xây dựng hoàn chỉnh, khép kín có diện tích 7.000 m2. Vì vậy công ty tổ chức sản xuất gạch ốp tường và lát nền trong cùng một nhà xưởng, hơn nữa công nghệ sản xuất gạch lát nền và ốp tường theo nguyên tắc “nước chảy” một lần hoàn toàn giống nhau cho nên chi phí NCTT sẽ được tập hợp chung cho cả 2 sản phẩm, cuối quý mới tiến hành phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo giá trị NVLTT sử dụng. Việc tính tập hợp và phân bổ chính xác tiền lương cho công nhân không những góp phần hạ giá thành sản phẩm mà còn tạo động cho người lao động làm việc hăng say, nâng cao năng suất lao động.

Chế độ trả lương

• Loại1: Lương chờ việc hưởng 100% khi không có việc do sự cố khách quan nhưng công nhân vẫn phải làm các công việc khác khi đến phân xưởng như lau chùi máy móc, bốc gạch trên dây chuyền xuống… mức lương chờ việc này được tính 20.000đ/1 công. Trong trường hợp sản phẩm gửi đi tiêu thụ mà bị khách hàng trả lại do phẩm cấp chất lượng thực tế không đúng như đã ghi trên bao bì thì sẽ căn cứ ngày thỏng sản xuất để quy rừ trỏch nhiệm, nếu thuộc cung đoạn nào thỡ phải chịu bồi thường 50% chi phí thiệt hại. - Bảng chấm công làm thêm giờ - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền thưởng - Phiếu xác giao khoán công việc - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Hợp đồng giao khoán.

Kế toán tập hợp các chứng từ gốc: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, các hoá đơn điện nước…để tập hợp chi phí sản xuất chung trong toàn phân xưởng. Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình tất cả các nguyên vật liêu phụ (bao bì, quần áo, găng tay bảo hộ lao động, xẻng, xe đẩy, dây đai, vòng bi, bu lông…), nhiên liệu (dầu Diezen, dầu mỡ bôi trơn, … ) dùng cho phân xưởng được tính vào chi phí sản xuất chung.

Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán  chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ Tên tôi là: Vũ Thị Hường

Chi phí khấu hao của các TSCĐ dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất (máy móc thiết bị dây chuyền lát, máy kẹp hàm, máy khuấy, bơm 2 xi lanh, máy móc thiết bị dây chuyền ốp, hệ thống băng tải ngang, máy sàng rung ra liệu, … ) và các TSCĐ phục vụ quá trình sản xuất (Nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy xúc lật…) được tính vào chi phí sản xuất chung. Thứ ba: Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Chi phí dịch vụ mua ngoài tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình bao gồm các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước, khí ga phục vụ cho hoạt động sản xuất. Các khoản chi phí bằng tiền khác: Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị trả bằng tiền, tiền thanh toán sửa chữa phương tiện vận tải, tiền bơm nước,…Các chi phí này thường phát sinh bất thường, không ổn định.

BẢNG TÍNH CHI TIẾT KHẤU HAO TSCĐ Quý IV năm 2008
BẢNG TÍNH CHI TIẾT KHẤU HAO TSCĐ Quý IV năm 2008

CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 300

Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: Đất sét, thạch anh, cao lanh, trường thạch, frit engobe, men nền, men màu… đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất đồng thời lại là tiêu thức dùng để phân bổ chi phí NCTT và chi phí SXC do đó việc quản lý chi phí NVLTT đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với công nhân sản xuất công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể, với mỗi tổ đảm nhận công việc khác nhau công ty xây dựng một đơn giá tiền lương riêng, cách tính lương này có tác dụng khuyến khích công nhân tích cực tăng năng suất lao động nhưng nhược điểm của cách tính lương này là không quan tâm đến trình độ chuyên. Việc chấm công chỉ là hình thức ghi nhận việc có mặt không tính đến thái độ làm việc, ý thức bảo vệ máy móc tài sản của công ty, không tính được cụ thể trong một ca làm việc mỗi công nhân làm ra được bao nhiêu sản phẩm do đó chưa tạo động lực cao cho người lao động làm việc hăng say.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

  • Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình

    Đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty áp dụng cách tính lương theo sản phẩm, cách tính này cùng với các quy định chặt chẽ về áp dụng định mức tiền lương có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích công nhân tích cực tăng năng suất lao động, đồng thời với các quy định về tiêu chuẩn chất lượng thúc đẩy người công nhân chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhà quản trị biết được chi phí và giá thành thực tế của từng sản phẩm và phân tích được tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào: Vật tư, lao động, máy móc, trang thiết bị… có hiệu quả hay không để có biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải được đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. + Tất cả các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí sản xuất chung đều được tập hợp chung cho 2 loại sản phẩm rồi tiến hành phân bổ theo chi phí NVLTT như vậy chi phí SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm thiếu chính xác, sản phẩm nào sản lượng sản lớn, sử dụng nhiều chi phí NVLTT hơn sẽ bị phân bổ CPSX chung nhiều hơn dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá kết quả hoạt động của từng loại sản phẩm.

    Tiền lương chính là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người công nhân, khuyến khích họ hăng say làm việc, nâng cao tay nghề, tăng năng suất, dẫn đến chất lượng sản phẩm được đảm bảo, tiết kiệm chi phí sản xuất do đó việc xây dựng đơn giá tiền lương phải đảm bảo công bằng, hợp lý, phản ánh chính xác sức lao động chân tay, trí óc của người lao động bỏ ra. Việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành sản phẩm và lượng giá trị yếu tố chi phí dịch chuyển vào sản phẩm một cách khoa học, hợp lý không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý, xác định kết quả kinh doanh chính xác.