MỤC LỤC
Để tận dụng nhiều hơn nữa tiềm năng xuất khẩu cao của ngành, phát triển xuất khẩu cần tập trung vào việc tăng nguồn cung cấp nội địa đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng suất, đa dạng hóa sản xuất sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, khai thác kỹ năng của người lao động Việt Nam bằng cách tăng cường năng lực thiết kế và tiến xa hơn là tạo thương hiệu riêng và thực hiện marketing tiên phong. Phát triển xuất khẩu các mặt hàng điện tử trong trung và dài hạn là một vấn đề của việc thu hút đầu tư nước ngoài thông qua khung chính sách có lợi, phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ và nguồn nhân lực hơn là hỗ trợ phát triển xuất khẩu theo thông lệ như tập trung marketing hay nâng cao chất lượng, v.v.
Cải tiến các ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực may mặc, tạo mối liên kết với những người mua hàng cuối cùng, nâng mức chất lượng đối với các sản phẩm có giá trị cao hơn. Là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu và các hợp đồng thầu phụ (những thị trường xuất khẩu hàng đầu trên thế giới cung cấp cho ngành hàng này của Việt Nam các thiết kế, nguyên vật liệu và đôi khi cả máy móc).
Chất lượng thấp và sai khác hạn chế của sản phẩm không chỉ do những khía cạnh kỹ thuật sản xuất (bao gồm công nghệ lạc hậu) mà còn cả ở bí quyết thiết kế và marketing hạn chế. Mặc dù Việt Nam đã nhận được các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng nhưng các công ty nước ngoài vẫn gặp phải những vấn đề tương đối lớn với các thủ tục và khung pháp lý quan liêu của Việt Nam.
Mặc dù các ngành công nghiệp hỗ trợ đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam nhưng các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, cần phải nhận biết được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo dựng và phát triển những ngành đó bằng chính nội lực của mình. Những yếu tố vô hình có liên quan đến đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), nguồn nhân lực, phần mềm vi tính, thay đổi cơ cấu tổ chức và marketing đang ngày càng thay thế cho các yếu tố sản xuất truyền thống như tài nguyên, nguồn lực vật chất và sức lao động – vấn đề quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở các nước phát triển.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chế tạo nhỏ, và việc chuyển sang cơ cấu xuất khẩu đa dạng hơn khá phức tạp, nhất là do đa phần nền công nghiệp của Việt Nam vẫn hướng tới thay thế nhập khẩu và còn được bảo hộ nhiều. - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nước này đang chuẩn bị thực hiện toàn bộ quá trình cắt giảm thuế quan theo lộ trình của AFTA và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (Hộp 2).
Để trở thành thành viên, quốc gia có nguyện vọng không những phải đáp ứng mọi quy định của WTO mà từng thành viên cũng được quyền yêu cầu nước đó phải nhượng bộ về một vấn đề nhất định, được gọi là ‘WTO-plus’, để đổi lấy sự ủng hộ việc gia nhập. Bên cạnh những thay đổi bất thường về cơ cấu trong nền kinh tế sau khi gia nhập, sự bảo hộ đối với một số mặt hàng nhạy cảm bao gồm đường và ngô có thể giảm đi đáng kể dẫn đến giảm thu nhập, nhất là thu nhập cho người nghèo.
Ở một số ngành, rất khó để thu được được thông tin tổng hợp (thống kê chính thức, báo cáo, nghiên cứu, tin tức trong ngành) từ hiệp hội kinh doanh hoặc bộ liên quan, hay để tìm được doanh nghiệp sẵn lòng trả lời phỏng vấn hoặc điền vào bản câu hỏi. Báo cáo nay cũng muốn đưa vào các ngành dịch vụ như du lịch để có được bức tranh toàn cảnh vể các ngành có tiềm năng xuất khẩu ở Việt Nam nhưng sau đó đã quyết định chỉ tập trung vào các ngành hàng để có thể đánh giá dựa trên phương pháp so sánh.
Nói cách khác, tiềm năng xuất khẩu cao có ở các ngành mà cầu thế giới tăng nhanh hơn lượng nhập khẩu toàn thế giới; các ngành có điều kiện tham gia thị trường thế giới tốt hoặc được hưởng ưu đãi; các ngành mà xuất khẩu chiếm vai trò quan trọng, thị phần thế giới lớn và tăng trưởng nhanh; các ngành có quy trình sản xuất hiệu quả, sản phẩm chất lượng cao; và các ngành công nghiệp phụ trợ hiệu quả và làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành. Các chỉ số về cầu thế giới, hoạt động xuất khẩu hiện tại của Việt Nam và tình hình cung trong nước hợp thành thước đo ngắn gọn đề xuất các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam là các loại hạt, dầu, đồ nội thất, than, da giày, đồ thủ công mĩ nghệ, ngư sản, cao su, đóng tàu, thủy tinh, cà phê, máy nông nghiệp, tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và trò chơi, quần áo (Bảng 5).
Ngược lại, thị phần thế giới của Việt Nam đặc biệt thấp đối với thiết bị và linh kiện điện tử; đóng tàu; các công cụ đo lường, kiểm tra độ chính xác; nhựa; máy công nghiệp; máy công nghiệp; hoa cắt cuống; thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông; sản phẩm sữa; văn phòng phẩm và máy văn phòng; các phương tiện xe máy; thiết bị âm thanh và hình ảnh (thị phần thế giới thấp hơn 0,1 %). Việt Nam cũng là một nước xuất khẩu ròng mặt hàng quần áo và phụ kiện; hạt điều và các loại hạt khác; hàng dệt may gia dụng và nội thất; thủ công mỹ nghệ; hạt tiêu và gia vị, thảo mộc khác; đồ chơi và trò chơi; đay; cao su; và rau và hoa quả.
Các hoạt động bao gồm sản xuất linh kiện (đinh vít, đinh ốc, lò xo..) và gia công (ép, nén), mặc dù định nghĩa các ngành công nghiệp phụ trợ phụ thuộc vào ngành (đôi khi bao gồm cả dịch vụ, như phát triển nguồn nhân lực). Không có thông tin về hạt điều và các loại hạt khác; cà phê; thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông; hoa cắt cuống; sản phẩm sữa; mật ong; đay và các sản phẩm từ đay; vật liệu đóng gói; và gỗ và các sản phẩm gỗ.
Trong đó có thể bao gồm cả phân tích SWOT và xác định những thị trường có thể là thị trường mục tiêu để đa dạng hoá trong mỗi nhóm sản phẩm. Trước hết, phân tích khoáng sản và các sản phẩm khoáng sản; thuỷ hải sản; các sản phẩm nông nghiệp; các sản phẩm công nghiệp; và hàng thủ công mỹ nghệ.
Sản lượng đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, và Việt Nam tiếp tục khai thác những mỏ than dự trữ mới trong phạm vi lãnh thổ nhằm tránh tình trạng cạn kiệt nguồn than. Khoảng 116 triệu USD sẽ được sử dụng cho thiết bị mở hầm và khai thác mỏ dưới lòng đất, bao gồm cả các thiết bị khai phá, các loại máy đào phải chịu thuế cao, xe tải và băng tải.
Hải sản được coi là nguồn thay thế tốt cho thịt và gia cầm, trong trường hợp bùng nổ các dịch bệnh ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, như BSE (viêm não thể xốp bò, hoặc bệnh bò điên), lở mồm long móng, nhiễm dioxin ở gà và cúm gà. Đối với sản phẩm quan trọng nhất trong ngành này “các loại tôm đông lạnh” (HS. 030613) trước kia Việt Nam được tự do thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất và được hưởng thuế quan thấp trên thị trường Nhật Bản, thị trường lớn thứ hai.
Nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cần những thông tin về thị trường hải sản quốc tế, gồm các động thái và xu hướng sản xuất, tiêu dùng và thương mại, các đặc tính thị trường, thâm nhập thị trường, các kênh phân phối, dự trữ, đóng gói và dán nhãn, xác định giá và các xu hướng thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn về các kỹ năng marketing như định giá, xúc tiến, phân phối… Ví dụ, hiện nay nhiều nhà chế biến và xuất khẩu đã nhận thức tốt việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm cho hải sản Việt Nam, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.
Năm 2004 chính phủ Việt Nam khai trương sàn giao dịch cho thị trường tương lai nhằm thuận lợi hoá giao thương giữa các nhà xuất khẩu nội địa và các nhà nhập khẩu trên thế giới, nhưng hiệu quả của sàn giao dịch này vẫn còn hạn chế do các nhà xuất khẩu thiếu hiểu biết và không có đủ các quy định liên quan. Việc áp dụng những tiêu chuẩn mới có thể làm tăng chi phí sản xuất trong ngắn hạn, nhưng khối lượng xuất khẩu lớn hơn với giá cho cà phê chất lượng cao có thể bù đắp các chi phí sản xuất cao trong dài hạn (Agroviet, Báo cáo cà phê, Quý 3 năm 2003).
Mặc dù cà phê chất lượng cao thường được trả giá cao hơn nhiều so với cà phê hạt Robusta, nhưng giá của cà phê Robusta đã ổn định trong năm 2005, một phần do những vụ hạn hán ở Việt Nam.
- Việc tập trung những người rang xay cà phê, đặc biệt trong thời kỳ thừa cung, minh hoạ cho thực tế là các thị trường tiêu dùng cà phê “khác xa với mô hình hiệu quả kinh tế trên sách vở” với các thị trường ngày càng minh bạch và không có các rào cản chi phí cao (Lindsey 2003). Ví dụ, giá bán lẻ giảm phản ánh những thay đổi về giá cà phê xanh trên các thị trường thế giới mặc dù, như theo một báo cáo của chính phủ Hà Lan “Trong chuỗi cung cấp tính đến các nước xuất xứ, không có bằng chứng nào cho thấy có hoạt động thoả thuận của ngành rang xay cà phê” (RIAS 2002).
Theo số liệu ước tính của FAO và MARD, năng suất cao su Việt Nam, khoảng 800kg/ha vẫn thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan (1.807kg/ha), và thấp hơn mức trung bình của thế giới là 1.067kg/ha. Mặc dù năng suất thấp, do chi phí lao động rẻ và trồng hiệu quả, chi phí sản xuất cao su tự nhiên ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 60% so với Malaysia và 70% so với Indonesia và Thái Lan (Son, 2000).
Gạo chủ yếu là lương thực tại thị trường trong nước, nhưng có tới 4 triệu tấn, tương đương khoảng 25% tổng sản lượng đã được xuất khẩu năm 2004, mang lại gần 1 tỉ đô la Hoa Kỳ, đưa gạo trở thành một trong những mặt hàng mang lại nguồn thu lớn nhất cho Việt Nam, sau dầu mỏ, hàng may mặc, dệt may và da giày. Sự quan tâm trước đây của chính phủ đối với an ninh lương thực, từ đó tập trung vào gạo, đã giảm đi do Việt Nam về cơ bản đã đảm bảo an ninh lương thực cho cả quốc gia: tiêu dùng gạo trong nước khá cao chiếm hơn 75% tổng sản lượng.
Trước cuộc khủng hoảng ở Châu Á, Việt Nam từng được coi là nước có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới do có mức tiền công thấp, sản xuất 1 tấn lúa với chi phí chỉ bằng hơn nửa của Thái Lan, tuy nhiên, lợi thế về chi phí này đã giảm cùng với sự sụt giảm của hầu hết các đồng tiền ở Châu Á. Việt Nam xuất khẩu hơn 100,000 tấn hạt điều năm 2004, mang lại 430 triệu đô la Hoa Kỳ, đưa hạt điều trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sau gạo, cà phê và cao su Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong vòng 5 năm qua đã tăng nhanh, giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Ấn Độ và Brazil.
Ấn Độ, nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất với mong muốn sản xuất ra 1 triệu tấn hạt thụ vào năm 2010, sẽ cần phải nhập khoản ẵ nhu cầu cho chế biến, tuy nhiờn nước này lại đang gặp khó khăn để thực hiện được điều này do có những hạn chế về xuất khẩu điều thô tại một số nước sản xuất. Ban đầu Việt Nam có định hướng chế biến xuất khẩu để xuất chủ yếu trái cây nhiệt đới sang các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế: trước năm 1991, Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu sang Liên bang Xô Viết và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế, nhưng sau đó đã phải tái định hướng xuất khẩu do sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
Việc tạo lập nhãn hiệu cho hàng nông sản đòi hỏi một chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng nhất tất cả các khâu, từ chọn giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, và lưu kho sau khi thu hoạch, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân, các nhà khoa học, những người trao đổi thông tin, doanh nghiệp và nhà nước. Các khuyến nghị khác gồm có việc tái cơ cấu các khu canh tác sao cho mỗi khu trồng một giống cây riêng: “Trồng nhiều giống trái cây trên cùng một diện tích thường làm hạn chế sản lượng và chất lượng của các loại trái cây chủ yếu (Tiến sĩ Châu, Viện trưởng Viện trái cây miền Nam).
Dù đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng và “tên tuổi” của tiêu Việt Nam nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung vẫn phải bán với giá thấp hơn trên thế giới tuy khoảng cách này đang ngắn lại, có thể nhờ cải tiến chất lượng. Vùng Đông Bắc Bộ và Cao nguyên miền trung có những lợ thế về đất đai cho sản lượng cao còn vùng đồng bằng song Mêkông (Phú Quốc) và Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu thuận lợi cho hạt tiêu chắc và mùi vị đặc biệt (Hộp 9).
Việc giá giảm từ năm 1998 đã tác động tiêu cực tới tất cả những người tham gia vào ngành, bao gồm người trồng tiêu, người chế biến và người kinh doanh, tuy nhiên việc giá cả gần đây bắt đầu tăng trở lại vào năm 2004 đã giảm bớt áp lực và làm tăng lợi nhuận. Do thị trường thế giới cho sản phẩm này đã giảm đáng kể về mặt giá trị (hơn 20%/năm từ năm 1999 đến năm 2003, tuy có tăng về số lượng) nên cần nghiên cứu kĩ các khả năng làm tăng xuất khẩu tiêu vỡ hoặc tiêu xay, vì cầu thế giới vẫn ổn định hơn nhiều.
Hiện nay, hạm vi phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu dựa trên nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước ngày càng tăng khi các nước láng giềng Lào và Campuchia là những nhà xuất khẩu lớn gỗ, cả hợp pháp và không hợp pháp. Sản phẩm của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu thấp dựa trên căn cứ vào tình hình xuất khẩu hiện tại và môi trường quốc tế bất thuận (tuy nhiên chưa tính tới tình hình cung nội địa của Việt Nam do thiếu các dữ liệu so sánh.
Những vấn đề cốt lừi chủ yếu trong chiến lược ngành này là phỏt triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước (nguyên liệu thô, phương pháp sản xuất và các phụ kiện) tới năm 2005; đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu sản xuất và tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn; và, bắt đầu từ năm 2015 trở đi, phát triển sản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam trong lĩnh vực may mặc. - Chất lượng sản phẩm chỉ đạt mức trung bình và không đồng đều, hạn chế sử dụng các qui định của ISO - Giá trị gia tăng thấp (80% gỗ nguyên. liệu là nhập khẩu, còn kiểu dáng do đối tác nước ngoài cung cấp). - Rất ít các công ty có máy móc chất lượng tốt. - Thiếu sự tổ chức trong các nhà sản xuất địa phương. - Không có sự chuyển giao công nghệ giữa các nhà sản xuất. - Việt Nam không có hệ thống chứng chỉ FSC của Hội đồng quản lý rừng quốc tế cho các khu rừng địa phương hay gỗ xẻ, đây là yêu cầu. truyền thống).
Để giảm chi phí vận chuyển trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu Chính phủ cũng khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập một “nhà nhập khẩu gỗ” chuyên môn (specialized “wood importer”): các đơn đặt hàng của các nhà sản xuất sẽ được thu thập lại, tìm một nguồn nguyên liệu thô, và nhập khẩu một khối lượng lớn sau đó phân phối cho các nhà sản xuất. Các nhà xuất khẩu, những người có thể lập thành các phái đoàn thương mại ra nước ngoài hoặc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại hay các cuộc triển lãm nước ngoài là có đủ tư cách nhận hỗ trợ 50% tiền vé, ăn ở, thuê gian hàng và các chi phí liên quan.
Các chiến lược tiếp thị phải đa dạng, có thể bao gồm các cuộc trưng bày triển lãm; các trang Web; tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế; các phân tích thị trường chuyên sâu để nhận ra các sản phẩm và các thị trường tiềm năng; và có một môi trường để khuyến khích các nhà nhập khẩu và những người mua lẻ đến thăm Việt Nam. Tiềm năng của ngành này được xem là thấp, tuy nhiên chính phủ có những kế hoạch lớn để phát triển tổng thể ngành công nghiệp tự động tới năm 2010, và mục tiêu của Việt Nam là sản xuất các loại xe thông thường, xe hơi và xuất khẩu các bộ phận dành cho xe chuyên dụng.
Tuy nhiên, đối với tủ lạnh và máy giặt, chỉ có hãng Sanyo là hãng phát triển hệ thống sản xuất với sự sử dụng cao các phụ tùng nội địa và hàng hóa xuất khẩu khá lớn, trong khi các công ty khác bị thu hẹp lại bởi các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước kém phát triển và sản xuất vẫn ở mức độ tối thiểu, theo kiểu chìa khóa trao tay: họ nhập khẩu các bộ đồ lắp ráp cho các cơ sở sản xuất lắp ráp cuối cùng trong nước và bán ở thị trường nội địa. Điều này cho thấy sự quan trọng đang gia tăng của việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự quan trọng trong chuyển giao sản xuất giữa các công ty trong và ngoài nước, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thuyết phục các công ty nước ngoài như Toshiba, Panasonic, Hitachi, Samsung, và LG, chuyển giao các phương tiện sản xuất cho Việt Nam.
Theo tờ Financial Times (2005): “Universal Cycles- hãng nhập khẩu 600.000 chiếc xe đạp hàng năm vào thị trường Anh- cho biết, hãng đã ngừng đặt các đơn hàng từ Việt Nam”. Vào đầu năm nay, Toà án thương mại quốc tế Canada cũng tiến hành cuộc điều tra tương tự đối với xe đạp Việt Nam khi có đơn kiện của Hiệp hội các nhà sản xuất xe đạp Canada.
Các nước nhập khẩu nhựa chủ yếu của Việt Nam, theo Comtrade, là Nhật Bản, Trung Quốc và Philipin; còn theo nguồn tin của Việt Nam (tờ Vietnam News ngày 21/2/2005) là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Cămpuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp và Malaysia. Tuy nhiên, nguồn Comtrade cũng không cung cấp đầy đủ số liệu về ngành nhựa: sản phẩm lớn nhất của cả Việt Nam và thế giới trong hệ thống thống kê thuộc mặt hàng “loại khác” được ghi là: “Sản phẩm từ chất dẻo không được ghi chi tiết” (HS 392690), tiếp sau là “Nhựa tấm, màng, lá, dây”; “Ống đa năng, ống dẫn, ống vòi bằng nhựa” và “PVC (Polyvinyl chloride)”.
Các doanh nghiệp cũng phàn nàn về việc tăng thuế VAT đối với mặt hàng dây điện và cáp điện từ mức 5% lên tới 10% làm tăng thêm gánh nặng đối với ngành và dự đoán quá trình hoàn thuế VAT kéo dài tác động làm chậm sự tăng trưởng của ngành. Việc hoàn thuế VAT chậm có nghĩa là doanh nghiệp phải trả lãi suất ngân hàng cao cho tới khi được hoàn trả lại tiền bởi vì phần lớn vốn hoạt động của các doanh nghiệp đều được vay từ ngân hàng.
Nhu cầu về máy nông nghiệp trên thị trường thế giới tăng vững trong vòng 5 năm gần đây: nhập khẩu tăng trung bình 7,4%/năm về trị giá và 6,5%/năm về số lượng. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành, Chính phủ dành hỗ trợ tài chính cho các chủ trang trại và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất máy nông nghiệp.
Thu nhập từ xuất khẩu các mặt hàng thiết bị và phụ kiện âm thanh, hình ảnh của Việt Nam vượt quá 100 triệu USD trong năm 2003 do môi trường kinh doanh quốc tế sôi động, mức tăng xuất khẩu về trị giá ở mức 24%, nhanh gấp gần 2,5 lần so với mức tăng trung bình của thế giới. Tiềm năng xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam ở mức trung bình và chiến lược phát triển ngành điện tử trong thời kỳ trung và dài hạn là thu hút đầu tư nước ngoài qua khung chính sách thuận lợi, phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực, hơn là hỗ trợ phát triển xuất khẩu thông thường tập trung vào marketing, nâng cao chất lượng.
- Giai đoạn do Quá trình đổi mới định hướng, khả năng sản xuất những dịch vụ và sản phẩm đổi mới theo cấp độ công nghệ quốc tế có sử dụng các phương thức tiên tiến nhất đã trở thành có ưu thế về khả năng cạnh tranh. Các công ty cạnh tranh bằng những chiến lược độc đáo thường là công ty có quy mô toàn cầu và đầu tư mạnh vào những kỹ năng tiên tiến, công nghệ hiện đại nhất và có khả năng thực hiện đổi mới.