MỤC LỤC
Nếu mức thuế suất đối với các sản phẩm nhập khẩu cao hoặc mức độ bảo hộ sản xuất trong nước của quốc gia đó lớn sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khác sang thị trường nước đó, ngược lại mức thuế mà một quốc gia áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu ở mức trung bình cũng như các hàng rào yêu cầu kỹ thuật không quá khắt khe, sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường và từ đó sẽ làm tăng lượng hàng hóa xuất khẩu sang những thị trường dễ tính. Môi trường kinh tế của một quốc gia bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô của nền kinh tế và quy mô thị trường, cơ cấu của nền kinh tế… Một quốc gia luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định tức là tổng thu nhập quốc dân cao, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng ở mức cao, đời sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân và toàn nền kinh tế sẽ tăng lên, lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ nhiều hơn, điều này sẽ kích thích hoạt động xuất khẩu từ các công ty nước ngoài vì họ nhìn thấy tiềm năng thị trường lớn của quốc gia. Các nhà xuất khẩu khi lựa chọn thị trường xuất khẩu thường phải có những đánh giá xem thị trường nội địa của quốc gia đó đang sản xuất được cái gì, chủng loại ra sao để từ đó sẽ quyết định đưa mặt hàng nào xuất khẩu, khi lựa chọn mặt hàng xuất khẩu doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá yếu tố thị trường, thị trường nào đang có nhu cầu về.
Nếu doanh nghiệp đặt ra một mức tăng trưởng cao trong kim ngạch xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng tới đạt được mục tiêu đó, hoạt động xuất khẩu được đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp sẽ nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường, xây dựng quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm với mong muốn người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài sẽ ưu thích sản phẩm của mình tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn. Ngoài ra chi phí sản xuất thấp cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp vì cùng một điều kiện thương mại bình thường, mức giá của một loại sản phẩm trên 1 thị trường là như nhau trong khi chi phí sản xuất ra sản phẩm lại thấp hơn các đối thủ, như vậy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, từ đó doanh nghiệp có điều kiện đầu tư khoa học công nghệ tăng cường sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Căn cứ vào những tính chất và điều kiện của sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp, như các sản phẩm rau quả, các loại hải sản tươi sống trước khi xuất khẩu phải qua khâu bảo quản sản phẩm… Những chi tiết kiểu dáng cũng như tính chất công dụng của cùng một loại sản phẩm có sự khác nhau ở từng thị trường tiêu dùng, trong đó giá cả và chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định mua hàng, nhưng sự phân chia này chỉ mang tính chất tương.
Trên thực tế việc đánh giá một sản phẩm là khác nhau giữa các thị trường: thị trường EU đánh giá và lựa chọn sản phẩm dựa trên kiểu dáng mẫu mã tức là tính thẩm Hoa Kỳ sản phẩm, dựa trên thương hiệu của sản phẩm; trong khi đó thị trường Hoa Kỳ lại đánh giá sản phẩm trên góc độ giá cả và chất lượng , trong xu hướng tiêu dùng của mình, người Hoa Kỳ không quá đòi hỏi cầu kỳ, chỉ cần một chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý là có thể chính phục thị trường Hoa Kỳ… Như vậy yếu tố sản phẩm có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Việt Nam đã và đang đạt được những bước phát triển qua trọng trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình, thực hiện đường lối tự do hóa thương mại trên cơ sở hợp tác đa phương. Việt Nam muốn làm bạn với các quốc gia trên thế giới, vì vậy trong mọi đường lối chính sách của mình, Đảng và Nhà nước luôn thể hiện tinh thần hòa bình hữu nghị, không chỉ trong văn hóa xã hội mà trên mọi mặt kinh tế. Nằm trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam không thể phát triển một cách cô lập đóng cửa với bên ngoài, chúng ta phải mở cửa, chủ động bắt tay hợp tác với nhiều nền kinh tế khác nhau, và thực tế là chúng ta đang thực hiện thành công quan chính sách đa dạng hóa các quan hệ kinh tế trên tinh thần hợp tác cùng có lợi.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) của Việt Nam diễn ra chủ động và tích cực với việc tham gia các tổ chức, các liên kết và các định chế KTQT ở nhiều cấp độ khác nhau: gia nhập ASEAN (1995), tham gia AFTA (1996), gia nhập APEC (1998) và việc ký kết BTA là cơ sở cho việc gia nhập WTO năm 2006 – bước phát triển quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Trong sân chơi thương mại toàn cầu đó, Hoa Kỳ là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tới các chính sách thương mại quốc tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khi trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta sẽ được hưởng sự đãi ngộ như các quốc gia thành viên khác vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải biết khai thác mọi lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường này, xuất khẩu sang Hoa Kỳ thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu sang các thị trường khác.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn rất coi trọng việc phát triển quan hệ mọi mặt với Hoa Kỳ vì lợi ích của nền kinh tế, lợi ích quốc gia của cả hai nước.
Quốc có thể sản xuất vải, phụ kiện trang trí, bao bì và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm khác; Trung Quốc được giới chuyên môn đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất quần áo và các sản phẩm dệt may khác với bất kỳ chất lượng nào hay với bất kỳ mức giá nào; Trung Quốc có thể cung cấp hàng dệt may với số lượng lớn trong thời gian ngắn, tạo tâm lý an tâm với người nhập khẩu. Một điểm nổi bật nữa là Trung Quốc hiện đang sử dụng có hiệu quả phương cách one – stop – shopping, theo đó các nhà máy kết nối với nhau, sử dụng nguyên liệu có sẵn để thực hiện tất cả các khâu: kéo sợi, dệt, nhuộm, cắt và may. Một kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc là giao hàng đúng hạn với chất lượng tốt, điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngành dệt may và thực tế Trung Quốc luôn là người giao hàng đầu tiên và tốt nhất… Với những lợi thế vốn có cũng như những cố gắng nỗ lực của chính mình, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu, một đối thủ cạnh tranh nặng ký mà không một ai muốn đối đối đầu.
Qua những kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam có thể học tập ở cách thức sản xuất hiện đại, việc cung ứng sản phẩm đảm bảo một giá trị nội địa lớn, phương cách one – stop – shopping. Nguyên nhân của điều này là: giá thành của các sản phẩm của Trung Quốc ngày một thấp trong khi chất lượng lại ngày càng nâng cao; nhiều công ty nước ngoài thậm chí kể cả một số công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đã di chuyển sản xuất sang Trung Quốc để tận dụng giá lao động rẻ làm tăng khả năng cung của nước này; chi phí vận tải thấp; quan hệ giữa nhà sản xuất ở Trung Quốc với các nhà bán lẻ của Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng xuất khẩu cao các mặt hàng này là do nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới đã chuyển vào đầu tư sản xuất tại Trung Quốc do giá nhân công rẻ.
Việt Nam cũng là quốc gia có một đội ngũ lao động cần cù sáng tạo, chi phí lao động của nước ta không cao vì thế chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất trong nước, mà trước hết cần phải xây dựng hệ thống các khu công nghệ cao, các khu chế xuất và hoàn thiện các chế tài tạo môi trường thuận lợi và tâm lý an toàn cho hoạt động đầu tư nước ngoài.