MỤC LỤC
Đề tài này sẽ phản ánh, phân tích một cách chi tiết và tổng hợp về thực trạng công tác thực hiện chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại huyện Yên Hưng – Quảng Ninh nói riêng. Thông qua việc phân tích thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Yên Hưng có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác nghiệp vụ này.
Hơn nữa trong cuộc sống luôn thường trực những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Tình cảnh này đưa đến những hành động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái vốn có từ trong nhân dân, đồng thời cũng đòi hỏi giới chủ, giới thợ và Nhà nước từng bước can thiệp để duy trì lực lượng nhân công cần thiết cho xã hội. Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH, những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết.
Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất… Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế xã hội. Mặt khác, phân phối trong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống.
Khi BHXH phát triển, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng được hưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Sáu là, đối với Việt nam ta BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Quản lý mức tiền lương hoặc tiền công đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT;. - Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (trường hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp). - Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT lập.
+ Người sử dụng lao động: Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng NLĐ; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của NLĐ; lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải nộp bản hợp đồng lao động. Ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, cơ quan BHXH lưu 01 bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai (Mẫu số 01-TBH) của người lao động sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH. + Giảm lao động, điều chỉnh số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp: Lập 02 bản danh sách điều chỉnh (mẫu số 03a - TBH) kèm theo bản chính các Quyết định liên quan đến tuyển dụng, thôi việc, ngừng việc… và các Quyết định về tiền lương, tiền công hoặc Hợp đồng lao động của người lao động.
Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: pháp luật về LĐ, pháp luật về BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật Sĩ quan Công an nhân dân. Trong quá trình tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội, các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội là những công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và có tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.