MỤC LỤC
Một khi doanh nghiệp đã lựa chọn và quyết định theo đuổi một hay nhiều chiến lược kinh doanh thì quá trình quản trị chiến lược kinh doanh không có. Rà soát lại các mục tiêu, điều kiện môi trường và chiến lược kinh doanh, từ đó thiết lập các mục tiêu hàng năm và đưa ra các chính sách và giải pháp cụ thể. Các hoạt động marketing, tài chính, kế hoạch, nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin tác động đến việc thực thi chiến lược.
Xác định cơ cấu tổ chức để thực hiện chiến lược kinh doanh; tổ chức bộ máy để thực hiện chiến lược kinh doanh. Điều chỉnh lại lộ trình thực thi chiến lược cho phù hợp với thực tế môi trường tác động vào doanh nghiệp.
- Xác định và thu thập dữ liệu về đoạn thị trường như : doanh số bán ra, động thái và xu thế doanh số của nhóm và loại hàng để đánh giá mức độ cạnh tranh về tiếp thị. - Tiếp theo, chọn đoạn thị trường mục tiêu là đoạn thị trường hấp dẫn nhất về các mặt : doanh số cao và có mức tăng nhanh, lãi suất lớn, ít cạnh tranh, tiếp thị giản đơn. Chiến lược phân phối sản phẩm và dịch vụ là phương hướng thể hiện cách thức mà doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa chọn.
Chiến lược kinh doanh chủ yếu hướng tới thị trường là chiến lược kinh doanh có mục tiêu chiến lược nhằm vào khai thác các cơ hội thị trường, có sự phân tích, dự báo hệ thống về môi trường kinh doanh và dựa trên kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp để xác định chiến lược và là cách thức quản trị chiến lược kinh doanh hiện tại hiệu quả nhất. Thực chất các báo cáo đó chỉ đáp ứng được việc kiểm tra và điều chỉnh các quyết định kinh doanh ngắn hạn, còn các quyết định chiến lược như : mở rộng thị trường, mạng lưới phân phối, cơ cấu mặt hàng thường chỉ dựa vào trực giác của nhà quản trị hoặc theo các xu hướng chung tự phát theo tín hiệu giá cả thị trường. Các doanh nghiệp thương mại thuọc bộ thương mại xác định rằng chiến lươc hội nhập bằng liên kết là cần thiết, cần phải sớm được thực hiện ví quy mô của doanh nghiệp thương mai thuộc bộ thương mại là nhỏ,phân tán, thiêu sự liên kết nên bị các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt.
Các doanh nghiệp chưa được trang bị phương pháp luận quản trị CLKD ngay cả một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Xăng dầu, Công ty Tổng hợp 1 cũng đang trong quá trình dự thảo xây dựng chiến lược kinh doanh. - Kiến thức về kinh tế thị trường và lý thuyết về chiến lược kinh doanh mới du nhập vào nước ta trong thời gian ngắn, kể từ khi nước ta mở cửa và hội nhập kinh tế, chính tính phức tạp về phương pháp luận và việc vận dụng đã làm ảnh hưởng tới thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. - Việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp và đánh giá những tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa được trú trọng đúng mức trong công tác quản trị chiến lược.
- Liên kết với sản xuất, ở đó thương mại là người cung cấp các tín hiệu thị trường cho sản xuất và đảm nhận khâu tạo lập các kênh phân phối tiêu thụ hàng hoá và cung ứng nguyên liệu đầu vào. - Liên doanh giữa các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước, đa dạng hoá các mặt hàng và các kênh phân phối nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về mặt quy mô, nhất thể hoá bán buôn, bán lẻ hoặc chuyên doanh bán buôn, bán lẻ dưới nhiều hình thức : siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm thương mại điện tử, bán hàng theo mẫu, qua bưu điện, đến tận nhà và các dịch vụ bán hàng tiến bộ. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu đối với lựa chọn chiến lược kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải phân tích rất cụ thể lợi thế cạnh tranh để trên cơ sở đó đưa ra các quyết định có tính chiến lược hợp tác cạnh tranh lâu dài.
Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác thương mại khu vực và quốc tế, việc các quốc gia thành viên cam kết thực hiện đẩy nhanh các chương trình cắt giảm và ưu đãi thuế quan đối với hàng hoá, dịch vụ, mở cửa các thị trường hàng hoá của mình cho cạnh tranh quốc tế đã và đang tạo sức ép mỗi doanh nghiệp phải trực tiếp và ngày càng đối mặt với cạnh tranh hơn và buộc họ phải tìm ra những phương sách, lộ trình để thích ứng với điều kiện kinh doanh mới. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại không thể duy trì những chiến lược kinh doanh cổ truyền như hình thức chiến lược kế hoạch, sự thích ứng tình thế mà phải thực sự nghiên cứu, khai thác đâu là những lợi thế so sỏnh, năng lực cốt lừi, xỏc định những đối thủ cạnh tranh, những đồng minh để hợp tác trong quá trình cạnh tranh, để có chiến lược cạnh tranh lâu dài và bền vững, đảm bảo cho doanh nghiệp có thế đứng vững một mình để đối chọi với các đối thủ cạnh tranh hay phải tìm các đối tác để hợp tác. Gia nhập WTO – Một định chế mang tính toàn cầu về kinh tế thương mại có thể đảm bảo cho mỗi thành viên các điều kiện được tự do cạnh tranh bình đẳng và vì vậy mang lại cơ hội ngang bằng hơn cho mọi doanh nghiệp; cũng như đảm bảo cho các nhà xuất khẩu có thể vạch chiến lược kinh doanh dài hạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của các đối tác dần được dỡ bỏ.
- Sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ và đội ngũ doanh nghiệp thương mại còn yếu kém, do xuất phát điểm tham gia vào hội nhập của các doanh nghiệp thương mại còn rát thấp. - Thách thức cạnh tranh đòi hởi các doanh nghiệp phải tham gia và tăng cường cạnh tranh cả trên thị trường trong và ngoài nước, cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Trên bất cứ thị trường nào, thách thức cạnh tranh cũng bao gồm : tạo ra những sản phẩm, dịch vụ được người mua chấp nhận và có quy mô hàng hoá đủ lớn, doanh nghiệp có uy tín và năng động, sáng tạo, khai thác được các lợi thế so sánh của đất nước và của chính doanh nghiệp.
- Thứ nhất, khỏch hàng phải nhận thức được sự khỏc biệt rừ ràng trong những đạc điểm quan trọng giữa sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh như các đặc điểm sản phẩm (chất lượng, giá, thẩm mỹ, tính năng, sự sẵn có, nhãn hiệu uy tín, dịch vụ sau khi bán), đặc điểm giao hàng. Để có lợi thế cạnh tranh về chi phí, đối với doanh nghiệp thương mại cần hoàn thiện hệ thống hậu cần doanh nghiệp thương mại, làm cho hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp đủ mạnh, có thể đương đầu với những thách thức trong điều kiện hội nhập vào nề kinh tế khu vực và thế giới. - Xây dựng hệ thống kiểm tra chiến lược đảm bảo yêu cầu: các hệ thống kiểm soát chiến lược là các hệ thống đạt chỉ tiêu, kiểm định đánh giá và phản hồi để cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp các nguồn thông tin về đánh giá chiến lược và cơ cấu tổ chức có phù hợp với các mục tiêu chiến lược hay không.
Một trong những yêu cầu để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể triển khai quản lý chiến lược kinh doanh với tính khả thi cao là đảm bảo sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu quản lý kinh doanh theo chiến lược đòi hỏi từ phía quản lý vĩ mô phải có các chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn, trong đó cần xác định những lợi thế so sánh chủ yếu của đất nước, các lợi thế so sánh tĩnh (dựa vào công nghệ không cần hiện đại, sử dụng nhiều lao động, lao động rẻ và tài nguyên dồi dào, vị trí thuận lợi) mang tính ngắn hạn và trung hạn (hiện nay 94, 72% các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh tĩnh) và các lợi thế so sánh động (công nghệ tiên tiến, hàm lượng vốn lớn, lao động có tri thức cao ) mang tính dài hạn (hiện mới có 5,28% để có chiến lược chuyển từ các lợi thế so sánh tĩnh sang tập trung vào các lợi thế so sánh động), làm nền tảng cho việc xác định cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia, định hướng phát triển dài hạn và chính sách bảo hộ, chính sách mở cửa thị trường và các chính sách công cụ kinh tế khác. Đối với các hoạt động thương mại và thị trường trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, tự do hoá thương mại toàn cầu, vai trò của Nhà nước có tính chất quyết định trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại bằng việc cam kết và tăng cường đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương và đa phương nhằm tạo thị trường cho hàng hoá Việt Nam cũng như mở đường cho các hoạt động xuất khẩu hàng hoá (cụ thể việc đàm phán và ký kết hiệp định thương mại song phương và đa phương, đàm phán thương mại với EU đối với hàng dệt may và thuỷ sản phải trên bình diện quốc gia).
Thể hiện việc cấu trúc lại các DNNN theo hướng tổ chức thị trường, trong đó định hướng xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh, đa dạng, đa ngành là hướng đi cần được ưu tiên để đảm bảo cho doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và thế giới. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại DNNN trong lĩnh vực thương mại, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán để dịch chuyển vốn trong quá trình dịch chuyển cơ cấu thương mại, nân cao năng lực cạnh tranh về tài chính cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ thương mại cần ban hành những chính sách cụ thể để hướng dẫn và tạo sức ép buộc doanh nghiệp trực thuộc Bộ thương mại phải xây dựng và thực thi chiến lược tăng tốc để hội nhập thực hiện cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp khác.