Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2004-2006

MỤC LỤC

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Việc phân tích chất lượng tín dụng thông qua việc phân loại khá chi tiết các khoản nợ, từ đó một mặt giúp các nhà quản trị ngân hàng xác định được mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp khắc phục hữu hiệu, mặt khác giúp các nhà quản trị ngân hàng dự đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với từng đối tượng có nhu cầu vay vốn, trên cơ sở đó có thể đưa ra chính sách tín dụng thích hợp với từng đối tượng. Do đó phân tích hoạt động tín dụng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho nội dung đề tài.

Mục tiêu cụ thể

Nội dung phân tích tình hình tín dụng được thực hiện khá toàn diện trên nhiều mặt: từ quy mô, cơ cấu hoạt động tín dụng đến chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động này. Điều này đã giúp cho các ngân hàng thương mại nắm bắt được thực trạng tín dụng của ngân hàng mình, trên cơ sở đó có những quyết sách phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cể LIấN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nội dung: Sử dụng một số nguyên nhân trong tạp chí có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. - Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2004.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

  • Tín dụng ngân hàng [1. Trang 50]
    • Chức năng của tín dụng [2. Trang 66]
      • Đảm bảo tín dụng [4. Trang 62]
        • Khái quát về tín dụng ngắn hạn
          • Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng [3. Trang 150]

            - Thế chấp pháp lý hay thế chấp sang nhượng chủ quyền, là phương thức thế chấp mà khách hàng lập sẵn một giấy sang nhượng chủ quyền để khi không có tiền trả nợ, ngân hàng có quyền bán tài sản để thu nợ hay quản lý tài sản đó nếu là tài sản cho thuê. Trong bốn loại rủi ro chủ yếu trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất là gắn liền với hoạt động của ngân hàng thương mại vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của ngân hàng.

            PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            Phương pháp phân tích số liệu

            Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

            GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN TỈNH SểC TRĂNG

            Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng

            * Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

            Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh

            Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của ngân hàng. Bao gồm cả quỹ tiết kiệm, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận động vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dừi những tài khoản phỏt sinh từ hoạt động hàng ngày chủ yếu là về nghiệp vụ thanh toán kinh doanh trong và ngoài ngân hàng.

            Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG NHNo & PTNT  TỈNH SểC TRĂNG
            Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG NHNo & PTNT TỈNH SểC TRĂNG

            Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

            Đến năm 2006 tổng thu nhập vẫn tăng so với năm 2005 nhưng với tốc độ tăng chậm hơn, chỉ tăng 29,93% so với năm 2005, nguyên nhân là do trong năm 2006 hàng loạt các ngân hàng đã mộc lên ồ ạt trên địa bàn tỉnh chính vì thế hoạt động cho vay của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn do các ngân hàng cạnh tranh với nhau nên đưa ra những mức lãi suất cũng cạnh tranh nhau làm cho tốc độ tăng lợi nhuận của ngân hàng chậm lại. Ngân hàng đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì ngân hàng đã triển khai các hình thức huy động vốn mới như phát hành giấy tờ có giá dưới dạng kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, bậc thang, gửi góp, dự thưởng… với các mức lãi suất hấp dẫn, sử dụng các công cụ khuyến mãi, tặng quà…Do vậy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng cao.

            Hình 1: BIỂU ĐỒ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN   GIAI ĐOẠN 2004-2006
            Hình 1: BIỂU ĐỒ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2004-2006

            PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN

            Tình hình dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2004-2006 ( Xem bảng 2 trang 27) Doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm. Năm

            Nguyên nhân làm cho doanh số dư nợ đối với khu vực này tăng liên tục là do trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mộc lên ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động tương đối lớn nên cần vốn nhiều hơn để sản xuất, mặt khác việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khá thuận lợi, giảm bớt các thủ tục không cần thiết cho các doanh nghiệp vay vốn nên các doanh nghiệp đã đến ngân hàng vay vốn ngày càng nhiều làm cho doanh số dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng. Nguyên nhân là do lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tuy tăng trưởng nhưng dịch bệnh đầu năm 2004 đã ảnh hưởng nhiều đến hộ nuôi, tình hình nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, nuôi trái vụ cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý và năng suất chung, bên cạnh đó vụ kiện bán phá giá tôm mang tính áp đặt của Mỹ đối với Việt Nam đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các hộ sản xuất, tuy nhiên ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn cho những hộ nông dân vay trả nợ sòng phẳng, đặc biệt ngân hàng đã mạnh dạng đầu tư mới cho nhiều mô hình sản xuất khác.

            Bảng 3: DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT     ĐVT: Triệu đồng
            Bảng 3: DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT ĐVT: Triệu đồng

            Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay

              Nguyên nhân là do trong năm 2006 giá cả các mặt hàng như giá mía, xăng dầu… tăng cao mà các doanh nghiệp nhà nước quan hệ với ngân hàng nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng chủ yếu gồm công ty mía đường, công ty khai thác đánh bắt hải sản do đó họ cần số lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất của mình cho nên doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2006 đối với doanh nghiệp nhà nước lại tăng cao. Nguyên nhân là do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công thương nghiệp và dịch vụ, bên cạnh đó do trong năm 2004 bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh làm cho các hộ sản xuất bị thất thu nên một số hộ nông dân vay vốn chưa trả được nợ dẫn đến tình hình thu nợ năm 2004 chậm nên còn tồn đọng dư nợ nhiều cho nên ngân hàng đã chủ trương giảm cho vay ngành này.

              Hình 4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA   HỘ SẢN XUẤT
              Hình 4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT

              Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu nợ

                Nhưng đến 2006 doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có chiều hướng tăng lên và doanh số thu nợ đạt 888.457 triệu đồng, tăng 472.324 triệu đồng tức tăng 113,5% so với 2005, để đạt được kết quả này là do các cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có hướng đầu tư và thu hồi vốn thích hợp đặc biệt là trong năm sản lượng tiêu thụ các mặt hàng như gạo, xuất khẩu thủy sản đông lạnh…tăng lên đáng kể nên các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đã đến trả nợ cho ngân hàng vì thế càng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngành khác tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2005 tăng 85.979 triệu đồng tương đương tăng 15,93% so với năm 2004 còn năm 2006 tăng 315.869 triệu đồng tức tăng 50,47% so với năm 2005 và do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của họ và có những biện pháp kịp thời trong việc thu hồi vốn nên làm cho doanh số thu nợ của các ngành khác cũng tăng đều qua các năm.

                Hình 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO   THÀNH PHẦN KINH TẾ
                Hình 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

                PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU Bảng 8: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ XẤU

                Qua biểu đồ trên ta thấy năm 2005 chất lượng tín dụng đã được cải thiện so với 2004, tình hình nợ xấu có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 5.788 triệu đồng tương đương giảm 14,95% so với năm 2004, điều đó cho thấy năm 2005 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã mạnh dạng xử lý nợ xấu triệt để theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và thực hiện xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Thêm vào đó trong những năm gần đây, Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn ở một số ngành nghề tăng cao nhưng thiên tai liên tục, giá cả của nông sản bấp bênh không ổn định cho nên không bù đắp được chi phí bỏ ra của bà con nông dân nên họ không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

                Hình 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU GIAI ĐOẠN                                                  2004-2006
                Hình 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2004-2006

                ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

                Đánh giá tình hình tín dụng qua các chỉ số tài chính

                Bước sang năm 2006 tỷ lệ này lại tăng lên do năm 2005 ngân hàng đẩy mạnh cho vay hộ nuôi tôm nhưng những hộ vay này lại bị thất bát dịch bệnh trong sản xuất, mặt khác một số hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, tự ý nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch dẫn đến thất bát thua lỗ trong sản xuất nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tăng lên. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả cho nên ngân hàng phải cố gắng chú trọng để duy trì được vòng quay vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh hơn.

                Đánh giá chung về tình hình tín dụng

                  Xu hướng tín dụng tăng và phân bố thích hợp với cơ cấu thành phần khỏch hàng đó phản ỏnh rừ vai trũ của ngõn hàng ngày càng tham gia mạnh vào quá trình đổi mới kinh tế, đáp ứng các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tham gia chuyển dịch rừ rệt cơ cấu kinh tế theo thành phần và theo ngành kinh tế. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động, trong đó nhiều tổ chức tín dụng mới là các ngân hàng thương mại cổ phần, đối tượng cạnh tranh thâm nhập thời gian đầu của họ chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì thế làm cho sức cạnh tranh của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng ngày càng gay gắt hơn.

                  TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG

                  Các nhân tố làm hạn chế

                  - Do giá cả biến động càng cao như giá các loại thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh tăng cao làm cho chi phí bỏ ra cho ngành chăn nuôi cao, mặt khác thì do dịch bệnh lan tràn trên diện rộng làm cho giá thành của các sản phẩm bán ra thấp, nhiều nông dân bị lỗ không trả được nợ vì vậy tốc độ cho vay của ngân hàng đã có xu hướng tăng chậm lại. - Một số hộ sử dụng vốn sai mục đích do nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch dẫn đến thua lỗ trong sản xuất nên không đến trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị giảm sút cho nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với các thành phần này.

                  THUẬN LỢI, KHể KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

                  Định hướng phát triển

                  - Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh đa dạng theo chức năng của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp I, thường xuyên hoàn thiện các giải pháp về chăm sóc khách hàng, qua đó thiết lập mối quan hệ gắn bó bền vững giữa khách hàng với ngân hàng. - Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh của toàn Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng.

                  GIẢI PHÁP VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

                  Đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho khách hàng

                  GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

                  Giải pháp tăng trưởng tín dụng ngắn hạn

                  - Chú trọng mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp. - Áp dụng phương thức cho vay phù hợp với từng loại khách hàng, xây dựng hạn mức tín dụng để doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

                  GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

                  Giải pháp hỗ trợ cho hoạt động tín dụng hiệu quả hơn

                  Trong những năm qua, chất lượng tín dụng của ngân hàng có phần giảm sút là do khách hàng vay vốn làm ăn không đạt hiệu quả nguyên nhân là do họ không biết xây dựng dự án khả thi cho mình, một số bà con nông dân vùng sâu vùng xa lại không đủ những phương tiện thông tin để biết chính xác kịp thời tình hình biến động giá cả thị trường nên sản xuất một cách tự phát dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phá sản. Chính vì thế ngân hàng nên tổ chức một bộ phận nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng dự án vay vốn cũng như tư vấn cho khách hàng về việc đánh giá, dự báo tình hình phát triển của doanh nghiệp, tư vấn cho nông dân nên trồng cây gì, nuôi con gì, sản xuất cái gì, kinh doanh loại hàng nào để tránh tổn thất do sự biến động giá cả trong và ngoài nước của các loại sản phẩm nông nghiệp.

                  GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VỐN HUY ĐỘNG

                  Đánh giá khả năng đáp ứng của vốn huy động cho nhu cầu tín dụng

                  Kết quả huy động vốn từng năm có tăng so với năm trước nhưng so với nhu cầu vốn đầu tư thì tỷ lệ vốn tự cân đối còn thấp.

                  Giải pháp tăng cường vốn huy động

                    - Trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng phải tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng trên nhiều mặt, phải có đội ngũ nhân viên vui vẻ, lịch sự khi đón khách, xử lý nhanh gọn chính xác đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đó là một vấn đề đánh vào tâm lý khách hàng, khách hàng thỏa mãn vui vẻ, hài lòng khi gửi tiền thì họ sẽ tiếp tục gửi tiền trong lần sau và còn có thể giới thiệu cho nhiều người khác đến ngân hàng để gửi tiền.