MỤC LỤC
Cụ thể hơn, chúng ta sẽ nghiên cứu các tác động qua lại giữa các vấn đề về chi tiêu, vấn đề thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế của nhà nước.Trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, tập trung xem xét vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đôi khi không thống nhất với nhau về việc liệu chi tiêu chính phủ có vai trò thúc đẩy hay làm chậm tăng trưởng kinh tế. Tăng chi tiêu chính phủ và mở rộng tín dụng doanh nghiệp, một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính.
Chỉ số S&P500 ( là chỉ số bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ và có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm rủi ro/lợi nhuận của các công ty hàng đầu) và chỉ số Nasdaq (là chỉ số chứng khoán của tất cả các cổ phiếu phổ thông và chứng khoán tương tự được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán. NASDAQ và được xây dựng từ hơn 3000 cổ phiếu bộ phận bao gồm các cổ phiếu của các công ty Mỹ và công ty nước Ngoài, nên chỉ số Nasdaq không chỉ là chỉ số cổ phiếu của chứng khoán Mỹ ) cũng có mức trượt giảm trên 10% sau 5 ngày – mức giảm đi vào lịch sử ở thị trường phát triển nhất thế giới này. Với Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển- với tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu (xuất khẩu so với GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được 2 năm (1/11/2007), lại vừa trải qua lạm phát, nhập siêu cao.., nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, tuy có chậm hơn một số nước nhưng cũng rất lớn và khá rộng. Thứ hai là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình …), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất – kinh doanh, được thống kê tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê; trừ các khoản vay thuộc ngành, lĩnh vực theo phụ lục kèm theo Quyết định này.
Với các khoản hỗ trợ đó, nguyên tắc mà chính phủ đưa ra với gói kích cầu này đó là các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, định kỳ báo cáo ngân hàng nhà nước Việt Nam để kểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất. Do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam giữ một trọng trách cao cả đó là: Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trong 10 ngày đầu tháng 02 năm 2009, gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay. Áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường khi ký kết hợp đồng tín dụng; đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/ năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009; các ngân hàng thương mại được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng quý; Ngày 10 của tháng đầu quý gửi báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất và đăng ký số tiền hỗ trợ lãi suất của quý tiếp theo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhờ giải pháp vĩ mô của Nhà nước là thực hiện gói kích cầu; năm 2009 các Doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn Ngân hàng với chi phí và lãi suất thấp; và với chính sách hỗ trợ cho những lao động mất việc thì các doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương và nộp bảo hiểm cho những công nhân mất việc làm… giúp các doanh nghiệp khôi phục được sản xuất và lượng lao động mất việc làm được giảm đáng kể. Thứ 4, nguy cơ làm ảnh hưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế do việc cho vay theo "gói kích cầu" thiên về quy mô và thành tích, tức góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả; đồng thời, làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các "gói kích cầu". Đầu tiên việc quản lý vốn của Chính phủ chưa thật sự chính xác và đúng đối tượng, làm tăng nguy cơ thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, nếu không được giám sát chặt chẽ; gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng "đầu cơ nóng" với những hệ quả đắt đi kèm cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung khi các dự án vay đầu tư được lập ra có chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích vay.
Thứ 3, đặc biệt, về trung hạn, tăng nguy cơ tạo áp lực tái lạm phát trong tương lai nếu sử dụng không hiệu quả "gói kích cầu" khiến gia tăng tích tụ cân đối hàng - tiền và vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng như bất động sản (đặc biệt ở phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp) còn rất lớn và đây là một đặc điểm thuận lợi đối với một gói kích cầu dự vào đầu tư công khá phổ biến. Tỷ trọng đầu tư công ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, tuy gây ra một số quan ngại về dài hạn song lại là đặc điểm cần khai thác khi thực hiện kích thích chống sự suy giảm của nền kinh tế trong ngắn hạn.
Đầu tư cơ sở hạ tầng: đặc biệt là tại khu vực nông nghiệp nông thôn, các dự án nhỏ có khả năng triển khai nhanh và hoàn thành sớm: tiếp tục tăng cường mua lương thực của nông dân; xây dựng cơ sở hạ tầng kho chứa lương thực …. Chính phủ cần ưu tiên giải ngân cho các dự án, công trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tìm các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn như vốn ngân sách Nhà nước, vốn TPCP, vốn ODA, tín dụng đầu tư, nhất là đối với các công trình dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy việc thực hiện gói kích cầu 9 tỷ USD đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, nó thực sự là một biện pháp hữu hiệu giúp nền kinh tế nước ta phần nào vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính mang tầm thế giới này.
Tuy nhiên, con đường để nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển và ổn định còn rất rất nhiều chông gai và thử thách, chính vì vậy Chính phủ Việt nam nói riêng và toàn bộ những công dân Việt Nam nói chung cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện được mục tiêu tầm cỡ quốc gia này.