MỤC LỤC
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày kinh nghiệm thì việc đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như thu hút được những khách hàng khó tính lại càng khó khăn hơn. Và trong thời đại mà công nghệ thông tin đang trở thành một lĩnh vực lớn mạnh không thể thiếu của tất cả các dịch vụ thương mại hiện nay thì việc phát triển, nâng cấp các dịch vụ thương mại điện tử, công nghệ thông tin của ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất để có thể bắt nhịp được với môi trường hiện đại, cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Ở Việt Nam, từ khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, một số ngân hàng cũng đã áp dụng thành công các dịch vụ điện tử này, mà trong số đó có thể kể đến ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này là ngân hàng Vietcombank. Thành lập năm 1963, ngân hàng Vietcombank luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đây là ngân hàng đi đầu của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Sử dụng các loại thẻ ghi nợ do Vietcombank phát hành( gồm Vietcombank Connect 24, SG 24, thẻ Vía Debit, …) tại bất cứ ATM nào của Vietcombank trên toàn quốc. Lựa chọn mục “ thanh toán dịch vụ” chọn “dịch vụ khác” chọn “ dịch vụ Smartlink” và thực hiện theo hướng dẫn, bạn sẽ hoàn tất việc yêu cầu nạp tiền cho điện thoại của bạn từ chính tài khoản chủa mình.
Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo điều kiện cho việc mở rộng hệ thống ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8.5% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước.
Với gần 20 triệu USD đầu tư cho công nghệ thông tin hằng năm và khoản 200 cán bộ IT/quản lý các đề án công nghệ hiện đại, Vietcombank luôn đảm bảo nền tảng cụng nghệ thụng tin giữ vai trũ cốt lừi trong quỏ trỡnh chuyển đổi mụ thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có. Từ một chi nhánh cấp 1 có nguồn vốn chỉ vài chục tỷ đồng, thanh toán xuất nhập khẩu đạt được 500 triệu USD, thu hút hơn 1300 khách, trở thành ngân hàng đối ngoại hàng đầu trong những trung tâm thanh toán lớn trong nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với uy tín và hệ thống công nghệ hiện đại cùng đội ngũ cán bộ lành nghề, nhiệt tình, năng động.
Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ cũng giống như Ngân hàng Ngoại thương Trung ương đều có chức năng chung là “Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài”. + Dịch vụ thẻ:VCB trực tiếp phát hànhvà thanh toán các loại thẻ như thẻ ghi nợ connect 24 sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, Amet,… Và sản phẩn thẻ mới dược sử dụng tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 2006 là thẻ VCB-MTV dành cho giới trẻ với nhiều tiện ích và giải thưởng.
- Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các chi nhánh cấp II để thực hiện việc điều chuyển vốn và thực hiện việc điều chuyển vốn, lập diện điều chuyển vốn và thực hiện vay. Được thành lập vào ngày 19/03/2004 nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng trên địa bàn quận, đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc vay vốn, tiếp cận các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích.
Thu nhập của VCB Cần Thơ phần lớn là từ tiền vay của khách hàng, sau đó là khoản thu nhập khác từ các kinh doanh dịch vụ như ngoại tệ, các dịch vụ bán lẻ khác và một phần nhỏ từ tài khoản tiền gởi tại các tổ chức tín dụng khác. Từ đó dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2008 giảm 37 tỷ đồng.Năm 2008 lợi nhuận thu được của ngân hàng không cao 1 phần là do nền kinh tế thế giới năm 2008 rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng, ngoài ra, ngân hàng còn gặp nhiều sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác với những dịch vụ mới đang ngày một thu hút nhiều khách hàng.
Tuy nhiên đến năm 2008, tuy thu nhập về thẻ của ngân hàng tăng đến 43 tỷ đồng so với năm 2007, nhưng chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho dịch vụ này lại khá cao so với năm 2007, hơn đến 46 tỷ, nguyên nhân là ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và nhiều hình thức khác nhằm nâng cao dịch vụ này cũng như thu hút khách hàng bởi trong năm qua, ngân hàng phải đối mặt với những cạnh tranh của dịch vụ thẻ từ các ngân hàng khác đang ngày càng phát triển, từ đó kéo theo lợi nhuận thu được của ngân hàng trong năm 2008 là giảm 25% so với năm 2007. Có 77,5% là sẽ tiếp tục sử dụng, đây là một tỷ lệ khá cao trong việc duy trì lượng khách hàng sử dụng thẻ VCB trong tương lai, có 12,5% vẫn tiếp tục sử dụng thẻ VCB nhưng vẫn làm thêm thẻ ngân hàng khác, tuy tỷ lệ này không cao nhưng cho thấy một phần là khách hàng muốn sử dụng thử thẻ ngân hàng khác, khi sử dụng thử, nếu so sánh chức năng, tiện ích phù hợp hơn, có thể họ sẽ chuyển hẳn sang thẻ của NH mới, vì vậy, đây là vấn đề cần được quan tâm trong việc đổi mới, cập nhật về chức năng của thẻ nhằm tránh mất đi lượng khách hàng này, nếu tình trạng đó xảy ra thường xuyên, lượng khách hàng của VCB sẽ bị giảm một cách đáng kể trong tương lai.
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng giao dịch được sử dụng dịch vụ I- banking và SMS-banking đều tăng qua mỗi năm.Trong đó số lượt sử dụng SMS- banking tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn kém xa so với dịch vụ I-banking, bởi một phần là do đa số người sử dụng Internet banking là nhân viên văn phòng nên họ dùng dịch vụ này thường xuyên và thuận tiện như có thể xem trực tiếp và nhanh chóng các thông tin về số dư tài khoản hoặc các biến động tài khoản mà không cần gửi tin nhắn SMS đến tổng đài như dịch vụ SMS-banking. Tuy có rất ít khách hàng phàn nàn về vấn đề này nhưng vẫn có trường hợp có 1 vài khách hàng khiếu nại bị mất tiền mà khụng rừ lý do, tuy vấn đề bị lộ tài khoản khụng phải tất cả do lỗi ngân hàng nhưng vẫn là vấn đề cần được quan tâm nhằm bảo đảm lòng tin từ phía khách hàng, trong I-banking và SMS banking tuy chưa có khách hàng phàn nàn về vấn đề bảo mật tuy nhiên trong tương lai nếu ngân hàng triển khai các dịch vụ mới như chuyển khoản hay mua hàng trên các Website.v.v… từ dịch vụ này thì việc bảo mật sẽ trở thành một vấn đề cấp thiết.
+ Ngoài việc quảng bá hình các hình ảnh, tiện ích của sản phẩm trên báo dài, internet, các pano quảng cáo trên đường phố nhằm thu hút khách hàng thì ngân hàng cần có những chiến dịch quảng cáo như tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng phẩm hay tổ chức trò chơi tại các trường đại học, các khu mua sắm nhằm thu hút khách hàng, nhất là đối với sản phẩm thẻ, bởi số lượng người sử dụng I-banking và SMS-banking phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người có tài khoản thẻ. Những vấn đề cần quan tâm nhất là việc nâng cao các hoạt động matketing của ngân hàng vì hiện nay, hoạt động này vẫn còn yếu, đây là một khâu quan trọng nhằm đưa dịch vụ e banking đến với ngân hàng, thứ hai là việc nâng cao các chức năng của dịch vụ e-banking, nhất là dịch vụ internet banking và sms-banking, bởi hiện nay, so với ngân hàng khác (Đông Á), dịch vụ này vẫn còn thiếu một số chức năng, kế đến là khâu chăm sóc khách hàng, nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ này, bởi đây vẫn còn là dịch vụ tương đối mới.
Nhất là đối với dịch vụ e-banking của Vietcombank, một loại hình vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người dù đã được triển khai từ 2002, vì vậy, việc khắc phục những rủi ro, từng bước hoàn thiện dịch vụ sẽ giúp loại hình dịch vụ này của ngân hàng ngày càng phát triển, thu hút được một lượng lớn khách hàng trong tương lai. - Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, thủ tướng Chính Phủ cần luôn quan tâm, chỉ đạo ngành ngân hàng đối với dịch vụ e-banking, đồng thời tạo điều kiện cho một số ngân hàng chưa đủ năng lực tài chính vay vốn để tiến hành hiện đại hoá ngân hàng dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin.