Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng

MỤC LỤC

Các nhân tố tạo động lực

Để đạt được hiệu quả cao trong công việc thì trước hết người lao động phải cảm thấy thích thú với công việc và mong muốn được làm việc, có khả năng, năng lực để thực hiện công việc đó và sau nữa tổ chức phải trang bị cho người lao động đầy đủ các điều kiện làm việc: máy móc trang thiết bị cần thiết, cơ sở vật chất…Tuy nhiên trong tất cả những yếu tố trên thì động lực đóng vai trò quan trọng nhất, nó quyết định hành vi thái độ của người lao động với công việc, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện công việc. Bởi vì khi năng lực của người lao động đã được cải thiện, điều kiện làm việc đã được tốt hơn nếu chỉ dừng ở đó thì đến một lúc nào đó người lao động đã”đủ lông đủ cánh” thì họ lại muốn đi tìm một nơi làm việc mới tốt hơn, vì thế các nhà quản lý phải xem xét xem làm cách nào để tạo động lực cho người lao động để họ làm việc chăm chỉ hơn và trung thành với tổ chức.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1 Quá trình hình thành và phát triển

Những công trình tiêu biểu đạt được về cả kỹ, mỹ thuật và gía trị kinh tế lớn như: Trung tâm điều hành khai khác và phát triển các dịch vụ Tin học- Viễn thông; khu du lịch sinh thái Bến Gia Luận- Thị Xã Cát Bà; Sân vận động Thiên Trường, Nam định; Dự án cấp nước Hải phòng- Bắc Ninh; Khu đô thị Linh đàm, Mỹ đình do công ty đầu tư và phát triển nhà làm chủ đầu tư; Hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng- Tp Hồ Chí Minh( Vốn ADB). Về thuận lợi, trong những năm gần đây đầu tư xây dựng cơ bản trong nước phát triển mạnh, là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực Tư vấn Thiết kế Xây dựng, CDC ngày càng được các chủ đầu tư tín nhiệm và mời tham gia, chính vì thế đã tạo ra công ăn việc làm ổn định cho nhân viên, thu nhập của người lao động cũng từng bước được cải thiện, làm cho người lao động yên tâm, gắn bó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 1:  Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây và dự kiến năm 2004
Bảng 1: Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây và dự kiến năm 2004

Tổ chức quản lý của Công ty

* Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc có 4 phó giám đốc, đó là: Phó giám đốc nội chính chỉ đạo trực tiếp phòng Tổ chức- Hành chính; Phó giám đốc kiến trúc và quy hoạch trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp thiết kế và thi công nội ngoại thất, Xí nghiệp tư vấn thiết kế kiến trúc; Phó giám đốc về kỹ thuật và chất lượng trực tiếp điều hành phòng quản lý kỹ thuật và chất lượng, Xí nghiệp tư vấn thiết kế kết cấu, Xí nghiệp đo đạc và khảo sát địa chất, Xí nghiệp xây lắp; Phó giám đốc phụ trách về công nghệ nước và môi trường chỉ đạo trực tiếp Xí nghiệp tư vấn thiết kế cơ điện, Trung tâm công nghệ nước và môi trường, Trung tâm dự toán tổng hợp. * Phòng Kinh tế – Kế hoạch: chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc công ty, phòng có các chức năng nhiệm vụ chính là trợ giúp BGĐ Công ty tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Công ty trong các lĩnh vực sau: Nghiên cứu thị trường và tiếp thị thụng qua việc theo dừi, thu thập hệ thống hoỏ và cập nhật cỏc thụng tin, chủ trương đầu tư của Nhà nước, các sở ban ngành, các đơn vị kinh tế để lập kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu tình hình triển khai các dự án mới, liên hệ thiết lập mối quan hệ với các chủ đầu tư để giới thiệu năng lực của Công ty, mở rộng mạng lưới khách hàng, là đầu mối trong việc thu thập tổng hợp thông tin, soạn thảo các hồ sơ dự thầu và chào giá; công tác hợp đồng thông qua việc soạn thảo văn bản và trợ giúp việc đàm phán HĐ kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước…soạn thảo các phiếu giao việc, các HĐ giao khoán nội bộ và hợp đồng chuyên gia của Công ty …; Công tác kế hoạch thể hiện qua việc tổng hợp lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoach sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, hàng quý, hàng năm đồng thời phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao và dự kiến các KHSX dài hạn, ngắn hạn của Công ty; quản lý kinh tế phân tích hợp đồng kinh tế để đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đặc điểm về lao động của Công ty

Như vậy, hầu hết nhân viên đều có tuổi đời còn rất trẻ, đây là một thuận lợi rất lớn bởi vì họ là những người có trình độ, năng động, sáng tạo có khả năng tiếp thu nhanh chóng những thành tựu của khoa học hiện đại, có thể thích nghi nhanh với môi trường biến động. Qua đây chúng ta có thể thấy được là trình độ của cán bộ công nhân viên của CDC có trình độ học vấn tương đối cao trong xã hội trình độ đại học và trên đại học chiếm 95,88%, còn lại là trung cấp và phổ thông trung học, hiện tại có 6 cán bộ đang học sau đại học, hàng năm CDC đều tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 6 : Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác
Bảng 6 : Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Công ty có văn phòng riêng tại toà nhà 6 tầng CIC_CDC tại 37 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được thiết kế và trang bị hiện đại tương đương với các văn phòng của các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Hiện nay CDC đã có gần 120 máy vi tính, máy vẽ, máy in OZALIT, máy in mầu, trang thiết bị khảo sát đo đạc và các thiết bị kiểm định chất lượng xây dựng, đánh giá tác động môi trường …Sản phẩm tư vấn được thực hiện 100% bằng máy vi tính, vì vậy luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tín nhiệm.

Bảng 7: Tình hình máy móc trang thiết bị của Công ty
Bảng 7: Tình hình máy móc trang thiết bị của Công ty

TẠO ĐỘNG LỰC Ở CÔNG TY

Bố trí lao động

Đối với các cán bộ quản lý, tuy không có bằng cấp về quản lý kinh tế nhưng họ lại có thời gian công tác dài tại CDC có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về người lao động và Công ty do vậy họ nhanh chóng nắm bắt được công việc. Số ngày công thực tế lớn hơn ngày công chế độ còn cho chúng ta thấy được là CDC đã đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, người lao động cảm thấy yên tâm và gắn bó với tổ chức, mặt khác Công ty cũng không phải mất đi một khoản chi phí nếu như người lao động không làm việc mà vẫn được trả lương.

Bảng 8 : Tình hình phân công theo nghề được đào tạo
Bảng 8 : Tình hình phân công theo nghề được đào tạo

Trả công lao động (quan tâm đến hình thức trả và cách tính lương)

Ngoài ra, do đặc điểm của Công ty là một Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng chính vì thế mà đòi hỏi rất nhiêù chất xám trong quá trình thực hiện công việc đặc biệt là những công trình trọng điểm, có số vốn đầu tư lớn, mặt khác cán bộ công nhân viên Công ty đa số là còn rất trẻ vì thế mà kinh nghiệm trong việc Tư vấn thiết kế còn nhiều hạn chế, vì thế mà để cho công việc diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ thì Công ty đã làm hợp đồng chuyên gia với một số chuyên gia cấp cao đặc biệt là những người đã về hưu, tham gia cố vấn cho việc thực hiện công việc. So với tiền lương trung bình của ngành Xây dựng, năm 2000 tiền lương bình quân của ngành Xây dựng là 787.710đ ( Nguồn: Số liệu tính toán trên cơ sở niên giám thống kê, báo cáo hàng năm ngành Xây dựng và báo cáo hội nghị ngành Xây dựng các nước Châu Á tổ chức tại Ấn Độ (2001) và Trung Quốc(2002)), tiền lương bình quân của Công ty là 1.500.000đ cao gần gấp đôi so với tiền lương bình quân của ngành, tiền lương cao như vậy là do Công ty ít bị gặp phải dự án chịu rủi ro cao, được các nhà thầu thanh toán tương đối sòng phẳng và nhanh chóng, vì vậy có tiền để trả lương cho người lao động.

Bảng 10 :  Hệ số phân phối tiền lương năng suất
Bảng 10 : Hệ số phân phối tiền lương năng suất

Đánh giá tạo động lực từ khen thưởng và phúc lợi

Ngoài ra khi nhận được hợp đồng thì Công ty sẽ lấy 8% giá trị của Hợp đồng dùng để thưởng cho người lao động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hoặc có những ý tưởng hay giúp cho Hợp đồng đó trúng thầu và hỗ trợ một phần tiền lương cho người tham gia làm Hợp đồng mà không trúng thầu và trích một phần để khen thưởng cho tập thể, cá nhân lao động giỏi cũng như chiến sĩ thi đua… Ngoài ra, hoạt động khen thưởng tại Công ty còn dựa trên nguồn tiền thưởng từ quỹ tiền lương chưa phân phối hết. - Nhằm tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, phục hồi sức lao động và cũng để tăng cường sự thân thiện giữa những người lao động trong Công ty thì hàng năm có tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan nghỉ mát.Trong một số năm gần đây, Công ty thường tổ chức cho người lao động đi tham quan ở nước ngoài vừa kết hợp tham quan, học hỏi kinh nghiệm vừa nghỉ mát như là đi Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc….

Bảng 13 : Tình hình sử dụng quỹ khen thưởng
Bảng 13 : Tình hình sử dụng quỹ khen thưởng

Tạo động lực từ đào tạo, bồi dưỡng trình độ lành nghề của người lao động Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của CDC được xây dựng

Trong năm 2003 vừa qua Công ty đã tổ chức các lớp học chuyên môn trong Công ty ngoài giờ làm việc: Một lớp học cho 13 cán bộ học để thi tuyển lên ngạch kỹ sư chính, 12 cán bộ tham gia vào lớp học tư vấn giám sát, 7 người đi học cao học, 2 người đi học tiến sĩ, 5 cán bộ theo học các lớp ngoại ngữ khác… Ngoài việc chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thì còn chú trọng bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về mọi mặt, Công ty tổ chức lớp học tiếng anh do giáo viên người nước ngoài giảng dạy trình độ C,D cho khoảng 15 cán bộ, cử một số cán bộ đi học tập ở nước ngoài…Bên cạnh đó các lớp học tìm hiểu về Đảng và các lớp quán triệt các Nghị Quyết trung ương (khoá IX) đều được 100% Đảng viên và các cán bộ chủ chốt của Công ty tham gia đầy đủ, đạt chất lượng. Hiện nay các Doanh nghiệp tư vấn đã phát triển mạnh mẽ về chất lượng và cả số lượng, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, vì vậy để có thể ký được một hợp đồng thì rất khó khăn, chính vì thế ngoài việc đào tạo do Công ty cung cấp thì người lao động phải tự học, tự trau dồi kiến thức cho mình bởi họ có nhu cầu về kiến thức cần thiết cho sự linh hoạt trong việc thực hiện các công việc của mình đặc biệt là đối với công việc tư vấn.

Điều kiện và môi trường làm việc

Ngoài các điều kiện về vật chất, các điều kiện về tinh thần, bầu không khí tâm lý xã hội trong công ty được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi vì nó lý giải nhiều khi ở một công ty có mức lương cao nhưng bầu không khí nặng nề thì người lao động lại sẵn sàng chuyển sang một công ty khác có bầu không khí tâm lý thân thiện và cởi mở mặc dù là tiền lương thấp hơn. Trong mối quan hệ giữa người lao động với nhau thì 90% nhân viên luôn có quan hệ trong công việc với cấp trên, bởi vì thực hiện theo chế độ khoán chính vì thế mà sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng thì mới có tiền chính vì thế luôn có sự thảo luận giữa các nhân viên với cấp trên của mình nhằm tạo ra được sản phẩm với chất lượng tốt nhất, trong số những người báo cáo cấp trên có tới 85.75% có.

Đánh giá tạo động lực từ đánh giá thực hiện công việc

- Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, nhất trí cao, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp cận tốt với thị trường, tìm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên năng cao mức thu nhập trung bình từ 1,8 tr.đ --- 2,1 tr.đ/ người/ tháng, có được như vậy là nhờ có sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. - Về thi đua khen thưởng chỉ diễn ra một lần vào cuối năm như vậy là quá lâu, không kịp thời động viên những người lao động có thành tích sáng kiến trong kỳ, do áp dụng cùng một hệ thống chấm điểm thi đua cho cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là chưa hợp lý vì tính chất công việc của 2 loại lao động này là khác nhau.

Xác định nhiệm vụ tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động

Để nâng cao hơn nữa động lực của người lao động, Công ty cần khắc phục những mặt còn hạn chế trong các mặt của công tác quản trị nhân lực có ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động, nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế sau đây là một số biện pháp đề xuất. Tuy nhiên để tiến hành phân tích công việc thì cần phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu về công việc cũng như chuyên môn trong phân tích công việc, vì thế mà trước khi phân tích thì cần phải cho các cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ và kiến thức để có thể thực hiện tốt phân tích công việc.

Đánh giá thực hiện công việc

Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá được xác định dựa trên các tiêu thức: tinh thần, thái độ, ý thức kỷ luật trong khi làm việc( xác định thông qua các chỉ tiêu như sự chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, thực hiện nội quy lao động của Công ty, mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp); số lượng công việc đã thực hiện( biểu hiện qua số ngày công, giờ công lao động; trình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ (kết quả thực hiện công việc, tính chủ độc lập trong công việc), tính sáng tạo( đánh giá việc người lao động có các sáng kiến có giá trị được Công ty công nhận), ảnh hưởng đối với người lao động khác trong việc tham gia các phong trào của Công ty. Ngoài việc đánh giá cá nhân thì cần tiến hành đánh giá tập thể lao động, để kích thích người lao động làm việc theo tập thể, có thể dựa trên định nghĩa về tập thể lao động xuất sắc là tập thể lao động sáng tạo, vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, quy chế lao động của cơ quan, kỷ luật lao động tốt, có phong trào thi đua, hoạt động công đoàn nề nếp và được các đơn vị bạn suy tôn; tập thể lao động giỏi là tập thể hoàn thành tốt các công việc được giao, chấp hành tốt chủ trương chính sach của Đảng, Pháp luật của nhà nước, hoạt động công đoàn nề nếp và hoạt động có hiệu quả.

Giải pháp về tiền lương, tiền thưởng

- Được hưởng hệ số phân phối cao nhất (Ki=1,4) khi người đó tổ chức thực hiện hợp đồng đúng và trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động - Khi không đảm bảo được các điều kiện trên như làm chậm tiến độ, không hoàn thành kế hoạch trong kỳ, không đảm bảo chất lượng công việc được giao, làm giảm thu nhập của đơn vị hoặc để xảy ra tai nạn thì hưởng mức hệ số phân phối ở mức thứ 2 (Ki=1,3 ; 1,2). - Trường hợp vì khuyết điểm của GĐ các XN, TT trực thuộc ảnh hưởng đến kết quả thi công của đơn vị, như do không đảm bảo chất lượng công trình, có bộ phận phải làm lại, hoặc bị hỏng hóc nghiêm trọng khi đưa vào sử dụng thì đạt hệ số phân phối ở mức tối thiểu(Ki=1,1 ; 1,0).

Các giải pháp khác

Việc tiếp xúc với nhân viên trước hết là để làm người lao động cảm thấy họ được gần gũi với lãnh đạo và cảm thấy được sự quan tâm của các “ông chủ” của mình đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi chính xác nhất cho các cấp lãnh đạo để hiểu được tình hình đời sống sinh hoạt, làm việc của CBCNV, từ đó giúp họ rút ra các chính sách, quản lý phù hợp nhất. *Các hoạt động của phòng nhân sự không nên xem đơn thuần chỉ là các chức năng nhiệm vụ nhằm tổ chức quản lý nhân viên mà còn là nơi để thực hiện mong muốn , nguyện vọng của người lao động, mặc dầu là không thể thoả mãn hết mong muốn nguyện vọng của người lao động nhưng công ty sẽ cố gắng đến mức tối đa có thể của mình, là công cụ để giúp họ làm việc với năng suất chất lượng cao.