Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1994 theo Quyết định số 44/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tên giao dịch quốc tế - Vietnam Airlines, có cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp là Cục hàng không dân dụng Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, thành phố cơ quan đại diện vùng và từng nước. Tháng 05/1996 Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines Corporation, chính thức đi vào hoạt động lấy Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Bên cạnh các hoạt động cạnh tranh, TCT HKVN triển khai liên doanh và liên danh trao đổi tải với hàng loạt các hãng hàng không nước ngoài trên các đường bay quốc tế như Cathay Pacific, Korean Airlines, China Airlines, Asiana Airlines, Japan Airlines,.

Cùng với phát triển thị trường và phát triển đội bay, trong những năm qua TCT HKVN cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ trước, trong và sau chuyến bay, đổi mới trang thiết bị, đào tạo phi công và cán bộ nhân viên. Năng lực cạnh tranh của TCT cũng được nâng cao trên một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt theo xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Mô hình tổ chức: Theo Nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996 của Thủ tướng chính phủ phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT HKVN thì Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là nòng cốt của TCT.

Tuy vậy về thực chất bộ máy tổ chức và hoạt động của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chính là bộ máy của TCT và mô hình tổ chức của TCT HKVN về thực chất chính là mô hình tổ chức của Vietnam Airlines. Theo điều lệ của TCT HKVN, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Hội đồng quản trị và sự chỉ đạo của Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị chọn và được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Hãng, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Thủ tướng chính phủ, cũng như trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Hãng.

Do Vietnam Airlines về thực chất là tổng hợp các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đóng vai trò nòng cốt trong TCT, nhưng lại không có bộ máy riêng, nên trong thực tế bộ máy quản lý - điều hành của TCT (Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành) thực hiện chức năng quản lý - điều hành hoạt động của cả TCT và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Công tác quản lý của TCT đối với các đơn vị thành viên chủ yếu theo cơ chế hành chính, trong đó quản lý đối với các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập còn nhiều hạn chế do chưa phõn định rừ được quyền sở hữu về vốn tại cỏc doanh nghiệp này. Khối thương mại có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến sản phẩm; điều hành hoạt động kinh doanh và các vấn đề liên quan đến thị trường.

- Ban kế hoạch thị trường: thực hiện công việc điều tra, nghiên cứu và phân tích thị trường để đề ra các giải pháp thích hợp, lập kế hoạch đường bay, giải quyết các vấn đề về cắt giảm hoặc tăng chuyến, điều chỉnh giờ bay, nghiên cứu lập kế hoạch phát triển thị trường, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng,. - Ban tiếp thị hành khách: Chịu trách nhiệm xác lập giá và kênh bán, phân phối chỗ trên chuyến bay, thiết kế và thực hiện các công tác xúc tiến yểm trợ cho hoạt động bán cho mảng hành khách, lập và triển khai các biểu giá, nghiên cứu các nhu cầu của hành khách. - Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển thị trường, xác lập giá và kênh bán, phân phối tải trên chuyến bay, thiết kế và thực hiện các công tác xúc tiến yểm trợ cho hoạt động bán cho mảng hàng hoá và bưu kiện, lập và triển khai các biểu giá, nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng.

Kết quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines trong những năm qua

( dưới mặt đất ) và phục vụ ăn uống, giải trí, đảm bảo an toàn cho khách. Cụ thể năm 2002, khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ chính thức có hiệu lực, thị trường vận tải hàng hoá quốc tế tăng đột biến lên 36%. Sở dĩ có sự tăng trưởng đột biến là do hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh gấp hơn 3 lần.

Tổng thị trường vận tải hàng hoá quốc tế từ năm 1998 đến năm 2004 luôn đạt mức tăng trưởng cao cả về hàng xuất và hàng nhập. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt mức 2 con số, điển hình năm 2002 tổng thị trường vận tải hàng hoá đạt mức tăng trưởng 36%. Đây là mức tăng trưởng rất cao đối với vận chuyển hàng hoá hàng không.

(Nguồn Ban Kế hoạch & Tiếp thị Hàng hoá - TCT HKVN) Trong giai đoạn này, khai thác vận tải hàng hoá của Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 19%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của tổng thị trường 2%. Năm 2004 lượng hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật Bản và Châu Âu đạt mức tăng trưởng cao, khối lượng vận chuyển của Vietnam Airlines cũng đạt số tuyệt đối tăng trưởng 11.194 tấn. Mang lại trên 90% doanh thu cho hãng, vận chuyển hàng hoá quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines.

Hiện đang khai thác tốt hàng thương quyền 3,4, Vietnam Airlines cũng đang chú trọng đến việc khai thác nguồn hàng thương quyền 5,6 - nguồn hàng mang lại doanh thu rất cao. Việc khai thác hàng thương quyền 5, 6 không chỉ khó khăn ở yếu tố cạnh tranh mà yếu tố mạng đường bay ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác vận chuyển hàng theo thương quyền 5,6. Ngoài ra khó khăn lớn nữa mà các hãng hàng không nói chung, Vietnam Airlines nói riêng hiện nay đang phải đối mặt đó là chính sách hợp tác trong vận chuyển hàng không giữa các quốc gia, chính sách mở của bầu trời, tức.

Bảng 2.2: Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế và thị phần của  Vietnam Airlines giai đoạn 1998-2004
Bảng 2.2: Kết quả vận chuyển hàng hoá quốc tế và thị phần của Vietnam Airlines giai đoạn 1998-2004