MỤC LỤC
Chức năng: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT trong việc xác định chiến lược đầu tư phát triển TCT.
Việt Nam nằm ở vùng Đông- Nam châu Á, đất nước có chiều dài trên 15 vĩ độ, với mấy ngàn km giáp biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa- có mùa đông lạnh (phía Bắc và miền núi), cùng với địa hình từ núi cao đến đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý- sinh thái so với nhiều nước khác. Ruộng đất phân chi nhỏ từng hộ nông dân, vốn liếng ít ỏi, nhất là ở phía Bắc, càng ngại rủi ro, chưa dám mạnh dạn đầu tư và chưa thích ứng kịp với sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường- Do vậy có những trường hợp nông dân bị tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo chữ tín hợp đồng, đây là một nhược điểm và trở ngại trong tổ chức sản xuất rau quả cho xuất khẩu và chế biến hiện nay.
Ví dụ như quy mô đầu tư dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là đầu tư dây thêm dây chuyền nước dứa cô đặc với công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ trên cơ sở các hạng mục công trình đã có như nhà xưởng, máy móc thiết bị khác, các hạng mục công trình điện nước và trên cơ sở vùng nguyên liệu dứa của vùng Nam Ninh Bình và Bắc Thanh Hoá và vị trí của Công ty TPXK Đồng Giao trong quy hoạch tổng thể của TCT rau quả Việt Nam. + Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến bao gồm rất nhiều loại hình đầu tư như đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực vì vậy nên hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố và để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đạt hiệu quả cao thì cần phải giải.
Được Nhà nước đầu tư theo chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (327,733) các nông trường đã đẩy mạnh việc trồng mới cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su,..), thực hiện giao khoán đất đai, vườn cây cho hộ gia đình cán bộ công nhân viên (CBCNV) theo Nghị định 01. Các Nông trường Đồng Giao I, Đồng Giao II đã năng động tranh thủ thời cơ chuyển dần diện tích dứa sang trồng mía giống cung cấp cho các địa phương (để thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị và tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, TCT đã phối hợp với Bộ tổ chức hội nghị toàn quốc chuyên đề về công tác phát triển nguyên liệu dứa, cà chua với sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chế biến, các địa phương cung cấp nguyên liệu để tìm các giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Mặc dù tốc độ đô thị hoá nông thôn hiện nay ngày càng có xu hướng tăng nhưng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau quả là không thể thiếu vì vậy Đảng, nhà nước và lãnh đạo TCT vẫn quan tâm rất nhiều đến việc đầu tư cho vùng nguyên liệu chế biến. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến ngày càng có hiệu quả và trở thành thế mạnh của TCT, hàng năm TCT đã đầu tư xây dựng và cải tạo nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng như các công ty con phù hợp với quy hoạch của từng năm và từng vùng. Vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy có xu hướng giảm không có nghĩa là việc đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả có xu hướng giảm mà là do TCT tập trung nhiều hơn vào việc đầu tư cho cụng nghệ thiết bị (ở phần sau chỳng ta sẽ thấy rừ hơn điều này).
Trong năm này TCT đầu tư 3 dự án : dây chuyền IQF nhà máy đồ hộp Duy Hải Công ty XNK Rau quả III, dây chuyền sản xuất hộp sắt Công ty Luveco, dự án nâng cấp cải tạo trại giống rau Thường Tín- Hà Tây- Công ty giống Rau quả. Trong năm này TCT đã đầu tư 2 dự án: đầu tư thiết bị cho dự án Nhà máy chiên chân không Hưng Yên thuộc Công ty vận tải & Đại lý vận tải , thiết bị cho dự án nâng cấp cải tạo trụ sở 58 Lý Thái Tổ- Hà Nội thành khách sạn. & Bao bì Mỹ Châu đã đầu tư trên 450.000 USD mua máy móc thiết bị (hệ thống xử lý nước thải, máy hàn thân lon bán tự động, máy quấn màng căng palet), Công ty liên doanh Luveco đã đầu tư trên 350.000 USD lắp đặt dây chuyền sản xuất nắp lọ thuỷ tinh công suất 50.000 nắp/ ngày, hệ thống thanh trùng liên tục, máy rót lọ thuỷ tinh tự động, máy dán nhãn tự động.
Với những chính sách về lao động như vậy, đội ngũ cán bộ và lao động của TCT ngày càng được hoàn thiện, đời sống của đội ngũ cán bộ và lao động của TCT ngày được nâng cao. ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của TCT và các công ty trực thuộc nhìn chung ngày càng có xu hướng tăng. Mười lăm năm qua, song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với nhiều biện pháp khác, công tác tổ chức cán bộ đã kịp thời chuyển hướng tổ chức lại các đơn vị, giảm đầu mối, giảm mạnh bộ máy quản lý gián tiếp, gấp rút đào tạo cán bộ, kiện toàn và đổi mới hầu hết đội ngũ lãnh đạo các đơn vị, tổ chức lại lực lượng lao động, góp phần ổn định và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT từng bước phát triển.
Vì vậy, nhiều nơi chúng ta còn bị động, lúng túng do thiếu nguồn khi phải bổ sung, thay thế, có trường hợp phải bổ nhiệm khi cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn. Trong năm qua TCT đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện chương trình tham gia hội chợ và khảo sát nước ngoài trong chương trình xúc tiến thương mại Ngành Rau quả năm 2006: Tham gia hội chợ thực phẩm quốc tế Moscow Nga và khảo sát thị trường Belarus 9/2006, khảo sát thị trường Anh và Pháp 11/2006. Do những diễn biến thị trường trong và ngoài nước không thuận lợi, một số doanh nghiệp gặp khó khăn nên số lượng đơn vị đăng ký tham gia các chương trình xúc tiến thương mại đã không thực hiện được ( Hội chợ Bắc Kinh, khảo sát thị. trường Nam Phi, Tazania và Hàn Quốc).
- Mặt khác ta có thể thấy việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả theo chuyên vùng (chẳng hạn tại Đồng Giao – Ninh Bình là vùng phát triển chuyên canh cây dứa thì TCT đầu tư dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc, tại miền tây Thanh Hóa nguyên liệu chủ yếu là sắn thì TCT đầu tư nhà máy chế biến tinh bột sắn, tại Lục Ngạn - Giang là vùng chuyên canh trồng vải thiều TCT đầu tư dây chuyền chế biến vải thiều đóng hộp và dây chuyền CB vải thiều lạnh đông IQF. ) còn giúp nhà máy trong việc xây dựng đơn giá thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất phù hợp với giá thành nguyên liệu cho người nông dân. + Chủ động về nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến (đáp ứng được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sản xuất), điều tiết thu mua sản phẩm ( việc điều tiết thu mua sản phẩm tốt sẽ giảm được tiêu hao không cần thiết trong quá trình bảo quản sản phẩm, chẳng hạn như nếu nhà máy đặt xa vùng nguyên liệu thì trong quá trình tính toán và xây dựng kế hoạch sản xuất bao giờ cũng phải dự trữ nguyên liệu từ 3 – 5 ngày, nhưng khi nhà máy đặt tại vùng nguyên liệu thì nguyên liệu sản xuất của nhà máy chỉ cần dự trữ từ 12 – 16 tiếng, việc rút ngắn thời gian dự trữ nguyên liệu sẽ làm giảm hao hụt tỷ lệ nguyên liệu cho sản xuất một đơn vị sản phẩm từ 6%. xuống còn 0,5% - 0,7%, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm theo tỷ lệ thích ứng , giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá bán giảm sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường). Khi đã có nguyên liệu cho chế biến rồi, những lao động này lại có thể được tận dụng để thực hiện các khâu chuyên bóc tách hạt, gọt vỏ… Như vậy việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả theo chuyên vùng còn có tác động qua lại là khai thác được lao động giản đơn là con em của những người sản xuất nguyên liệu rau quả, giải quyết được lao động xã hội, làm cho người sản xuất nguyên liệu rau quả yên tâm sản xuất (đáp ứng được chính sách ưu tiên phát triển sản xuất của Đảng và Nhà nước ta), tạo ra việc làm rất phù hợp cho người nông dân , góp phần tăng thu nhập cho họ.
- Góp phần cải thiện cơ cấu dinh dưỡng cho người dân theo hướng tăng khẩu phẩn trái cây- được xem là có lợi cho sức khoẻ. - Bên cạnh đó lợi ích về môi trường xã hội cũng không thể phủ nhận: tăng tỷ lệ che phủ , tạo cảnh quan, cải tạo môi trường (đặc biệt các vùng quanh các đô thị, khu công nghiệp tập trung.