MỤC LỤC
- Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết : + Khách hàng có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống : tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn đối với cho vay ngắn hạn và 15% tông rnhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn. Các kỳ trả nợ (gốc và lãi) của khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn, và số tiền gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thỏa thuận giữa Ngân hàngNo&PTNT và khách hàng căn cứ vào : đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khả năng năng tài chính, thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng.
Năm 2006 số dự án cho vay cũng như doanh số cho vay lớn nguyên nhân do năm 2006 Chi nhánh đầu tư vào lĩnh vực cho vay kinh doanh chứng khoán với thời hạn ngắn dẫn đến doanh số cho vay cao bên cạnh đó năm 2006 Chi nhánh cho vay đối với hai công ty trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Công ty chứng khoán và Công ty cho thuê tài chính I – NHNo & PTNT Việt Nam ). Tuy nhiên cũng trong năm 2008, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư vào các dự án dài hạn như trước nên số dự án dài hạn được thẩm định và tổng số tiền cho vay cũng giảm mạnh so với năm 2007 về cả giá trị và tỷ trọng.
+ Các khoản phải thu: phải có chi tiết và so sánh so với đầu năm (Phải thu của khách hàng, Trả trước cho người bán, Các khoản phải thu khác). + Hàng tồn kho: phải có chi tiết và so sánh so với đầu năm + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:. + Chi phí XDCB dở dang: Phân tích là phải so sánh và tìm nguyên nhân tăng giảm. + Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Nếu nó lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nhưng nếu nó quá cao thì doanh nghiệp có rất nhiều khảon phải thu, hàng tồn kho và có quá nhiều tiền nhàn rỗi. Nếu nó nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp. Hệ số này có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Nếu tỷ số này giảm đi thì mức dự trữ của doanh nghiệp đang tăng, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu đi. Hệ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an toàn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản như chứng khoán có khả năng chuyển đổi ra tiền mặt cao thì tỷ số này có thể thấp nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, lại là nguồn vốn không phải hoàn trả, điều đó có nghĩa khả năng tài chính của công ty càng tốt. nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có 1 khả năng lớn là công ty đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của nó sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Hệ số này cao cho thấy năng lực của doanh nghiệp cao và ngược lại. Bước 3: Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng. Cán bộ thẩm định xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau. Lưu ý rằng việc tìm hiều thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả tình hình trong quá khứ, bao gồm :. + Đối với chi nhánh cho vay và cả hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam : dự nợ, mục đích của các khoản vay, mức độ tín nhiệm, không có nợ khó đòi, nợ quá hạn trên 6 tháng.. + Đối với các tổ chức tín dụng khác : dư nợ gần đây, mục đích vay vốn, mức độ tín nhiệm.. Nhận xét: phải đánh giá được tình hình tài chính của Cty đưa ra được nhận xét tổng quát nhất. Tăng giảm các khoản phải thu so với vốn vay như thế nào, tăng giảm vốn vay so nợ phải trả các khoản phải thu có còn khả năng thu hay không ? các khoản phải trả đã quá hạn trả hay chưa ?.. tình hình hàng tồn kho như thế nào có hàng tồn kho kém phẩm chất hoặc tồn kho chậm luân chuyển hay không.., khả năng tài chính của Cty tốt hay xấu cho việc đầu tư của Ngân hàng trong trường hợp dự án xảy ra rủi ro không đủ trả nợ khoản vay đầu tư thì tài chính của Công ty có bổ sung để trả nợ được hya không ?.. và căn cứ vào các tiêu chí phân loại DN của NHNo CBTD tự xếp đánh giá và loại DN thuộc đối tượng nào để đưa đến quyết định có thiết lập quan hệ tín dụng hay không và nếu thiết lập quan hệ tín dụng thì tổng mức cho vay ở mức nào là phù hợp?…. Khái quát chung về dự án. Cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá một cách tổng quan về dự án mua sắm tàu biển theo các chỉ tiêu sau:. *Mục tiêu của dự án là gì? Dự án là dự án mua sắm tàu mới đóng hay tàu đã qua sử dụng? Doanh nghiệp vay vốn để bổ sung vốn lưu động, mua nguyên nhiên liệu. hay để phục vụ kế hoạch sản xuất…. * Sản phẩm của dự án là gì? Thông thường sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp sau khi mua tàu là dịch vụ vận tải biển và cho thuê định hạn. * Phương thức vay vốn là gì? Số tiền đề nghị vay, hình thức vay, lãi suất, thời hạn vay, tài sản đảm bảo. Thẩm định chi tiết về dự án a) Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. Cán bộ thẩm định kiểm tra các thông tin cần thiết về ngành hàng hải và xu hướng thị trường vận tải biển hiện tại và trong tương lai, để đánh giá mức độ chính xác về sự cần thiết phải đầu tư của dự án. Từ đó kết luận xem dự án có đủ lý do để thẩm định cho vay hay không. b) Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước và địa phương quy định đối với lĩnh vực hàng hải. * Thẩm định sự phù hợp của dự án đối với các văn bản pháp quy của Nhà nước:Các văn bản được sử dụng là luật Doanh nghiệp, luật đầu tư, các văn bản liên quan đến thuế. Thêm vào đó còn có các báo cáo phê chuẩn tác động về môi trường phòng cháy chữa cháy, các hợp đồng mua bán thiết bị trên tàu, …. * Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển của ngành hàng hải: đối với các dự án mua sắm tàu biển thì các văn bản được dùng để tham khảo là:. * Đánh giá sự phù hợp của dự án với những quy định, thông lệ quốc tế về hàng hải: văn bản được tham khảo gồm những văn bản liên quan đến các hiệp định thương mại đã kí kết giữa Việt Nam và các nước, văn bản liên quan đến hàng hải mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO, các thông lệ hàng hải quốc tế…. c) Thẩm định thị trường đầu ra của dự án. * Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án trên thị trường. Thông thường, sản phẩm của 1 dự án mua sắm tàu biển thường là dịch vụ vận. tải đường biển hoặc cho thuê tàu định hạn.Vì vậy khi thẩm định nhu cầu sản phẩm của dự án, cán bộ thẩm định đã thực hiện các nghiệp vụ đánh giá một cách cẩn thận và khách quan về sản phẩm của dự án. Đối với sản phẩm là dịch vụ vận tải đường biển, đây là phương thức luôn chứng tỏ được tính tối ưu và hiệu quả của mình đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải quốc tế. Do chi phí vận tải biển thấp hơn nhiều so với các loại hình vận tải khác, có khả năng vận chuyển được những lô hàng có khối lượng lớn với khoảng cách xa. Đối với Việt Nam, vận tải biển có rất nhiều ưu thế để phát triển do nước ta có trên 3,200 km bờ biển với nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng biển phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hoá. Ngoài ra với vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực Đông – Nam Châu Á nên Việt Nam có nhiều thuận lợi trong quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá để phát triển kinh tế. Thực tế đã ghi nhận tuy có những biến động nhưng nhìn chung thương mại bằng đường biển đã liên tục tăng trưởng trong suốt 4 thập kỷ vừa qua. Biểu đồ 3: Thống kê lượng hàng hoá qua Cảng Hải Phòng. Đối với dịch vụ cho thuê tàu định hạn, hiện tại thị trường này đối với loại tàu chở dầu sản phẩm đang diễn biến hết sức sôi động cũng không đáp ứng đủ nhu cầu do nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới tăng cao. Điều này đã đẩy giá cho thuê định hạn đối với tàu chở dầu sản phẩm tăng cao, nhưng diễn biến giá này lại vô cùng phức tạp. Do đặc tính trên của sản phẩm của dự án, để đánh giá đúng về nhu cầu hiện nay đối với sản phẩm của dự án, cán bộ thẩm định đã chú ý vào các nội dung sau:. • Dự án lựa chọn phương án kinh doanh nào, nếu là vận tải biển thì loại hàng hóa được vận tải là gì. • Tình hình sản xuất, kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh đến thời điểm thẩm định như thế nào. • Tổng nhu cầu hiện tại và về sản phẩm của dự án là bao nhiêu. • Nhu cầu gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng đáp ứng của dự án là bao nhiêu. • Bao nhiêu phần trăm về khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh. • Đánh giá về năng lực cung cấp đáp ứng nhu cầu vận tải biển trong nước hiện nay đối với loại hàng hóa mà dự án lựa chọn, các công ty trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu và phải đi thuê nước ngoài bao nhiêu phần trăm. Liệu việc đi thuê là do dịch vụ trong nước chưa đáp ứng đủ hay là do dịch vụ của nước ngoài có tính cạnh tranh hơn. • Mức độ biến động của thị trường tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường như thế nào. • Tỷ trọng đi thuê vận tải của nước ngoài trong những năm qua như tế nào, dự kiến khả năng đi thuê vận tải nước ngoài trong tương lai là bao nhiêu. * Đánh giá về khả năng cung cấp dịch vụ đầu ra của dự án. Đánh giá chất lượng dịch vụ đầu ra của dự án: có đạt được chỉ tiêu về tiêu chuẩn của ngành hàng hải không, tình hình kiểm tra chất lượng dịch vụ, các tiêu chuẩn mà dịch vụ đạt được…. Đánh giá sản lượng của dịch vụ đầu ra của dự án: tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng tổng cung của dự án là bao nhiêu, công suất máy móc thiết bị tàu, năng suất lao động của công nhân, …. Đánh giá mức giá của dịch vụ đầu ra của dự án: Đây là một nội dung rất quan trọng. Do doanh nghiệp thường muốn lập một dự án có tính khả thi cao nên thường tăng giá dịch vụ để tăng lợi nhuận cho dự án, dẫn tới nhiều sai lệch trong phân tích dòng tiền. Vì vậy, các cán bộ thẩm định của ngân hàng đã xác định lại mức giá, xem có phù hợp với thị trường hiện nay của dự án không từ đó làm cơ sở tính toán cho các bước sau này. d) Thẩm định thị trường đầu vào phục vụ cho dự án. Trong đó: Bt: Lợi ích trong năm t (thu nhập năm t) Ct: Chi phí trong năm t. in: lãi suất tính toán. n: năm cuối cùng của dự án. Ưu điểm của phương pháp này là cho biết phần thu nhập ứng với mỗi đồng chi phí cho cả thời kỳ hoạt động của dự án. Nhược điểm: đây là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn những dự án loại trừ nhau vì những dự án nhỏ có tỷ lệ B/C lớn song tổng lợi nhuận vẫn nhỏ, phương pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu. - Phân tích độ nhạy của dự án: Đây là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra của dự án. Các đại lượng đầu vào mà cán bộ thẩm định đánh giá là không an toàn gồm có:. • Mức lãi suất tính toán: chọn mức lãi suất tính toán thấp làm cho các chỉ tiêu giá trị tương đương trở thành hấp dẫn. Thực tế mức lãi suất đó có thể cao hơn. • Mức giá và sản lượng : hai chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu càng lớn, các chỉ tiêu đầu ra mang tính hấp dẫn hơn.Vì vậy để đả bảo độ tin cậy cao, cán bộ thẩm định pahri đưa ra nhiều phương án khác nhau để khẳng định hiệu quả của dự án. • Các yếu tố chi phí sản xuất: mỗi yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Để tăng tính hấp dẫn nhiều doanh nghiệp đã giảm chi phí xuống hoặc tính toán chi phí không đầy đủ. Nên để xem xét xem trong trường hợp xấu hơn, dự án có trụ lại được không, có giữ được mức hiệu quả yêu cầu không thì việc xem xét sự biến động giá của các chi phí là rất cần thiết trong mọi trường hợp. • Chi phí vốn đầu tư: chi phí vốn đầu tư thấp làm cho dự án hấp dẫn hơn và ngược lại. Các dự án thường dự toán chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư thực tế là cho dự án từ chỗ có hiệu quả thành phi hiệu quả. Các đại lượng đầu ra của dự án đầu tư có thể là:. • Giá trị hiện tại thuần NPV. • Tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR. Phân tích độ nhạy của dự án cho phép cán bộ thẩm định nhận biết được những nhân tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu ra của dự án, từ đó có những chú ý đặc biệt trong việc tính toán quản lý các yếu tố này về sau. Những dự án được coi là an toàn nếu nó chịu ít ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào. Tức là nếu những nhân tố đầu vào bất định thì kết quả dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được. h) Phân tích rủi ro của dự án. Ngoài ra, cán bột hẩm định còn đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của những rủi ro đó. Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên trưởng phòng tín dụng để cùng tìm hướng giải quyết. Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là:. - Về cung cấp: sự sẵn có của nguyên nhiên liệu, của loại hàng hóa vận tải…. - Về sản xuất: thay đổi công nghệ, thiết bị, khoa học kỹ thuật, thay đổi về bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty như: mâu thuẫn nội bộ, rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với các lãnh đạo chủ chốt, tài năng của công ty. - Về cung cấp dịch vụ vận tải biển: khó khăn không tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến, mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủ cạnh tranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm,. - Rủi ro do nguyên nhân khách quan: tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: Mưa, động đất, lũ, hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo…;do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhập khẩu, đầu tư, đất đai…. i) Thẩm định về phương diện môi trường.
• Ngành nghề kinh doanh: Vận tải đường biển, xếp dỡ vật tư, thiết bị phục vụ khảo sát thi công các công trình biển, hải đảo; Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; Đại lý giao nhận vận tải hàng hoá bằng các phương tiện vận tải đường bộ và đường thuỷ; Dịch vụ sửa chữa các phương tiện thuỷ; Kinh doanh khai thác cảng biển, cảng container cảng (IDC) và kho; Khai thác hàng container chung chủ (CFS); Kinh doanh đóng mới, sửa chữa và cho thuê thiết bị mang hàng container; Đầu tư kinh doanh nhà; Dịch vụ du lịch, khách sạn. Khả năng tự chủ về tài chớnh của Công ty tương đối thấp do tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn nhỏ, tuy nhiên đây cũng là đặc thù của ngành vận tải đường biển trong giai đoạn đầu tư phát triển đội tàu trọng tải lớn đồng thời tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu từ nguồn lợi nhuận hàng năm còn chưa tương xứng với tốc độ tăng tài sản cố định.
Mặc dù nhu cầu vận chuyển lớn nhưng năng lực của đội tàu biển vận tải dầu khí của Việt Nam hiện nay chưa tương xứng, chưa đáp ứng được nhu cầu: Chủ yếu là tàu cũ, tuổi trung bình cao (khoảng trên 20 tuổi), tình trạng kỹ thuật của đội tàu thấp và lạc hậu, phần lớn không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn của các hãng dầu lớn trên thế giới như Shell, Exxon Mobile, Chevron Texaco, BP, Total… Với thực trạng như vậy, không những khó cạnh tranh trên thị trường vận tải dầu khí quốc tế mà ngay trên chính thị trường vận tải dầu khí trong nước đội tàu của Việt Nam cũng thường xuyên bị các tàu nước ngoài qua mặt. Kết cấu và việc lắp đặt các trang thiết bị trên tàu chở dầu sản phẩm tải trọng khoảng 25.000 DWT – 50.000 DWT phải tuân thủ các quy phạm phân cấp của Đăng kiểm quốc tế đồng thời phù hợp với quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép của Đăng kiểm Việt Nam 2003 mặt khác còn phải thoả mãn các công ước quốc tế về chống ô nhiễm biển do dầu (The International Convention for the Prevention of Pollution by Ship – MARPOL 73/78), an toàn sinh mạng trên biển (Safety of Life at sea 1974 – SOLAS 1974), các Nghị định thư, các điều luật bổ sung….
Tuy nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đã tương đối là đầu đủ và hoàn thiện nhưng cán bộ thẩm định cũng cần chú ý hơn ở một số mặt để đảm bảo cho tính an toàn của dự án như: phương pháp xác định tỷ suất r của dự án, nên phân tích độ nhạy của dự án theo nhiều chiều, khi đánh giá thị trường của dự án cần chú trọng vào việc đánh giá định tính sự thay đôi thất thường của nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai…. Mặc dù có sự hạn chế về kinh nghiệm, cách tiếp cận thực tế cũng như khả năng phân tích, đánh giá song em cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần năng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, dù những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong bài viết này chỉ là một phần trong hàng loạt các giải pháp đồng bộ cần được thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội.