Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thổi rửa và bơm phụt vữa xi măng nâng cao khả năng chịu tải của cọc khoan nhồi.

MỤC LỤC

Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình

An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những thi công liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;. Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình, đồng bộ với các công trình liên quan.

Các quy phạm, tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng

Các chương trình tính toán và phần mềm thiết kế áp dụng là các chương trình và các phần mềm đang được sử dụng tại Việt Nam để tính toán thiết kế cho các công trình thủy điện đã và đang triển khai tại Việt Nam. Để phù hợp với việc lập điều kiện kỹ thuật cung cấp thiết bị cho đấu thầu Quốc tế, trong phần thiết kế công nghệ đối với các thiết bị công nghệ chủ yếu ( tuabin, máy phát, biến thế, cầu trục…) đã sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế của Liên bang Nga. Các hệ thống thiết bị điều khiển, bảo vệ, rơle… sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế của các nước G7, EC.

Tiêu chuẩn kỹ thuật về cửa van và đường ống áp lực do Hiệp hội cửa van và đường ống Nhật Bản xuất bản. Tiêu chuẩn thiết kế số 7 (van, cửa van, đường ống thép) do Nha cải tạo đất Liên bang Hoa Kỳ xuất bản. Tài liệu hướng dẫn thực hiện bảo vệ thiết bị chống rỉ thiết bị cơ khí và kết cấu thép chuyên dùng, trong đó có cả đường ống áp lực và dẫn nước của các công trình thủy điện – thủy lợi bằng sơn phủ, phủ kim loại các biện pháp điện hóa, hãng lắp ráp thủy công năm 1995.

Dung sai cho phép khi chế tạo lắp ráp đường ống áp lực và tháp điều áp bằng thép của nhà máy thủy điện. Bình chịu áp lực-yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo và phương pháp thử.

Tài liệu sử dụng trong thiết kế

Sử dụng phần mềm vào thiết kế

Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT

Trong quá trình thực tập tại Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng em đã chấp hành tốt nội quy, quy định của công ty. Việc chấp hành nội quy, quy định của công ty là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên tại cơ quan; qua đó rèn luyện cho bản thân tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong và lề nối làm việc. Chấp hành sự phân công công việc của các thầy, các anh, chị trong công ty, trong xưởng thiết kế số 6- Thiết kế thủy lợi- thủy điện, có ý thức, trách nhiệm với công việc được giao, cố gắng hoàn thành công việc với khả năng của bản thân và với sự chỉ bảo, trợ giúp của các thầy, các anh, chị trong xưởng.

THU THẬP SỐ LIỆU LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VI.1. Tổng quan chung về công trình

Ngòi Nhù là nhánh cấp 1 nằm phía hữu ngạn của sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai bắt nguồn từ vùng núi có độ cao trên 2000 m của dãy Hoàng Liên Sơn, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc đổ vào sông Hồng ở xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Từ thượng lưu đến cửa sông tên gọi của sông được đổi liên tục: Phía thượng nguồn có tên là Nậm Qua tiếp đến Ngòi Diên, Ngòi Chơ và ở đoạn cuối cửa ra có tên là Ngòi Nhù. Lưu vực Ngòi Nhù phía Bắc giáp với lưu vực Ngòi Bo, phía Nam giáp với lưu vực Ngòi Hút, phía Tây giáp với lưu vực Nậm Kim và phía Đông là dòng chính sông Hồng.

Trên lưu vực sông Hồng vùng Lào Cai có khá dày trạm quan trắc Khí tượng Thủy văn nhưng trên lưu vực thủy điện Nậm Khoá 2 không có trạm khí tượng thủy văn quan trắc nào. Nếu xét trên toàn lưu vực Ngòi Nhù có một số trạm đo mưa như Dương Quỳ, Văn Bàn, Ngòi Nhù; ở các lưu vực lân cận như lưu vực sông Nậm Mu có các trạm: Mù Căng Chải cách tuyến công trình 27 km về phía Nam, trạm Than Uyên cách tuyến công trình 11 km về phía Tây. Về trạm thủy văn: Trạm Mường Mít trên suối Nậm Mít cách tuyến công trình 16 km về phía Tây, Trạm Khe Lếch cách tuyến công trình 31 km về phía Đông, Trạm Tà Thàng cách tuyến công trình 31 km về phía Đông Bắc, trạm Sa Pả cách tuyến công trình 37 km về phía Bắc.

Trong giai đoạn Lập dự án đầu tư công trình thủy điện Nậm Khoá 3 công ty Tư Vấn Đại Học Xây Dựng có tiến hành khảo sát và lập trạm đo về lưu lượng và mực nước tại vị trí cách tuyến đập Nậm Khoá 3 về thượng lưu 200 m, quan trắc từ tháng 10 năm 2006 và tiếp tục quan trắc cho phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo. Lưu vực Nậm Khoá nằm ở sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có lượng mưa thay đổi mạnh theo độ cao của địa hình và hướng gió, lượng mưa năm ở đây biến đổi khá lớn từ 2000 đến 3200 mm. Trong năm có hai mùa gió phân biệt: Gió mùa Đông từ tháng XI đến tháng IV năm sau với gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và khô, gió mùa hè hướng gió thịnh hành Tây Nam xuất hiện từ tháng V tới tháng X.

Tại trạm khí tượng Than Uyên, trạm đại biểu cho các đặc trưng khí hậu của khu vực lượng bốc hơi tương đối lớn, Lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng 3 đo được tại Than Uyên là 101 mm. Bản đồ địa hình được thành lập trong giai đoạn này là bản đồ tỷ lệ 1/1000 khoảng cao đều 1 m toàn bộ khu vực lòng hồ, khu vực công trình và đường thi công. Trong quá trình khảo sát địa chất, khu vực phía thượng lưu đập bờ trái, cách tuyến đập Nậm Khoá 2 khoảng 50m, trong phạm vi từ cao trình từ 1180-1190m, có phân bố các sản phẩm của đới sườn tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt, thành phần là sét loang lổ, màu vàng, xám trắng, ít nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng đến dẻo mềm, ngoài ra có lẫn ít mảnh vụn đá và tảng lăn đá granit.

Ngoài ra trong phạm vi khu vực của dự án, có khá nhiều các điểm lộ đá granit có thể khai thác làm cốt liệu cho bê tông và có thể tận dụng đá đào hố móng của công trình. Với tầm quan trọng như vậy em đã xin thực tập ở Công ty tư vấn Đại học Xây Dựng mà cụ thể là Xưởng thiết kế số 6 – Thiết kế thủy lợi- thủy điện trong thời gian 5 tuần. Trong thời gian thực tập tại Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng, cụ thể tại xưởng thiết kế thủy lợi – thủy điện, em đã chấp hành tốt nội quy, quy định của công ty, của xưởng thiết kế, chấp hành sự phân công công việc của các thầy, các anh, chị trong xưởng.

Có tinh thần ham học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, những gì học tập thu thập được tại xưởng thiết kế là một trong những bài học thực tế bổ ích, giúp cho em trau dồi, củng cố kiến thức đã học, giúp rèn luyện tác phong làm việc, học hỏi những tố chất cần thiết của một kỹ sư trong tương lai. Do đặc điểm các công trình thủy có sự khác biệt nhau về địa hình, địa chất, công suất, nhiệm vụ…điều kiện lợi dụng tổng hợp nguồn nước nên mỗi công trình thực tế có những khác biệt khá lớn so với những gì mà em đã được học tập, thu thập kiến thức trong quá trình học trong nhà trường. Do đó đòi hỏi người thiết kế phải có những kiến thức thực tế, khả năng tư duy, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế vào từng công trình cụ thể và đặc biệt trong ngày nay còn cần phải có trình độ vi tính vững chắc, thành thạo các phần mềm tính toán chuyên ngành, đó là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thiết kế, kiểm tra, đẩy mạnh quá trình tự động hóa thiết kế.

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các chú, các anh, chị tại xưởng thiết kế số 6 – Thủy lợi - thủy điện, em đã hoàn thành tốt đợt thực tập cán bộ kĩ thuật này.

BẢNG 2-1: CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA DỰ ÁN
BẢNG 2-1: CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA DỰ ÁN

CHUYÊN ĐỀ - TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THÁO CỦA CÔNG TRÌNH THÁO LŨ