Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng

Như trên đã phân tích, cho vay tiêu dùng có chi phí cao nhưng đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận lớn hơn nhiều trên đồng vốn bỏ ra so với các hình thức cho vay khác. Thông thường khi cho vay tiêu dùng, Ngân hàng thường có ràng buộc khách hàng phải chuyển tiền hoặc sử dụng trả lương qua tài khoản tại Ngân hàng … Tuy nhiên, khách hàng cũng có xu hướng sử dụng kèm các dịch vụ Ngân hàng cá nhân tại Ngân hàng mình đã có quan hệ tín dụng. Đối với nhà sản xuất: Tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua hàng hoá nhiều hơn và nhanh hơn là đã giúp nhà sản xuất bán được sản phẩm, quay vòng vốn nhanh hơn, mở rộng sản xuất, do đó lợi nhuận cũng tăng lên.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

  • Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

    • Các yếu tố nội lực của Ngân hàng: Bao gồm: vốn tự có và khả năng phát triển vốn tự có, trình độ công nghệ, năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên, hệ thống mạng lưới phân phối, số lượng các phòng ban cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban vào hoạt động chung của ngân hàng. Kết quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu cấu trúc thị trường và hành vi của các ngân hàng trên thị trường, nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.) nhằm có thể chủ động đưa ra một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả. Việc phân tích mô hình SWOT giúp Ngân hàng có thể nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện cả 4 yếu tố trên thị trường, từ đó biết cách phối hợp giữa những thuận lợi của ngân hàng và những cơ hội kinh doanh cũng như có chiến lược chuyển đổi thách thức thành cơ hội mới, những khó khăn trở thành những thuận lợi của ngân hàng.

    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

    THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NHTMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM

    • Qui trình tín dụng tiêu dùng 1. Tiến trình thực hiện
      • Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Techcombank
        • Một số đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Techcombank

          Hiện nay, Techcombank đã triển khai thành công công nghệ quản lý Ngân hàng hiện đại Globus, là hệ thống công nghệ hiện đại cho phép Techcombank có thể nhận biết được trạng thái và mức độ rủi ro tức thời, để đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Do tầm quan trọng của nội dung thẩm định này đối với hoạt động kiểm soát rủi ro nên không chỉ chuyên viên khách hàng phải thực hiện thẩm định trong bước 1 mà chuyên viên tín dụng - quản lý rủi ro tín dụng cũng phải phối hợp với chuyên viên khách hàng để kiểm tra, định giá và thẩm định tài sản đảm bảo trong bước 2. Nếu hồ sơ chưa được phê duyệt do có một khâu nào đó trong quá trình thẩm định chưa hợp lý, chuyên viên khách hàng và chuyên viên phòng tín dụng - quản lý rủi ro tín dụng sẽ phối hợp để kiểm tra và thẩm định lại (quay lại bước 2).

          Theo dừi quản lý khoản vay và khỏch hàng bao gồm việc nhắc nhở khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn, cập nhật các thông tin về khách hàng như: kiểm tra nhân thân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra khả năng trả nợ, kiểm tra tài sản đảm bảo. Khi phân tích thực trạng Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Techcombank, chúng ta sẽ xem xét các tiêu chí dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu dùng để phân tích khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đã đề cập tại chương I, bao gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng và nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Để có được cái nhìn tổng thể về vị trí của ngân hàng Techcombank so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, một số chỉ tiêu sẽ được phân tích trong tương quan so sánh với ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội và ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) chi nhánh Hà Nội.

          Sản phẩm ô tô xịn tuy mới chỉ chiếm 15,45% trong tổng dư nợ nhưng với những chính sách cho phép nhập khẩu ô tô cũ, chính sách giảm giá mạnh để cạnh tranh của các hãng xe cũng như xu hướng sử dụng ô tô của người dân thành thị, sản phẩm này chắc chắn sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh trong thời gian tới. Sản phẩm cho vay cầm cố bằng sổ tín dụng cũng đạt được tỉ trọng dư nợ cao và số hợp đồng khá lớn (khoảng hơn 160 hợp đồng năm 2005) Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí của Hội sở Ngân hàng Techcombank nằm ngay trong khu vực buôn bán sầm uất của quận Hoàn Kiếm, nhu cầu cần tiền gấp để sử dụng của bà con tiểu thương rất cao. Trong năm 2005, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại trên thị trường Hà Nội đạt khoảng 1.053 tỷ đồng (số ước tính), với sự tham gia của các ngân hàng như khối ngân hàng thương mại cổ phần (ACB, Sacombank, Habubank, VIB, VP…), khối ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng đầu tư, ngân hàng Ngoại thương…) và các ngân hàng liên doanh nước ngoài.

          Thứ năm: Tuy Ngân hàng đã rất cố gắng trong việc tạo ra nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, nhưng hệ thống các sản phẩm này vẫn chưa thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, chưa tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) hay Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Từ vị thế một ngân hàng triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng khá mới mẻ ở Việt Nam, ngày nay Techcombank đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ lớn như ACB, Sacombank, VP Bank, VIB Bank… cũng như các công ty tài chính khác. Về vi mô, thu nhập bình quân đầu người của nước ta đang tăng rất nhanh (đạt mức 600$/người/năm – theo số liệu của Tổng cục thống kê), thị trường bán lẻ hàng hoá đạt mức tăng trưởng 25%/năm hứa hẹn tiềm năng cho các sản phẩm kinh doanh hệ thống đại lý.

          Bảng 6: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Hội sở Techcombank
          Bảng 6: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Hội sở Techcombank

          ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI

            Điều này cũng phần nào chứng tỏ sự thay đổi trong nhận thức về tiêu dùng của phần đông người dân, mức sống càng cao thì chi tiêu cho tiêu dùng càng tăng, nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng càng nhiều và đa dạng. Techcombank đẩy mạnh chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng trọng điểm của đất nước nhằm tiếp tục mở rộng nền tăng khách hàng dân cư và doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuẩn bị cho các bước phát triển lớn đã được đề ra trong chiến lược. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, phát triển các dịch vụ nguồn vốn và giao dịch tiền tệ đa dạng, ưu tiên mở rộng hoạt động và thu hút khách hàng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

            Lấy hệ thống thông tin quản trị (MIS) làm trung tâm để nâng cao chất lượng hoạt động mọi mặt, nắm bắt nhu cầu và độ hài lòng của khách hàng qua việc xây dựng các kênh đo lường và phân tích ý kiến khách hàng (CRM), tiêu chuẩn hóa qui trình hoạt động và dịch vụ khách hàng. Đây là một nhân tố cạnh tranh vô cùng quan trọng đối với ngân hàng do cho vay tiêu dùng rất ít co giãn về giá, khách hàng lựa chọn Ngân hàng để vay chủ yếu dựa vào uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ và các mối quan hệ bền vững trước đó. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

            Thứ tư, về chính sách khách hàng: Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt. Thứ năm, về chính sách thị trường: Mở rộng thị trường hoạt động thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước trong đó chú trọng vào các thành phố lớn và vùng phụ cận Thứ sáu, về chính sách sản phẩm, Ngân hàng đang cố gắng hoàn thiện và mở rộng tuyến sản phẩm hiện tại. • Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hoá thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

            • Tiếp tục mở rộng tuyến sản phẩm, dịch vụ hiện có nhằm củng cố vị trí của Ngân hàng trong các thị trường mục tiêu hiện tại, đáp ứng tốt hơn với điều kiện cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng thị trường hoạt động mục tiêu.