Đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMCP Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội

Trong chính sách cho vay, MSB không quy định mức cho vay cụ thể mà giao quyền cho giám đốc các chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng vốn của ngân hàng và theo quy định của pháp luật. Trước hết, lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung - cầu trên thị trường vốn, mức độ rủi ro của khoản vay, chi phí quản lý kinh doanh và mức độ lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

Bảng 7: Cho vay dự án theo loại hình cho vay tại MSB Hà Nội
Bảng 7: Cho vay dự án theo loại hình cho vay tại MSB Hà Nội

Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành thép tại MSB Chi nhánh Hà Nội

Với rủi ro về mặt kĩ thuật, giải pháp giảm thiểu là thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án: xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, phương thức vận chuyển, khả năng tiếp nhận, giá cả, quy luật biến động của giá cả nguyên vật liệu, yêu cầu về dự trữ nguyên vật liệu…. - Tổ chức quản lý điều hành: Thực hiện thẩm định dự án tuân theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định. Căn cứ theo Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp, quy trình thẩm định dự án đầu tư thép tại chi nhánh Hà Nội bao gồm 5 bước cơ bản, trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của Maritime Bank.

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ đánh giá ban đầu về hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn của Khách hàng đến đánh giá chi tiết từng nội dung thẩm định, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Trong trường hợp Khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay, Chi nhánh sẽ tiến hành công tác định giá tài sản đảm bảo, thu hồi tài sản đảm bảo trên cơ sở giá trị khoản vay nhằm giảm thiểu được những tổn thất do Chi nhánh không thu hồi đủ nợ vay từ Khách hàng.

Bảng 10: Mẫu bảng phân tích dòng tiền của dự án của MSB Hà Nội
Bảng 10: Mẫu bảng phân tích dòng tiền của dự án của MSB Hà Nội

Ví dụ minh họa về thẩm định dự án “Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát” tại Maritime Bank Hà Nội

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát là Công ty con trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát và được thành lập với mục đích để đầu tư và khai thác 02 dự án là Dự án Khu liên hợp gang thép và Hòa Phát và Dự án nhà máy sản xuất thép tấm Kinh Môn, dự kiến Công ty sẽ tiến hành sáp nhập Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn trong tháng 12/2008. Nhìn chung trong suốt thời gian qua, do hạn chế vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ trong nước còn nhỏ bé, ngành thép VN tuy đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao nhưng mới chỉ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm thép xây dựng từ khâu thép phế → phôi → thép thành phẩm để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Xuất phát từ thực trạng của Ngành, Tập đoàn Hoà Phát đã lựa chọn hình thức đầu tư Khu Liên hợp gang thép Hoà Phát với dây chuyền công nghệ xuất phát từ nguồn nguyên liệu chính là quặng sắt, qua các bước tinh chế và làm giàu quặng sẽ cho ra sản phẩm là gang lỏng  phôi thép, giai đoạn I của dự án sẽ sản xuất ra thép xây dựng và khi giai đoạn I đã đi vào vận hành ổn định Chủ đầu tư sẽ tiếp tục triển khai gia đoạn II của dự án là sản suất thép tấm (thép chất lượng cao).

Một số lò cao (400m3-500m3) mới xây dựng được áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn, nhưng vẫn thuộc loại nhỏ, chỉ phù hợp với điều kiện cung cấp nguyên liệu của các mỏ quặng nhỏ ở miền Bắc và với thực trạng công nghệ ngành thép Việt Nam hiện nay và năng lực tài chính của doanh nghiệp trong nước thì việc lựa chọn công nghệ của CTy CP Thép Hòa Phát là phù hợp. Tuy nhiên xét trên quy mô của Tập đoàn Hòa Phát cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tổ chức thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thép của Tập đoàn Hòa Phát thì Phòng QHKH 1 đánh giá khả năng tổ chức, quản lý thực hiện dự án lần này của Công ty là tương đối tốt và hoàn toàn đảm bảo yêu cầu, tiến độ đầu tư của Dự án.

Bảng 12 : Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng
Bảng 12 : Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng

Phương thức trả nợ gốc, lãi

Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép tại Maritime Bank Hà Nội

Một số phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, tổng quát chưa được áp dụng như phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất…Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định lại chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lưọng, chi phí…mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm. Mặc dù Maritime Bank đã có chính sách đầu tư dự án đúng đắn, tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN, phù hợp với tình hình môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của mình, tuy nhiên, chính sách này vẫn còn hạn chế ở khâu thẩm định và khâu tiếp xúc khách hàng, đó là vấn đề thu thập thông tin không đầy đủ cung cấp cho bộ phận khách hàng, thậm chí phải tiếp xúc với khách hàng gây phiền hà, tạo tâm lý khó chịu cho khách hàng. Số lượng cán bộ thẩm định của Chi nhánh khá mỏng (chỉ có 3 cán bộ thường xuyên phụ trách mảng thẩm định) nên cường độ làm việc của cán bộ tín dụng thời gian qua khá căng thẳng, do sức ép về thời gian nên cán bộ tín dụng mới chỉ thẩm định những chỉ tiêu và phương pháp cơ bản nhất phù hợp với dự án mà không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả nội dung.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ SẢN XUÂT THÉP TẠI NGÂN HÀNG

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép 1. Giải pháp về nội dung thẩm định

Và để công tác thẩm định có tính thực tiễn cao cũng như có thể giảm thiểu khả năng rủi ro thì cán bộ thẩm định cần tìm hiểu, đánh giá thực tế không chỉ khách hàng vay vốn (như tình. hình tài chính, thị phần..) và tìm hiểu thêm tư cách đạo đức, tiếng tăm, uy tín trên thị trường của đội ngủ lảnh đạo và nhân viên… thậm chí còn có thể bám sát, xem xét văn hóa công ty và ảnh hưởng của dự án đầu tư đối với uy tín và văn hóa công ty. - Xây dựng chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý: Cần có chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với các sinh viên giỏi mới ra trường thuộc khối ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính, đầu tư… Trong công tác tuyển dụng cán bộ cần chọn được người đáp ứng được yêu cầu công việc, tối thiểu phải đáp ứng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan và thành thạo Tiếng anh cũng như vi tính, tuổi đời bình quân phù hợp với từng vị trí tuyển dụng, việc lựa chọn tốt sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt chi phí đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Do đó, MSB Hà Nội cần nâng cao chất lượng công nghệ như trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho bộ phận thực hiện công tác cho vay dự án, đảm bảo mỗi cán bộ đều có máy tính để chủ động hơn trong công việc, đào tạo cán bộ, nghiên cứu hoặc đặt mua những chương trình phần mềm chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ thẩm định dự án, phân tích tài chính, mở rộng quan hệ với các ngân hàng trong hệ thống nhằm mở rộng phạm vi thu thập thông tin.

Kiến nghị

Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư, mà quan trọng hơn là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: ban hành các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho các NHTM, các tổ chức tín dụng…. Nhà nước cũng cần quy định rừ cỏc biện phỏp chế tài biện phỏp xử lý nghiờn trọng các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả … để đưa các donh nghiệp hoạt động kinh doanh lành mạnh nhằm nâng cao pháp chế XHCN. Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp thông qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), bao gồm thông tin về: khả nằng tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các NHTM, với các tổ chức khác… Bên cạnh đó, NHNN phải thường xuyên cập nhật những thông tin chỉ đạo từ các cơ quan quản lí Nhà nước về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, vùng, khu vực trong từng thời kì để phổ biến kịp thời cho các NHTM.