Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào hạ tầng cấp nước đô thị ở Việt Nam đến năm 2015

MỤC LỤC

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị

Như vậy, xét theo bản chất có thể chia hoạt động đầu tư trong nền kinh tế ra làm 3 loại : Đầu tư tài chính ( là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người bỏ tiền ra để cho vay hay mua bán các chứng chỉ có gia mà không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế). Trong đó, đầu tư phát triển tài sản vật chất là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ tiền và tài sản để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên việc làm, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Từ những khái niệm về đầu tư phát triển ở trên thì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là bỏ ra một lượng tiền vào việc tạo mới hay tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện kỹ thuật, phương tiện, thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hình thức đầu tư cho việc khôi phục, nâng cấp, bảo dưỡng hay xây dựng mới các nhà máy nước, hệ thống đường ống và năng lực cấp nước cho người dân nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân ở khu vực đô thị. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở đây đầu tư để duy trì năng lực hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nước, đầu tư mở rộng mạng lưới cung cấp, đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, đầu tư tạo nguồn nước đảm bảo chất lượng cung cấp nước…do vậy cần phải đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Như chúng ta đã biết, trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng thì vốn đầu tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì các dự án, các công trình cấp nước đô thị đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, hơn nữa việc cải tạo, nâng cấp, khôi phục các công trình là thường xuyên, liên tục cho nên yêu cầu về vốn luôn được đặt lên hàng đầu với các chủ thể đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước là tất cả các khoản Ngân sách dùng để làm tăng thêm tài sản quốc gia, đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì đó là các khoản đầu tư cho việc xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các nhà máy nước sạch và các hệ thống đường ống dẫn nước…. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn..tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế.

Sự cần thiết của đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị

Trong năm 2005, trong số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì 30% nguồn vốn Ngân sách và gần 40% vốn ODA còn lại là một lượng lớn nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, như vậy trên thực tế cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã thu hút được toàn xã hội tham gia. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thường là vốn Ngân sách nhà nước, còn cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn thì thường được huy động từ người dân, người dân ở khu vực thành thị thường không phải đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước mà họ chỉ việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng, người dân ở khu vực nông thôn ngoài việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng phải bỏ ra tiền bạc, công sức để xây dựng. Từ thực tế cho thấy, trước kia các cơ quan Nhà nước cung cấp và quản lý cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thường là độc quyền, thiếu sự công khai và chỉ chịu trách nhiệm trước chính quyền và bộ máy hành chính chứ không phải trực tiếp trước người dân, những người sử dụng hay khách hàng.

Khi tư nhân tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị và cung cấp dịch vụ nước sạch đô thị cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, một yêu cầu đặt ra là làm cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn, khi kinh tế tư nhân tham gia vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có thể hoạt động tích cực, hiệu quả hơn. Đứng trước nhu cầu ngày càng gia tăng về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc hạn chế về Ngân sách và Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi ( ODA) đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn cung cấp dịch vụ đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị như kế hoạch và đạt được các mục tiêu đề ra, không còn nghi ngờ gì nữa, sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị sẽ là một phần quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng và cơ sở hạ tầng cấp nước nói riêng. Đồng thời với sự tham gia của đầu tư tư nhân sẽ mang lại một số lượng việc làm nhất định cho xã hội nhằm phục vụ cho việc xây dựng nhà mấy mới cũng như nâng cấp các nhà máy cũ, ngòai ra nó còn mang lại việc làm cho số nhân công trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư.

Một tác dụng nữa của đầu tư tư nhân trong cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đó là nó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành phụ trợ cho nó, ví dụ như chế tạo ống dẫn, xây dựng..và như thế thì càng thu hút thêm lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Muốn đưa ra các biện pháp nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, tiếp theo ta xem xét thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nói chung và thực trạng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng.