Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Vĩnh Long từ 2002-2004

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIỚI THIỆU

  • Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

    Những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng là: huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả. Vĩnh Long, một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu,..thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế ổn định. Trong đề tài này tác giả đã đánh giá: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng đạt kết quả khá tốt từ năm 2002-2004, khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều, song song đó là sự tăng lên về lãi suất của các kỳ hạn tiền gửi đã thu hút lượng đông đảo khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

    Hiệu quả tín dụng được định nghĩa là hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đạt kết quả tốt về gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ được duy trì ở mức tăng trưởng và ổn định, trong đó nợ quá hạn, nợ xấu chiếm một tỷ lệ chấp nhận được, đảm bảo thu nhập, lợi nhuận, giữ thế đứng vững trong khi cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng.[2, tr.105]. NHN0 & PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long có tất cả 8 chi nhánh trực thuộc, bao gồm 6 chi nhánh cấp II ở các huyện, đó là: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh và 2 chi nhánh cấp II là Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Vĩnh Long và Ngân Hàng Nông nghiệp Chi nhánh Long Châu trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long. Một trong hai chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long, trụ sở đặt tại số 14 Hùng Vương, Phường 1, Thị xã Vĩnh Long, được thành lập theo số 14/QĐNH – TCCB ngày 01 tháng 05 năm 1995 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Long Châu.

    - Tổ chức hoạt động theo quy chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với nhiệm vụ huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ dân cư…cho vay vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ…thu, chi tiền mặt và các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh giao. Trong từng khu vực phụ trách của mình, mỗi nhân viên sẽ thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng, giải quyết cho vay vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, giải quyết cho vay ưu đãi với nông dân, thực hiện thẩm định các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để thông qua đó làm cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP

    • KẾT LUẬN

      Hoàn thiện hệ thống thanh toán của Ngân hàng bằng cách trang bị máy móc, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để - Ưu tiên đối với những khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, ngoài việc khuyến khích bằng lãi suất cần phải khuyến khích thêm bằng những hình thức vật chất khác như: xổ số trúng thưởng, khuyến mãi,. Vì đây cũng là địa bàn quá rộng nên ngân hàng cần quảng cáo cho ngân hàng mình về quy mô, lãi suất huy động, các hình thức khuyến mãi, các sản phẩm mới tiện ích (thẻ ATM)… bằng các phương tiện thông tin đại chúng nhất là qua tivi và radio. Hiện nay Chi nhánh đang cố gắng thực hiện những thủ tục đơn giản nhất: khách hàng đến vay vốn được cán bộ tín dụng viết hộ hồ sơ và sau đó đem đến phòng tài nguyên xác nhận thế chấp và xác nhận của chính quyền địa phương, khi xong thủ tục đem về lại ngân hàng để được giải ngân.

      - Bên cạnh việc tăng của tiền gửi từ phát hành giấy tờ có giá thì ngân hàng nên đa dạng thêm các hình thức khác như: phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu… Vì chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, tính thanh khoản cao hơn trái phiếu, có thể cho tặng, chuyển nhượng. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các món vay, theo dừi sỏt sao tỡnh hỡnh sử dụng vốn vay, trả nợ và đồng thời tất cả cỏc món vay đều phải nằm trong tầm kiểm soát của từng chi nhánh và từng cán bộ tín dụng. - Phải chủ động trong việc phân tích nợ, nhất là nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi thích hợp, đồng thời cũng cần phải tăng cường chú trọng đến việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, bởi vì khi thu nợ rủi ro thì toàn bộ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập của đơn vị.

      - Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. Qua phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, ta biết nhu cầu về vốn như hiện nay là rất lớn nên Ngân hàng đã không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm chủ động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tóm lại ba năm qua Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu đáng chú ý: nguồn vốn huy động tăng đều và mạnh, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ có sự tăng trưởng và ổn định, dư nợ xấu đạt chỉ tiêu đề ra, thấp hơn 1%.

      & Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, kết hợp với thái độ phục vụ của các nhân viên Ngân hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về ngân hàng. & Tăng cường và mở rộng các biện pháp tuyên truyền và quãng cáo trên các báo đài gần gũi với dân địa phương, tổ chức các cuộc hội nghị đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp trong Tỉnh để giới thiệu quy chế cho vay và những sản phẩm dịch vụ mới, đồng thời tổ chức điều tra theo dừi thu nhập của từng thành phần kinh tế để có biện pháp huy động thích hợp và hiệu quả. & Trong khâu kiểm tra, thẩm định hồ sơ của khách hàng vay tiền phải tiến hành một cách cẩn thận và chính xác nhằm tránh hành vi lừa đảo, sử dụng không đúng mục đích để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng tới mức thấp nhất.

      & Trước, trong và sau qui trình cho vay Ngân hàng phải thường xuyên theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt tài sản đảm bảo nợ vay, đỏnh giỏ mức độ hao mũn để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá hạn chế rủi ro có thể xảy ra. & Quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất, khu công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với nền kinh tế của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và Ngân hàng đầu tư có trọng điểm và kịp thời để nền kinh tế của tỉnh sớm thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu, nghèo nàn để phát triển đi lên. & Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước, ..) cho các khu công nghiệp, vùng chuyên canh để khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh mạnh dạn đầu tư và phát triển kinh tế với những chính sách hỗ trợ về lãi suất, thuế, chuyển giao công nghệ.