Phân tích hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Hội nghị - hội thảo

Về phía NH, họ cho rằng việc không mạnh dạn cho DN vay vốn là vì sự rủi ro còn tương đối cao khi cho các DN vay, vì các DN không có sự minh bạch trong quản lý DN, thông tin không được công bố chính xác, và uy tín đối với NH chưa cao. Dựa vào những nhận định của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính về vấn đề cung - cầu tín dụng DNTN và những ý kiến thực tế từ hai phía NH và DN về vấn đề này; tôi đưa ra vấn đề cần nghiên cứu của bản thân (lý thuyết nghiên cứu) đó là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng của NH cho DNTN, trên cơ sở đó thiết lập hàm cung tín dụng cho các NH trên địa bàn TP.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu từ các tài liệu tham khảo: dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ các bài viết, các bài nghiện cứu trước đây về vấn đề cung - cầu tín dụng của doanh nghiệp tư nhân, về hệ thống ngân hàng Việt Nam để tìm hiểu về tổng quan hệ thống Ngân hàng và các luận cứ để xây dựng đề tài. Các ngân hàng này thường có qui mô nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng quốc doanh, nhìn chung, số vốn pháp định cùa các ngân hàng này vào khoảng từ 500 đến 1500 tỷ đồng Việt Nam, nhưng hiện nay những ngân hàng này ngày càng chứng tỏ khả năng kinh doanh linh hoạt, năng động và sáng tạo trong thời đại hội nhập mới và ngày càng khẳng định vai trò quan trong của nó trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Bảng 4.1. Hệ thống ngân hàng quốc doanh của Việt Nam
Bảng 4.1. Hệ thống ngân hàng quốc doanh của Việt Nam

Thực trạng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ qua 2 năm 2005 - 2006

Như vậy, với các số liệu thực tế từ NHNNVN chi nhánh Cần Thơ, cũng như những ý kiến thu nhận được trong quá trình trao đổi với các ngân hàng khi đến phỏng vấn, tôi nhận thấy: Ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến nhóm khách hàng là Doanh nghiệp tư nhân, và mong muốn có mối quan hệ tốt với nhóm này. Nhiều chuyên gia đã nhận định hiện nay số lượng doanh nghiệp đặng ký kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ ngày càng nhiều và lĩnh vực kinh doanh được lưa chọn nhiều nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ; bởi vì đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi ít vốn đầu tư ban đầu và không cần phải có số vốn lưu động qua cao. Lựa chọn hình thức kinh doanh này phù hợp với số vốn ban đầu tương đối ít của nhà kinh doanh, bên cạnh đó, việc vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cũng tương đối dễ dàng hơn, do đó ngày càng nhiều DN tham gia kinh doanh trên lĩnh vực này, và từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn càng nhiều.

Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập các số liệu về khả năng thanh toán của DN khi làm thủ tục xin vay, mức độ tín nhiệm của NH đối với doanh nghiệp khi cho vay, và những nhân tố định lượng khác đóng vai trò thiết yếu trong một hợp đồng tín dụng đó là: Số tiền DN mong muốn vay, Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu, doanh thu và cuối cùng yếu tố thể hiện quyết định cho vay của NH là tổng số tiền NH giải ngân cho Doanh nghiệp.

Bảng 4.3. Dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế của hệ thống ngân hàng TP. Cần Thơ 2005 - 2006 ST
Bảng 4.3. Dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế của hệ thống ngân hàng TP. Cần Thơ 2005 - 2006 ST

Một số nguyên nhân làm cho Ngân Hàng không (hoặc không thể) cho các Doanh Nghiệp vay

Theo một số điều tra cho biết, DN có rất nhiều kênh huy động vốn bên cạnh kênh huy động NH, đó là vay bạn bè, người thân; vay theo hình thức mua TSCĐ từ các công ty tài chính; vay các chương trình tín dụng của các tổ chức, chính phủ nước ngoài..do đó, DN ngày nay có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm đối tác để huy động vốn. Nhiều DN có thói quen vay nhiều nguồn trong đó có nhiều DN vì muốn vay được mức tối đa mà nộp đơn vào nhiều NH, làm sai giấy tờ theo yêu cầu pháp luật, kinh doanhsai mặt hàng..Chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên khá nhiều DN dù muốn nhưng cũng không huy động vốn từ phía NH được. - Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như trình độ, năng lực quản lý của bộ máy quản lý DN còn yếu kém; phương án sử dụng vốn hoặc phương án kinh doanh không đủ hiệu quả để NH có thể cho vay; năng lực tài chính của DN không lành mạnh; không minh bạch trong chế độ kết toán, kiểm toán; DN không tạo được mối liên hệ thường xuyên với NH (nay vay NH này, mai lại vay NH khác).

- Trình độ của cán bộ tín dụng chưa đồng bộ, nên có nhiều ý kiến khác nhau về các hợp đồng hoặc dự án kinh doanh của DN, dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau về việc cho vay hay không cho vay 1 KH làm cho nhà quản trị không đưa ra được quyết định kị thời, kéo dài thời gian xem xét hợp đồng tín dụng.

Một số giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DN và NH

Ngoài những yếu tố được liệt kê trong bảng còn có nhiều tiêu chí quan trọng khác đó là: các tỷ số lợi nhuận (ROE,ROA.); nguồn để trả nợ; thị trường đầu vào đầu ra của nguyên liệu, sản phẩm; kế hoạch phân phối, buôn bán sản phẩm; khả năng thu xếp vốn;. Thực hiện đúng và minh bạch các chế độ về tài chính kế toán, hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật quy định..Những việc làm này giúp DNTN khẳng định được uy tín của mình đối với các NHTM, một mặt giúp cho kinh tế tư nhân dễ dàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng mặt khác còn tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tồn tại và phát triển một cách bền vững. Để rút ngăắ khoảng cách giữa NH và DN, bản thân NH cũng cần phải tìm đối tác cho mình, khụng phải chỉ ngồi đợi KH đến gừ cửa, mà cần phải tỡm ra nhu cầu tiềm ẩn của KH, gợi lên cho họ những nhu cầu mới, từ đó tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Với những giải pháp cho cả hai phía,khoảng cách mối quan hệ giữa họ sẽ được rút ngắn lại, DN và NH gặp nhau sẽ đem đến lợi ích cho cả 2 bên: DN có vốn để kinh doanh, sản xuất và tái sản xuất còn NH thì thu được lợi nhuận.

Bảng 5.12 Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá KH của NH
Bảng 5.12 Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá KH của NH

Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho DNTN trên địa bàn TP. Cần Thơ

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay Doanh Nghiệp Tư Nhân của các Ngân Hàng

NH vì mục tiêu lợi nhuận nên chỉ quyết định cho DN vay nếu vốn chủ sở hữu của họ đủ để đảm bảo cho những rủi ro NH có thể gặp phải, bởi vì vốn chủ sở hữu giúp đảm bảo cho NH nhận thấy được việc kinh doanh, mua bán hay đầu tư của DN một phần được tiến hành bằng nguồn vốn của họ, nên việc đóng góp VCSH vào dự án đó sẽ buộc DN có những quyết định hợp lý để đem về lợi nhuận cho họ cũng như giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, từ đó góp phần đem lại lợi nhuận hoặc hạn chế rủI ro cho NH. Vì mục đích kinh doanh của NH là lợi nhuận, nên họ thường cân nhắc rất kỹ nếu phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận; theo những nghiên cứu khác và theo ý kiến của phía NH thì việc cho DNTN vay hiện nay còn rất nhiều rủi ro, vì vậy NH thường có sự đối xử phân biệt giữa các DN có được sự đảm bảo vững chắc, mà những sự đảm bảo thể hiện là các bảo lãnh đối với DNNN và những yếu tố thể hiện sự vững mạnh về tài chính của DN như: tổng tài sản, vốn chủ và cả doanh thu thu được. Tóm lại, ta có thể kết luận rằng 93% sự biến động của các yếu tố như: Loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; số tiền họ muốn vay, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và doanh thu của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến lượng tiền thực tế doanh nghiệp nhận được khi đi vay ngân hàng.

Để giải quyết mâu thuẫn tôi đã tiến hành một cuộc nghiên cứu nhỏ nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH, từ đó xây dụng nên một mô hình cung ứng tín dụng cho DN tư nhân của hệ thống NH đặc biệt là trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Bảng 5.14 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền NH cho DN vay
Bảng 5.14 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền NH cho DN vay

Kiến nghị

- Xây dụng được một hàm cung ứng tín dụng với biến số tiền NH thực cho vay DN được giải thích bởi các biến: số tiền DN muốn vay, tổng tài sản, vốn chủ, doanh thu và loại hình doanh nghiệp. Qua đó, tôi đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến số tiền DN được vay. - Tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DN và NH trong mối quan hệ cung - cầu tín dụng.

Nhìn chung, với kết quả nghiên cứu được có thể giúp đỡ một phần cho các nhà nghiên cứu khác nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này; các NH và DN có thể dựa vào nghiên cứu này để có chiếc lược phù hợp cho việ kinh doanh chủa họ.