MỤC LỤC
Đánh giá sự xung đột về lợi ích, KTV xem xét các yếu tố như: kế toán cho khách hàng, nhận quà biếu của khách hàng, kiểm toán khách hàng lâu năm, có quan hệ họ hàng hoặc thân nhân với khách hàng, có kiện tụng hoặc liên quan tài chính với khách hàng hoặc cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng ví dụ dịch vụ lương, thuế và các dịch vụ tư vấn khác. Trong bước này, khi đã có được những hiểu biết ban đầu về khách hàng, KTV đánh giá các khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. Khi tìm hiểu về khách hàng, KTV cần thu thập các hiểu biết về môi trường bên trong và bên ngoài của đơn vi (như bản chất của khách hàng, mục tiêu, đặc điểm về ngành nghề), hiểu biết về các bên có liên quan, sau đó hiểu biết và đánh giá về hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, hệ thống các hoạt động kiểm soát, giám sát quá trình kiểm soát, quy trình tự đánh giá rủi ro).
KTV có được các thông tin cơ bản về khách hàng bằng nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến là trao đổi với KTV tiền nhiệm, những KTV khác đã từng kiểm toán cho khách hàng trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc trao đổi trực tiếp với ban giám đốc, nhân viên của khách hàng. Để đánh giá về hệ thống KSNB, KTV tiến hành lập bảng đánh giá về mức độ của các tiêu chí như: triết lý kinh doanh và phong cách điều hành, sơ đồ tổ chức, quyền hạn và phân nhiệm, chính sách nhân sự và thực hiện chính sách, BCTC ra bên ngoài, báo cáo quản trị nội bộ, tuân thủ các yêu cầu từ các tổ chức bên ngoài …. Khi họp nhóm, các nội dung chính cần thảo luận bao gồm: hoạt động chính của khách hàng, quá trình phát triển kinh doanh trong kỳ, những vấn đề lưu ý từ năm trước (khách hàng cũ), hoạt động kinh doanh hiện tại, những vấn đề có tính chất thường xuyên, báo cáo năm trước của khách hàng và mẫu biểu báo cáo dự thảo của năm nay, các vị trí chủ chốt của khách hàng, phong cách lãnh đạo, áp dụng các chính sách kế toán mới.
Một số biện pháp ngăn ngừa khác có thể bao gồm như: nhấn mạnh sự cần thiết của thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp; thay đổi về nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục; thực hiện riêng thử nghiệm cơ bản hoặc kết hợp thử nghiệm kiểm soát với thử nghiệm cơ bản; mở rộng phạm vi soát xét của thành viên Ban điều hành hoặc áp dụng soát xét đảm bảo. Nếu rủi ro liên quan đến cơ sở dẫn liệu, KTV phải bắt đầu từ việc nghiên cứu báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán, ghi chép lại và xác định những rủi ro ở mức độ cơ sở dẫn liệu thuộc rủi ro trọng yếu hoặc rủi ro mà nếu chỉ áp dụng riêng các thủ tục chi tiết là không đủ hoặc không thuộc cả hai loại trên. Nếu PCA thấy sự kiện này có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC đã phát hành thì cần thảo luận với khách hàng về việc phát hành lại báo cáo và giúp khách hàng có những hành động kịp thời để ngăn ngừa những người sử dụng BCTC đưa ra quyết định không chính xác.
D3.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng kiểm toán D3.2 Hợp đồng kiểm toán D4 Hiểu biết về khách hàng. D4.1 Họp thảo luận nhóm kiểm toán D4.5 Đánh giá môi trường kiểm soát D4.2 Hiểu biết về khách hàng D4.6 Tài liệu hệ thống. D6.1 Kế hoạch nội bộ D6.4 Cân nhắc trong việc lập kế hoạch kiểm toán tập đoàn.
D6.2 Chi phí và ngấn sách cho kiểm toán D6.5 Các xác nhận quan trọng D6.3 Kế hoạch gửi khách hàng. Hồ sơ năm lưu trữ các thông tin về khách hàng chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán một năm tài chính bao gồm các thông tin từ E100 đến E370. Hồ sơ kiểm toán là tài sản của Công ty vì vậy tất cả các nhân viên đều không được giữ hồ sơ riêng mà chưa được phép của ban giám đốc và đều phải đảm bảo tính bí mật, an toàn, không được tiết lộ những thông tin về đơn vị được kiểm toán.
Chính vì vậy mà chuẩn mực này được soạn thảo với mục đích cho phép những người chịu trách nhiệm kiểm toán có thể bảo đảm rằng: nhân viên cụng ty hiểu đỳng đắn và rừ ràng, thi hành nghiờm chỉnh cũng như tuõn thủ nghiêm ngặt những chính sách này tại mọi thời điểm. Khi bắt đầu cuộc kiểm toán, nhà quản lý có thể đánh giá rằng việc soát xét đảm bảo là không cần thiết, tuy vậy, cũng cần lưu ý về khả năng có thể xảy ra các thay đổi trong quá trình kiểm toán làm cho việc soát xét đảm bảo trở nên cần thiết. Thủ tục soát xét đảm bảo thường bao gồm thảo luận với người phụ trách cuộc kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính hoặc các thông tin khác và đặc biệt là xem xét xem dự thảo báo cáo kiểm toán có phù hợp hay không.
Ngoài ra, người soát xét đảm bảo trong cuộc kiểm toán các công ty niêm yết hoặc các tổ chức đặc thù khác nên là các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và thẩm quyền để đảm nhiệm vai trò của một người phụ trách cuộc kiểm toán các đơn vị tương đương. Nếu không thể đảm bảo tính khách quan của việc tư vấn thì cần lựa chọn một cá nhân có đủ khả năng trong hoặc ngoài đơn vị để đảm nhiệm vai trò người soát xét đảm bảo hoặc người tư vấn cho cuộc kiểm toán. Đối với khía đầu tiên người phụ trách kiểm soát chất lượng thực hiện soát xét hệ thống các vấn đề nêu trên mỗi năm một lần nhằm đảm bảo rằng chúng phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty kiểm toán.
Trong trường hợp việc soát xét chỉ ra rằng báo cáo kiểm toán của công ty phát hành là không phù hợp (ví dụ: thiếu những bằng chứng kiểm toán trọng yếu hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc báo cáo tài chính của khách hàng bị sai lệch trọng yếu..), người phụ trách kiểm soát chất lượng cần báo.
Để khắc phục tình trạng này, trong khâu tuyển dụng nhân sự của Công ty cần chú ý một số điểm như: Cân đối tỷ lệ ứng viên nam và nữ, việc tuyển dụng bên cạnh kiểm tra trình độ năng lực chuyên môn cũng cần phải xem xét đến tư cách đạo đức của ứng viên. Chính vì chú trọng xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy trình kiểm toán mà PCA đã không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động, duy trì được khách hàng cũ, chủ động tiếp cận được khách hàng mới, các dịch vụ cung cấp vì thế cũng phong phú hơn để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tìm hiểu khách hàng là bước công việc quan trọng trong giai đoạn này, vì thế Công ty luôn có sự quan tâm thích hợp ví dụ: đối với khách hàng lâu năm, KTV vẫn tiếp tục cập nhật các thông tin mới về khách hàng, tìm hiểu những quy định của luật pháp mới được ban hành; đối với khách hàng mới, KTV chú trọng vào những khác biệt trong chế độ kế toán, đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
Phân công công việc cho nhân viên được thực hiện đầu tiên, đối chiếu số liệu thực hiện trước các thủ tục khác để đảm bảo số liệu dùng để kiểm tra là số liệu chính xác, thủ tục phân tích thực hiện trước thủ tục kiểm tra chi tiết để làm giảm thiểu số lượng thủ tục cơ bản …. Cuối cùng, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, những thủ tục kiểm toán sau cùng cần phải được thực hiện đầy đủ gồm: phân tích soát xét tổng thể, đánh giá sự thuyết minh và trình bày BCTC, soát xét đảm bảo, những lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau. Quá trình tìm hiểu tổng quan về Công ty từ lịch sử hình thành, đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý đến việc đi sâu tìm hiểm công tác kiểm toán tại phòng Tư vấn của Công ty để viết lên báo cáo tổng quan này là thời gian vô cùng bổ ích, giúp em làm quen với cách thức tìm hiểu lấy thông tin, viết báo cáo tạo tiền đề tốt cho thời gian viết chuyên đề thực tập kiểm toán ở giai đoạn sau.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sĩ Tạ Thu Trang đã chỉ bảo tận tình sát sao cho em, ban lãnh đạo Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) đặc biệt là phòng Tư vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chương trình thực tập giai đoạn I.