MỤC LỤC
Theo quy định của chính phủ thì đối tượng tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi của cá nhân (cả tiền gửi trên tài khoản) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong khi đó mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền nhỏ.Nhưng thực tế thời gian qua quy định trên lại được hiểu là bao gồm tất cả các loại tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của hộ gia đình và của cả các hàng kinh doanh.Từ đó gây ra sự phức tạp trong việc phân loại tiền gửi đươc bảo hiểm và không được bảo hiểm. Theo nhiều ý kiến (cả những người quan tâm và những người tổ chức tín dụng) là cao, ảnh hưởng đến hoạt động, đặc biệt là trong điều kiện các tổ chức tín dụng vừa phải xử lý tồn tại cũ, vừa phải trích dự phòng rủi ro và như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu chi tài chính và đời sống cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng.
Đối với các TCTD Nhà nước hiện nay thì phí đóng bảo hiểm tiến gửi là lớn nhất, nhưng việc BHTG phải can thiệp thì hầu như ít xảy ra do có những đặc thù riêng (năng lực huy động vốn thường xuyên dồi dào, do là ngân hàng nhà nước…).
Do mới được tách ra từ ngân hàng nông nghiệp nên hầu hết các cán bộ của tổ chức BHTGVN là cán bộ từ nghành ngân hàng chuyển sang và lại chưa được đào tạo kịp thời về nghiệp vụ bảo hiểm .Vì vậy nên họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong công việc kiểm tra giám sát bởi họ vẫn còn chuyên về những nghiệp vụ ngân hàng hơn , từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả tổ chức.Hơn thế vỡ khụng nắm rừ nghiệp vụ bảo hiểm nờn họ đó gặp khụng. Bên cạnh những khó khăn, hạn chế ngay trong phạm vi hoạt động của mình,bảo hiểm tiền gửi còn gặp phải những hạn chế khác từ phía các tổ chức tiến dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi.Về việc chấp hành những quy định chung của nhà nứoc, về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi của mình.Không những vậy mà các quỹ tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi thì lại không quản lý chặt chẽ các khoản cho vay, chưa giám sát được mục tiêu sử dụng vốn vay của người đi vay, từ đó tạo ra những rủi ro tiến dụng và dẫn đến nguy cơ giải thể quỹ tiến dụng. Bất cứ chế độ bảo hiểm nào nói chung sẽ có sức hấp dẫn và khả năng bắt rễ, hòa nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế – xã hội một quốc gia, khi và chỉ khi nó chứng minh được rằng những thủ tục và biểu hiện của nó đã tạo thuận lợi tối đa (với những chi phí tối thiểu nhất có thể) để các đối tượng tham gia, người được bảo hiểm và các bên liên quan khác, nếu có, thực sự được hưởng các tiện ích và quyền lợi mà nó hứa hẹn mang lại.
Theo quy định hiện của Thông tư hướng dẫn nói trên về bảo hiểm tiền gửi, thì khả năng Tổ chức tham gia bảo hiểm nhận được sự hỗ trợ của BHTG trong trường hợp cần thiết cấp bách, điều kỳ vọng lớn lao mà các TCTD chờ đón từ BHTG (nhằm ngăn ngừa và cứu vãn nguy cơ mất khả năng thanh toán và đổ vỡ do hoảng loạn dây chuyền) vẫn còn tỏ ra quá mơ hồ và phụ thuộc vào thiện chí chủ quan của phía cơ quan BHTG, điều này chưa thể hiện tính chất bình đẳng, sòng phẳng và công khai về quyền lợi và nghĩa vụ. Thậm chí, nếu các khách hàng thuộc đối tượng này mà đồng loạt vận dụng cách đối phó theo kiểu đánh “du kích” (như một khách hàng đã thổ lộ: chia tách số tiền lớn ra làm nhiều món đứng tên người gửi khác nhau, hoặc chia ra gửi ở nhiều nơi, nhằm tối đa hóa số tiền được BH bồi thường, nếu có bất trắc xảy ra), thì tất yếu sẽ làm tăng thêm chi phí ấn chỉ, chứng từ và phí quản lý của một hoặc nhiều TCTD đối với cùng một số tiền gửi mà thôi. Mặt khác, BHTG áp dụng một mức phí “khoán chung” cho tất cả các đối tượng tổ chức nhận tiền gửi dân cư, chưa có tiêu chí phân loại, đánh giá lựa chọn các TCTD hoạt động an toàn, có hiệu quả để đề ra được và công khai hóa chế độ khuyến khích ( về mức phí, về các nghĩa vụ khác, nếu có) cho phù hợp với mức độ rủi ro của TCTD đó, nên dưới con mắt của cộng đồng dân cư, cho dù một Ngân hàng thương mại cổ phần nào đó hoạt động rất tốt thì cũng chẳng có gì để phân biệt hơn so với một Ngân hành thương mại quốc doanh, khi mà cả hai cùng tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Để người dân an tâm hơn khi gửi tiền vào các TCTD có tham gia BHTG và hoạt động của BHTGVN sẽ đảm bảo duy trì sự phát triển ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm trong cơ chế thị trường. Mặt khác BHTG tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các cơ quan thông tin đại chúng để mọi người am hiểu nội dung hoạt động của BHTF để trong tương lai không xa BHTGVN thực sự góp phần duy trị sự ổn định, phát triển an toàn lành mạnh của các TCTD. Bởi lẽ NHNN là cơ quan cấp giâý phép họat động cho cỏc tổ chức kinh doanh tiền tệ tớn dụng, theo dừi và quản lý hoạt động các tổ chức đó; am hiểu về nghiệp vụ và có mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức tín dụng,….
Nếu có sự liên kết giưã Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam với NHNN trong việc bảo hiểm tiền gửi thì có nhiều thuận lợi và hiệu quả sẽ cao hơn trong quá trình xây dựng và thực thi đề án bảo hiểm tiền gửi.
Chúng ta áp dụng hình thức BHTG là cơ quan nhà nước nhưng được sự đóng góp kinh phí của các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm. Mô hình này có nhiều điểm thuận lợi trong hoạt động BHTG vì vừa tận dụng được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, mà các TCTD lại phải có trách nhiếm san sẻ, tương hỗ lẫn nhau và hỗ trợ khẩn cấp được kịp thời khi cần thiết, do đó cùng góp sức với NHNN giữ được độ an toàn cho cả hệ thốngTCTD.
- Tổ chức BHTG nên hình thành dưới dạng một liên doanh giữa Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam với một tổ chức kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng Nhà nước.Bởi lẽ, NHNN là cơ quan cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ tớn dụng, theo dừi và quản lý hoạt động cỏc tổ chức đú; am hiểu về nghiệp vụ và có mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức tín dụng,… có thể dễ dàng vận dụng giữa tính tự nguyện tham gia bảo hiểm với tính bắt buộc của bảo hiểm tiền gửi. - Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát các rủi ro và các biện pháp xử lý các kênh thông tin về hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền tiếp cận, bao gồm: Báo cáo định kỳ theo qui định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, các báo cáo đột xuất khi tổ chức tham gia bảo hiểm gặp khó khăn về khả năng chi trả, thay đổi thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc; Các kết quả thanh tra, giám sát của thanh tra NHNN. -Để kích thích các yếu tố thị trường trong hoạt động ngân hàng cần phải có những mức phí khác nhau , linh hoạt theo chất lượng hoạt động ,mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thay cho tỷ lệ phí quy định chung cho tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là 0,15%/năm , để đạt được sự công bằng giữa các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Về tiềm lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, vì vậy Nhà nước cần bổ sung thêm vốn điều lệ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để từ đó Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể sớm thành lập được hệ thống tiền gửi cơ sở.