MỤC LỤC
Theo định nghĩa của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) thì thâm hụt tài khoá được xác định là phần chênh lệch giữa tổng thu ngân sách Nhà nước (bao gồm các khoản thu vào ngân sách Nhà nước mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp, như vậy theo định nghĩa này vay nợ không phải là một nguồn thu ngân sách Nhà nước) và tổng chi ngân sách Nhà nước (bao gồm chi trả lãi vay nhưng không bao gồm chi trả nợ gốc). Bagnai (2006) cho rằng gần đây có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa hai thâm hụt với những điểm mới; trước hết, đa số các mô hình kinh tế vĩ mô khẳng định rằng có một mối quan hệ nhân quả trực tiếp từ thâm hụt tài khoá đến thâm hụt thương mại; thứ hai, mối quan hệ giữa hai thâm hụt có thể khác nhau trong ngắn hạn và trong dài hạn tùy thuộc vào đặc tính dài hạn của thâm hụt có loạt liên quan (Kraay và Ventura, 2002; Normandin, 1999); và thứ ba, các mối quan hệ lâu dài xuất hiện khá yếu hoặc là bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của việc phá vỡ cấu trúc. Darrat (1988) đã kiểm định quan hệ nhân quả Granger đa biến kết hợp với các tiêu chuẩn dự báo sai số Akaike trên các dữ liệu quý cho giai đoạn 1960 – 1984 tại Mỹ đã đưa đến kết quả: sự thay đổi của tỷ giá hối đoái đồng đô la, lãi suất, và chính sách tiền tệ cùng với thâm hụt tài khoá là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong thâm hụt thương mại.
Những thay đổi trong chính sách tài khoá có tác động lên tiết kiệm tư nhân, nhưng không tác động đến lãi suất thực và cán cân thương mại, bởi vì các cá nhân biết rằng nếu chi tiêu công tăng ở hiện tại sẽ được bù đắp bằng sự tăng thuế trong tương lai, chính vì vậy, họ sẽ tiết kiệm trong hôm nay để bù đắp cho thuế tăng trong tương lai.
Granger và Newbold (1974) đã chứng minh rằng nếu khi hồi quy mà tồn tại biến không dừng trong mô hình thì các kết quả kiểm định giả thuyết và khoảng tin cậy sẽ không có ý nghĩa vì việc nghiên cứu các đặc tính của chúng chỉ phù hợp trong khoảng thời gian được khảo sát và không thể dùng để kết luận đến các khoảng thời gian khác. Trong kinh tế lượng, có nhiều phương pháp để kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian như kiểm định Augmented Dickey – Fuller (ADF), kiểm định Phillips – Perron (PP), kiểm định Dickey – Fuller – Generalized Least Squares (DF – GLS), kiểm định Kwiatkowski – Philips – Schmidt – Shin (KPSS),… Trong nghiên cứu sẽ. Trong đó, đổi mới về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chính sách cơ cấu, tạo tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hoá ở giai đoạn tiếp theo; thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cho phép có nhiều hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, phù hợp về qui mô, trình độ và hình thức với từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông, nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế của xã hội; xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thành cơ chế mới là: “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Chính nhờ những cải cách này mà tình hình ngân sách đã có những bước thay đổi đáng kể từ năm 1986 – 1990, đất nước thoát khỏi nạn đói, trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa, gạo lớn; hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã; đời sống nhân dân được cải thiện, tăng trưởng kinh tế ổn định. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp miễn giảm các loại thuế, xoá bỏ việc giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh cho các doanh nghiệp, thiết lập tỷ giá ngoại tệ theo quan hệ cung cầu và giá trị thực của đồng Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1999 – 2001 nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua, bán hàng hoá với nước ngoài ra đời là một bước tiến tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu, loại bỏ nhiều rào cản trước đó, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, bình đẳng hơn, tạo ra sự chuyển biến về chất cho cơ chế xuất – nhập khẩu, tôn trọng quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp, giảm thiểu cơ chế xin – cho, hầu hết hàng hoá được làm thủ tục xuất, nhập khẩu trực tiếp tại hải quan, chỉ chịu sự điều tiết về thuế, biện pháp phi thuế chỉ còn áp dụng đối với một số lượng rất ít mặt hàng.
Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, tích cực tham gia đàm phán, mở rộng quan hệ với nhiều đối tác lớn và nhiều khu vực nên tốc độ xuất khẩu tăng nhanh ở mức trung bình là 44,23% GDP, trong khi nhập khẩu vẫn duy trì ở mức cao là 49,26% GDP. Giai đoạn 2002 – 2006 là giai đoạn tiền đề quan trọng để Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) do đó rất nhiều thay đổi như áp dụng các biện pháp quản lý mới phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới như: hạn ngạch thuế quan, thuế chống phá giá, chống trợ cấp… Giai đoạn này là một bước tiến lớn trong tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường. Những thay đổi tích cực như mọi thương nhân Việt Nam đều có quyền xuất, nhập khẩu không cần giấy phép, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI, chi nhánh công ty nước ngoài, huy động các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Tóm lại, qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới, từ những thay đổi cơ bản trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo ra chuyển dịch thị trường theo đúng hướng đa phương, phục vụ tốt cho việc phát triển sản xuất, thuận lợi cho người tiêu dùng, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư. Xét giai đoạn 2011 – 2014 có mức tương quan giữa thâm hụt tài khoá và thâm hụt thương mại cao nhất là -0,8888; trong giai đoạn này cán cân thương mại đạt trạng thái thặng dư sau nhiều năm thâm hụt trong khi cán cân tài khoá là có những diễn biến không tốt.
Dựa trên ước lượng mô hình VAR, nghiên cứu tiến hành phân tích quan hệ nhân quả Granger giữa thâm hụt tài khoá và thâm hụt thương mại, kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 3.13. Kết quả kiểm định nhân quả Granger với giả thuyết H0 là “Không có quan hệ nhân quả Granger giữa các biến trong mô hình”. Vậy thâm hụt tài khoá độc lập với thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoá không gây ra thâm hụt thương mại cũng như thâm hụt thương mại không gây ra thâm hụt tài khoá.
Ngược lại, giả thuyết tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoá bị bác bỏ. Như vậy, những thay đổi trong chính sách tài khoá sẽ độc lập với cán cân thương mại. Do đó, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, để giảm tình trạng thâm hụt tài khoá và thâm hụt thương mại cần tiến hành các biện pháp độc lập cho chính cán cân tài khoá và cán cân thương mại.
Những kết quả từ phân tích hồi quy đồng liên kết cho thấy giữa thâm hụt tài khoá và thâm hụt thương mại có mối quan hệ trong dài hạn với nhau. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoá đến thâm hụt thương mại. Từ kết quả này gợi ý hàm ý trong kiến nghị chính sách là giải quyết tình trạng thâm thụt thương mại và thâm hụt tài khoá thì cần tiến hành các biện pháp độc lập và triệt để trong từng chính sách tài khoá và cán cân thương mại.