Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nông thôn tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm

Khái niệm Hộ nông dân cũng có thể được định nghĩa như sau: “Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” (Ellis, 1998, trích Đào Thế Tuấn, 2003). Theo Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa như sau: Thu nhập của Hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm, bao gồm: (1) thu từ tiền công, tiền lương, (2) thu từ sản xuất nông, lâm, nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (3) thu từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (4) thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rú tiền kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).

Các nhân tố tác động thu nhập của Hộ gia đình nông thôn

Chất lượng lao động của hộ thể hiện ở trình độ học vấn, sự hiểu biết, kỹ năng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất,… tuy nhiên người có trình độ học vấn thấp (số năm đi học ít) thường hiểu biết ít và thiếu khả năng tiếp thu các kiến thức chuyên môn để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao thu nhập thấp. Hộ gia đình đông con thì thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình sẽ giảm, điều này càng đúng khi các hộ gia đình đình nông thôn phần đông hộ sản xuất nông nghiệp để tạo thu nhập là chủ yếu, vì thế trong điều kiện diện tích đất canh tác hạn chế việc tăng nhân khẩu thì làm giảm thu nhập bình quân của hộ.

Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao thu nhập Hộ gia đình nông thôn

Để tăng thu nhập thêm cho các Hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện nhiều Hộ gia đình đã áp dụng thành thạo các mô hình sản xuất tổng hợp như: tôm – cua kết hợp, tôm – trồng rau màu trên liếp vuông tôm, nuôi heo kết hợp thả cá…và đem lại hiệu quả rất khả quan, góp phần cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng. Qua mô hình sản xuất của gia đình ông Ong Văn Có ta thấy với việc đa dạng hoá vật nuôi, duy trì và phát triển vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai sẽ giúp cho nhiều bà con nông thôn từng bước nâng cao mức sống góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương (theo Trần Thiện Thanh, 2011. Chi Cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu).

Bảng 3.1 Sơ đồ nối chân của nodeMCU
Bảng 3.1 Sơ đồ nối chân của nodeMCU

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Không dừng lại ở đó trên bờ ao ông tận dụng trồng nhiều loại cây ăn trái như: đu đủ, chuối, ổi…vừa để tiêu thụ hằng ngày trong gia đình vừa bán kiếm thêm thu nhập. Được chính quyền địa phương hỗ trợ, ông Ong Văn Có đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi thêm 2 heo nái và trên 10 heo thịt và lắp đặt hệ thống Bioga để phục vụ nguồn khí đốt trong gia đình, trừ chi phí hằng năm ông thu hơn 20 triệu đồng.

Quy trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng). Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tiến hành thảo luận và tham khảo ý kiến cán bộ Chi cục Thống kê huyện Lai Vung, lãnh đạo, cán bộ UBND một số xã thuộc địa bàn nghiên cứu (bằng cách gửi câu hỏi, đề nghị phản hồi ý kiến hoặc thảo luận) và thông qua sự giới thiệu của UBND huyện, Chi cục Thống kê huyện tiến hành tham khảo ý kiến một số hộ trên địa bàn huyện Lai Vung để lấy ý kiến, những hộ này là những hộ gia đình có thu nhập hàng năm tương đối ổn định, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm việc.

Xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ
Xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ

Mô hình nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu bước đầu này là cơ sở để kiểm tra các yếu tố mô hình lý thuyết, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Khi có kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, nghiên cứu định lượng thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các Hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc

Đối với vùng nông thôn Hộ gia đình mà chủ hộ là nữ thường có thu nhập thấp hơn so với những chủ hộ gia đình là nam giới, đặc biệt nhất là ở những vùng sâu, vùng xa phụ nữ thường ít được tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao, một mặt do đặc điểm về thể chất, mặt khác thường xuyên làm việc nội trợ trong gia đình, cuộc sống đa số dựa vào thu nhập của nam giới. Các Hộ gia đình nông thôn phần lớn lao động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, do vậy việc cần lao động tham gia sản xuất là tương đối lớn, tuy nhiên diện tích đất sản xuất của chủ hộ thường hạn chế, do vậy số lượng nhân khẩu nhiều thường ảnh hưởng đến nhập của hộ theo hướng giảm.

Bảng 4.1: Tóm tắt các biến trong mơ hình và dấu kỳ vọng
Bảng 4.1: Tóm tắt các biến trong mơ hình và dấu kỳ vọng

Dữ liệu nghiên cứu

    Đề tài sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả như: tần suất, trung bình cộng, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các thông tin này cung cấp dữ liệu một cách tổng quan về các biến nghiên cứu trong đề tài. Trong thống kê học, trị số thống kê Durbin-Watson (Durbin và Watson, 1951, trích bởi Đinh Phi Hổ) là một kiểm định được sử dụng để kiểm tra xem có hiện tượng tự tương quan hay không trong phần dư (residuals) của một phân tích hồi quy.

    Bảng 4.2. Bảng thể hiện số liệu mẫu khảo sát tại 11xã của huyện Lai Vung
    Bảng 4.2. Bảng thể hiện số liệu mẫu khảo sát tại 11xã của huyện Lai Vung

    Kết quả nghiên cứu

    Kết quả nghiên cứu định lượng

    Điều này cho thấy việc sử dụng vốn từ các định chế chính thức của người dân khá hiệu quả, bên cạnh đó theo điều tra thực tế các hộ được vay vốn thường là những hộ trình độ học vấn tương đối cao, có đất sản xuất nên khi được vay vốn thì họ thường thuận lợi trong sản xuất kinh doanh và đem lại nhiều thu nhập cho gia đình. Do vậy các hộ này thường vay từ các nguồn không chính thức (vay nóng, vay từ dịch vụ cầm đồ,…), điểm thuận lợi của nguồn tín dụng không chính thức này là vay nhanh chóng, không cần nhiều thủ tục, có thể dùng vào bất kỳ mục đích gì,… tuy nhiên lãi suất đối với các trường hợp này thường khá cao so với nguồn tín dụng chính thức, dẫn đến việc đầu tư cho sản xuất, kinh doanh thường mang lại lợi nhuận rất ít và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vòng lẩn quẩn nghèo và thu nhập thấp.

    Bảng 5.1: Thu nhập bình quân đầu người của Hộ gia đình nơng thơn
    Bảng 5.1: Thu nhập bình quân đầu người của Hộ gia đình nơng thơn

    Đóng góp của luận văn

    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 5 đã xác định được các nhân tố tác động đến thu nhập của Hộ gia đình nông thôn huyện Lai Vung, chương này sẽ trình bày những kết luận tổng quát của đề tài và đưa ra những khuyến nghị một số giải pháp đến chính quyền địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời cũng nêu ra thêm những hạn chế của kết quả nghiên cứu trong đề tài và những định hướng nghiên cứu sắp tới.

    Kiến nghị

    Từ những quy hoạch trên là điều kiện cơ bản để xác định vấn đề diện tích đất sản xuất đối với từng hộ, đối với những hộ nhỏ lẻ, có diện tích đất ít nên thực hiện việc cho thuê hoặc tham gia hoạt động Hợp tác xã, khi cho thuê vẫn có thể làm tham gia làm thuê trên chính mảng đất của mình, điều này không những giúp địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch định hướng phát triển kinh tế mà còn giúp cho các hộ gia đình có ít đất sản xuất có thể tăng thu nhập của hộ. Bên cạnh đó, cần quan tâm thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất nhằm làm tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích và từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới khuyến nông từ các huyện, xã đến ấp nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào nông nghiệp.

    Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

    - Đa dạng hóa hình thức tiết kiệm đến tận vùng sâu vùng xa, nhằm giúp cho người nghèo giảm chi phí giao dịch khi vay vốn và các khoản tiết kiệm này có khả năng giải quyết các chi phí cần thiết để tăng thu nhập gia đình. - Các cơ quan ban ngành có liên quan của huyện và UBND các xã có giải pháp giải quyết các thủ tục cho vay được thông thoáng, tiện lợi như chứng thực, xác nhận hồ sơ vay, chứng thực tài sản thế chấp nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho người dân vay vốn làm ăn.